Cĩ thể nĩi giá cước vận tải container hiện nay rất đa dạng và khơng ổn định. Các hãng tàu cạnh tranh quyết liệt với nhau trên từng tuyến làm cho giá cước vận tải container luơn cĩ xu hướng giảm xuống. Qua phân tích chính sách giá của APL thời gian qua cho thấy giá cước được áp dụng rất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, cụ thể:
- Giá đối với các khách hàng khơng dùng container của APL
Đây là những hãng tàu cĩ tầm hoạt động xa nhưng khơng cĩ tàu trực tiếp đi từ Việt Nam. (Bảng 10)
Bảng 10: Giá hàng SOC của các hãng tàu feeder - năm 2001
Đơn vị USD Hãng tàu Giá USD
/D20’ Giá USD /D40’ Giá USD /M20’ Giá USD /M40’ Giá USD /R20’ Giá USD /R40’ CSS 200 400 150 300 450 900 RCL 200 400 150 300 450 900 APM 200 400 150 300 450 900 ACL 200 400 150 300 450 900
Nguồn: Phịng marketing APL Các hãng tàu này, thơng qua các hợp đồng vận tải dài hạn, phải thuê tàu để chở các container của mình đến và đi cảng trung chuyển là Singapore để chuyển tải. Trên thực tế APL cho phép CSS được quyền khia thác tàu của mình trên tuyến TP. Hồ Chí Minh và Singapore. Đây cịn gọi là những lơ hàng SOC (Shipper Own Container). Đặc điểm của loại giá này là cĩ tính ổn định cao và ít thay đổi.
- Giá áp dụng với các cơng ty đa quốc gia
Đối với các cơng ty đa quốc gia, hoạt động mang tính chất tồn cầu, APL cố gắng ký những hợp đồng dài hạn với số lượng hàng chuyên chở lớn để được chỉ định là người chuyên chở ngay trong hợp đồng mua bán. Mức giá ký kết tùy thuộc vào số lượng hàng được thỏa thuận chuyên chở trong một thời gian nhất định. Các cơng ty đa quốc gia như P&G, Unilever, APB (Asian Pacific Brewery). Toshiba, Nestle, Sony, v.v… Cước vận tải cĩ thể được trả ở Việt Nam và cũng cĩ thể được trả ở nước ngồi. Đặc điểm của loại giá cước này là thường thấp hơn giá cước thị trường đang áp dụng và cĩ tính ổn định cao.
- Giá áp dụng đối với các khách hàng thường xuyên và cĩ số lượng lớn
Cũng giống như giá áp dụng đối với các cơng ty đa quốc gia, giá áp dụng cho các khách hàng trực tiếp thường xuyên hoặc cĩ số lượng lớn thường là thấp hơn so với mức giá trung bình đang áp dụng trên thị trường. Tuy nhiên giá này
cĩ tính linh hoạt hơn và cĩ thể điều chỉnh lên xuống kịp thời theo sự biến động của thị trường.
- Giá áp dụng cho những khách hàng trực tiếp nhưng số lượng nhỏ
Giá được áp dụng đối với những khách hàng cĩ quyền lựa chọn hãng tàu. Họ là những người bán CIF/CFR hoặc mua FOB. Cước thường được trả tại Việt Nam. Do số lượng hàng ít và bản thân các khách hàng này cũng khơng trung thành với bất kỳ một hãng tàu nào nên giá cước các hãng tàu áp dụng với họ cũng rất linh hoạt tùy theo từng trường hợp. Nhìn chung, mức giá khơng ổn định và cao hơn mức giá được ký với các cơng ty đa quốc gia.
- Giá áp dụng cho các đại lý giao nhận
Các đại lý giao nhận vừa là bạn hàng đồng thời ở một khía cạnh khác họ vừa là đối thủ cạnh tranh của APL. Đối với APL, đại lý giao nhận đĩng vai trị như là người đại diện cho nhiều chủ hàng. Họ cĩ khả năng huy động được nguồn nhiều hàng với số lượng lớn. Ngược lại, đối với khách hàng, các đại lý giao nhận được hưởng một mức giá thấp tương đối và họ hoạt động như một nhà chuyên chở. Hiểu rõ đặc điểm này nên chiến lược giá áp dụng cho các đại lý giao nhận cũng là chiến lược vừa đấm, vừa xoa. Nghĩa là tại thời điểm nào đĩ khi cần huy động hàng, APL cĩ thể hạ giá xuống để kêu gọi sự ủng hộ của các đại lý giao nhận. Tuy nhiên, nếu giá quá thấp, các đại lý giao nhận sẽ lấy luơn cả các khách hàng mục tiêu của APL. Ở thời điểm khác, khi hàng hĩa khơng cấp bách (tàu đầy, thiếu container,…), APL lại nâng giá cước cao hơn để đẩy các đại lý giao nhận về ranh giới thích hợp. Tuy nhiên nếu giá quá cao, các đại lý giao nhận sẽ đưa hàng qua hãng tàu khác hoặc khơng thể huy động được hàng (mất khách hàng), APL cũng mất đi một nguồn cung cấp hàng cho mình.