2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng qua 3 năm 2011, 2012, 2013 thông qua các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và một số thông tin, tư liệu từ ngân hàng.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả (so sánh số
tuyệt đối và tương đối) để phân tích tinh hình kinh doanh và công tác huy động vốn qua các năm. DPRR được trích lập Nợ xấu ×100% lập Nợ xấu ngắn hạn Tổng dư nợ ngắn hạn ×100 % lập
Tổng dư nợ ngắn hạn có phát sinh nợ quá hạn Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn
26
Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích tỷ trọng kết hợp
biểu đồ minh họa nhàm phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thông qua một số chỉ tiêu tài chính.
Đối với mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích ở mục tiêu (1), (2),
đồng thời căn cứ tình hình thực tế tại BIDV Sóc Trăng từ đó đánh giá trên phương pháp tự luận những mặt tích cực và tiêu cực để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh bằng số liệu tuyệt đối
Phương pháp so sánh bằng số liệu tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Y = Y1 – Y0
Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau
Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Y = ×100% Trong đó:
Y0: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau
Y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Y1 – Y0
27
2.2.2.3 Phương pháp phân tích tỷ trọng
Là phương pháp sử dụng các số liệu quy ra tỷ lệ phần trăm để so sánh. Đây là phương pháp dùng để đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ xấu ngân hàng để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp.
28
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
3.1 VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Sóc Trăng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sóc Trăng (Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam, Soc Trang branch; Tên gọi tắt: BIDV Sóc Trăng) được thành lập vào ngày 01 tháng 05 năm 2012 theo Quyết định số 30/QĐ- HĐQT của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0100150119- 056, đăng ký thay đổi lần thứ 5 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng cấp vào ngày ngày 10 tháng 08 năm 2012.
BIDV Sóc Trăng tiền thân là Ngân hàng kiến thiết Hậu Giang (cũ) được thành lập từ năm 1977, theo Quyết định số 32/CP của Chính phủ. Lúc bấy giờ Ngân hàng Kiến thiết Hậu Giang có nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn đầu tư cơ bản được bố trí theo kế hoạch của nhà nước.
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 401/HĐBT thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hậu Giang. Hoạt động của Ngân hàng đã chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh Xã hội Chủ nghĩa. Trong giai đoạn này hệ thống Kho bạc được thành lập, do đó Ngân hàng chỉ nhận cấp phát vốn cho các công trình Trung ương quản lý, chuyển toàn bộ vốn cấp phát đầu tư cơ bản thuộc địa phương cho kho bạc quản lý.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng được thành lập vào ngày 01 tháng 04 năm 1992 và chính thức đi vào hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết số 29/QT-NH ngày 29 tháng 01 năm 1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, giải thể Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hậu Giang.
BIDV Sóc Trăng có trụ sở chính tại số 05 Trần Hưng Đạo, Phường 3, thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Về nhân sự đến 31 tháng 12 năm 2012 chi nhánh có 88 cán bộ công nhân viên. Trong đó trình độ Cao học 04 người,
29
Đại học 70 người, trung cấp 07 người, trình độ cấp II,III là 07 người với tuổi đời trung bình là 32,03 tuổi. Về mạng lưới hiện chi nhánh có hai Phòng giao dịch, một tại số 60 Nguyễn Hùng Phước, phường 1, thành phố Sóc Trăng. Đầu năm 2014, BIDV Sóc Trăng có mở thêm một Phòng giao dịch nữa tại số 61 Nguyễn Huệ, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, thành phố Sóc Trăng.
3.1.2 Chức năng hoạt động
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Sóc Trăng là một trong những tổ chức tín dụng lớn của tỉnh Sóc Trăng. Căn cứ vào luật các tổ chức tín dụng, qui chế của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan thì Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng có các chức năng chủ yếu sau:
- Chức năng huy động vốn
Thực hiện huy động vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ các loại thông qua các hình thức tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Trong trường hợp nguồn vốn huy động không đủ dùng, ngân hàng có thể sử dụng thêm các nguồn vốn khác như vay vốn từ các tổ chức tín dụng, từ Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, thị trường liên ngân hàng...
- Chức năng cho vay
Sử dụng các nguồn vốn huy động ở trên, BIDV Sóc Trăng thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ theo các hình thức như: tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Ngoài ra Ngân hàng còn áp dụng các hình thức cho vay khác như chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng.
- Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng
BIDV Sóc Trăng thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ của một ngân hàng hiện đại như:
+ Kinh doanh mua bán các loại ngoại tệ mạnh.
+ Tổ chức thanh toán chuyển tiền trong nước và ngoài nước, tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt.
+ Tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu hối phiếu. + Tín dụng bảo đảm bằng kho hàng nhập khẩu.
+ Cho vay chuẩn bị hàng xuất, cho vay bổ sung vốn lưu động + Cho vay tiêu dùng, tài trợ dự án
30
+ Cho vay đồng tài trợ và bảo hiểm, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh
3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV Chi nhánh Sóc Trăng Phòng Quản trị tín dụng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Tổ điện toán Phòng Giao dịch Thành phố Sóc Trăng Phòng Quản lý rủi ro Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng Giao dịch khách hàng Phòng Tổ chức Hành chính Phòng khách hàng cá nhân Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Tài chính Kế toán Phòng Giao dịch Thị xã Vĩnh Châu BAN GIÁM ĐỐC Khối Quản lý trực thuộc Khối Quản lý rủi ro Khối Quan hệ khách hàng Khối Quản lý tác nghiệp Khối Quản lý nội bộ
31
3.1.4 Phạm vi hoạt động
Do tính chất nguồn vốn huy động của BIDV Sóc Trăng chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn nên hoạt động tín dụng chủ yếu của chi nhánh là cho vay ngắn hạn và trung hạn. Cho vay ngắn hạn là để bổ sung nguồn vốn kinh doanh tạm thời thiếu hụt của các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn, cho vay trung và dài hạn để đầu tư vào các dự án mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư của nhà nước.
3.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
3.1.5.1 Chức năng chung của các Phòng
- Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao.
- Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn chính xác, trung thực đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng được giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp…) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Chi nhánh/BIDV. Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ mà phòng được giao quản lý. Thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ được phân công.
32
- Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng Chi nhánh vững mạnh. Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn lực nhân lực của Chi nhánh.
3.1.5.2 Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Phòng quan hệ khách
hàng doanh nghiệp có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:
+ Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng + Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm
+ Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng
- Công tác tín dụng:
+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng
+ Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay. Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất toán hợp đồng tín dụng. Xử lý khi khách hàng không đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý.
+ Phân loại, rà soát phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
+ Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
+ Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
+ Chịu trách nhiệm đầy đủ về: Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp), mức tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của Chi nhánh; Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi cung cấp báo cáo để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng; Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và điều kiện tín dụng; Tính an toàn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định cấp tín dụng.
33
- Các nhiệm vụ khác:
- Quản lý thông tin
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín dụng, phát triển sản phẩm, marketing, phát triển thương hiệu...).
- Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
- Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng, chính sách khách hàng, Marketing...).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
3.1.5.3 Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân
- Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
+ Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân: + Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho từng nhóm sản phẩm
+ Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích mà khách hàng được hưởng.
- Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
+ Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân:
+ Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV. Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.
+ Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng.
+ Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh, tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
- Công tác tín dụng:
+ Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn. + Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định.
34
+ Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro...)
+ Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của BIDV.
+ Thông báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn