Phân tích nợ xấu theo đối tượng khách hàng giúp ta đánh giá chính xác chất lượng tín dụng theo từng đối tượng trong thời gian qua tại Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy, nợ xấu tại Ngân hàng qua 3 năm có những biến động tăng không ổn định, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh. Dù vậy, Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp khắc phục để làm giảm nợ xấu, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Biện pháp chủ yếu là ở khâu thẩm định trước khi cho vay.
Nợ xấu cá nhân, hộ kinh doanh: ta thấy ở năm 2012 tỷ lệ nợ xấu ở đối tượng này tăng lên nhanh từ 5.785 triệu đồng lên 12.937 triệu đồng tăng 123,63% so với năm 2011 nguyên nhân là do hộ nông dân gặp khó khăn trong tiêu thụ như giá đầu vào tăng, giá bán bấp bênh,…dẫn đến hộ nông dân làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Nợ quá hạn tập trung ở dư nợ cho vay cán bộ công nhân viên không quan tâm khi nợ đến hạn và hộ dân vay sữa chữa nhà ở có nguồn thu nhập không ổn đinh nên không có khả năng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó công tác theo dõi nợ đến hạn của cán bộ tín dụng chưa kịp thời, cán bộ tín dụng chưa nắm bắt được khả năng trả nợ của hộ vay, xử lý nợ xấu chưa liên tục, chưa bám sát món vay bị quá hạn. Một số hộ vay chưa chủ động được nguồn tiền trả nợ, kinh doanh thua lỗ, kinh tế gia đình đang gặp khó khăn tạm thời, chưa có nguồn trả nợ vay Ngân hàng. Một điều đáng nói là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thảo thuận trong hợp đồng tín dụng.
Bước sang năm 2013 cũng như nửa đầu năm 2014 Ngân hàng đã có sự kiểm soát khá tốt đối với nợ xấu. Cụ thể nợ xấu năm cá nhân 2013 đã giảm đi 2.639 triệu đồng tương ứng 20,4% so với năm 2012. Góp phần làm tổng nợ xấu năm này giảm đi 19,28% so với năm trước. Trong 6 tháng năm 2014 nợ xấu vẫn được kiểm soát tốt, nằm ở mức xấp xỉ năm 2013 mặc dù hoạt động của Chi nhánh đã có bước mở rộng. Tuy vậy Ngân hàng vẫn phải ra sức hơn nữa nhằm kiềm chế nợ xấu ở mức thấp nhất nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Điều đáng chú ý trong tổng nợ xấu của Ngân hàng là ở đối tượng là DNTSHNN không có phát sinh bất kỳ khoản nợ xấu nào. Không có nợ xấu ở đối tượng này một phần là do hoạt động cho vay ở đối tượng này thấp, mặt khác ở các DNNN đều là những khoản vay không lớn, chính vì thế mà các doanh nghiệp này luôn đảm bảo trả nợ đúng hạn để giữ uy tín đối với Ngân hàng cho Nhà nước. Đối với các CT CP, TNHH, DNTN, nợ xấu luôn giảm dần qua các năm bởi trong giai đoạn này các doanh nghiệp này hoạt động khá
86
ĐVT: triệu đồng
Bảng 4.11 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-6T/2014
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 Ghi chú: - DNTSHNN: Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
- CTCP: Công ty cổ phần
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
- DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 (6T/2013)/(6T/2014)
2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Cá nhân, hộ kinh doanh 5.785 12.937 10.298 5.652 5.792 7.152 123,63 (2.639) (20,40) 140 2,48 Tổ chức kinh tế 6.719 4.554 3.821 2.080 1.982 (2.165) (32,22) (733) (16,10) (98) (4,71)
DNTSHNN 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
CTCP, TNHH, DNTN 6.719 4.554 3.821 2.080 1.982 (2.165) (32,22) (733) (16,10) (98) (4,71)
87
Hình 4.9.1 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011- 2013
Hình 4.9.2 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 6T/2013- 6T/2014
88
hiệu quả, được nhiều sự hổ trợ của tỉnh nhà đã giúp các doanh nghiệp này kinh doanh đạt lợi nhuận và đủ khả năng hoản trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đúng hạn đã giúp Ngân hàng giảm được tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này. Chỉ một số ít doanh nghiệp hoạt động không hiểu quả nên gia hạn nợ hoặc các doanh nghiệp giải thể nên Ngân hàng phải chuyển nhóm nợ.