Dưnợ ngắnhạn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 78)

Dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng là con số cho thấy được tình hình vốn vay Ngân hàng cho các đối tượng công ty, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế đã giải ngân ra nhưng chưa thu về được.

Trước hết ta nói về dư nợ của các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể có tăng trong giai đoạn này nhưng chiếm một tỷ lệ không cao trong tổng dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân đó là do việc kinh doanh của các cá nhân, hộ kinh doanh đạt hiệu quả cao vòng quay vốn của các cá nhân, hộ kinh doanh gia đình nhanh nên có thể thu hồi được vốn nhanh nên việc thu nợ của Ngân hàng trở nên nhanh chóng. Hơn nữa việc vay vốn của họ theo mùa vụ nên đa phần vẫn đảm bảo trong năm tài chính nên việc dư nợ của năm nay lấn qua năm sau rất ít làm cho dư nợ những năm sau đó tăng cũng rất ít. Dư nợ của đối tượng cá nhân và hộ kinh doanh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn không phải là hoạt động cho vay đối với đối tượng này không tăng trưởng mà do hoạt động thu nợ ngắn hạn được nhân viên tín dụng thu vào có thể tiếp tục quay vòng vào doanh số cho vay ngắn hạn nên làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn, cho nên nguy cơ tồn tại nợ xấu hay nợ quá hạn cũng vì thế mà cũng giảm xuống.

79

Bảng 4.9 Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-6T/2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012/2011 2013/2012 (6T/2013)/(6T/2014)

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cá nhân, hộ kinh doanh 190.407 214.460 223.056 196.641 219.710 24.053 12,63 8.596 4,01 23.069 11,73 Tổ chức kinh tế 1.311.820 1.344.029 1.410.829 784.230 767.592 32.209 2,46 66.800 4,97 (16.638) (2,12)

DNTSHNN 77.596 53.773 34.685 54.860 64.966 (23.823) (30,70) (19.088) (35,50) 10.106 18,42 CTCP, TNHH, DNTN 1.234.224 1.290.256 1.376.144 729.370 702.626 56.032 4,54 85.888 6,66 (26.744) (3,67)

Tổng 1.502.227 1.558.489 1.633.885 980.871 987.302 56.262 3,75 75.396 4,84 6.431 0,66

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 Ghi chú: - DNTSHNN: Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước

- CTCP: Công ty cổ phần

- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

80

Hình 4.7.1 Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013

Hình 4.7.2 Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 6T/2013- 6T/2014

81

Công ty CP, TNHH và DNTN loại hình doanh nghiệp có tỷ lệ dư nợ cao nhất trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn và luôn tăng qua các năm của Ngân hàng. Như đã phân tích về doanh số cho vay và doanh số thu nợ, đối với các loại doanh nghiệp này luôn ở mức cao tuy nhiên do công tác thu nợ vẫn còn chưa triệt để nên chưa thu hồi hết được số vốn cho vay tại thời điểm đáo hạn làm cho dư nợ có phần tăng và chiếm nhiều trong cơ cấu. Ngoài ra việc dư nợ tăng lên một phần cũng do thời điểm cho vay của Ngân hàng như đối với các khoản vay vượt qua năm sau điều đó làm cho dư nợ của năm tài chính đó cũng tăng lên. Năm 2012, thực hiện nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, BIDV Sóc Trăng cũng thực hiện tinh thần chung của nghị quyết này, Ngân hàng đã giải ngân cho các đối tượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhiều hơn mà đặc biệt là DNTN chính điều này đã làm tăng dư nợ lên đáng kể. Tiếp theo đối với các DNTSHNN dư nợ luôn giảm dần qua các năm nguyên nhân đó là do xu hướng cổ phần hóa đã ảnh hưởng đến việc định hướng cho vay của Ngân hàng hạn chế cho vay đối với các DNTSHNN. Mặt khác khi đã cho vay thì việc thu nợ đối với loại hình doanh nghiệp này rất hiệu quả bởi điều đó có ảnh hưởng đến uy tín của họ đối với dân chúng nên dư nợ luôn giảm dần.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 78)