Doanh số cho vay ngắnhạn theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 61)

Thực hiện chính sách đa dạng hóa trong kinh doanh, Chi nhánh đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay phục vụ mọi đối tượng của nền kinh tế từ khách hàng cá nhân cho đến các loại hình doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh nhà nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh giúp nền kinh tế trong địa bàn ngày một đi lên. Bảng 4.3 sẽ cho ta thấy về doanh số cho vay của Ngân hàng trong giai đoạn 2011-6T/2014.

Nhìn vào bảng ta thấy doanh số cho vay của BIDV Sóc Trăng luôn tăng qua các năm, mặc dù với tỷ lệ không đều nhưng điều đó đã cho thấy sự nổ lực rất nhiều của nhân viên Ngân hàng trong giai đoạn qua. Xét về mặt cơ cấu thì cả cho vay cá nhân, hộ kinh doanh và đối với tổ chức kinh tế cũng điều tăng tuy nhiên tỷ trọng cho vay tổ chức kinh tế lại chiếm khá cao trong doanh số cho vay trên 70% tổng doanh số cho vay ở năm 2011 và lại tăng lên gần 75% ở hai năm tiếp theo. Điều đó đã cho thấy Ngân hàng luôn ưu tiên việc cho vay đối với khách hàng là tổ chức kinh tế vì vốn tín dụng tài trợ cho đối tượng là này luôn mang lại lợi nhuận cao hơn các đối tượng khác và cũng có phần ít rủi ro. Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần muốn tăng trưởng mở rộng hoạt động kinh doanh, đòi hỏi phải có vốn mà đôi khi bản thân chủ đầu tư không thể trang trải nên cần phải đến Ngân hàng để có thể vay thêm vốn nên việc cho vay ở bộ phận khách hàng này chiếm tỷ lệ cao cũng là một điều dễ hiểu.

62

Bảng 4.5 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011- 6T/2014

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 (6T/2013)/(6T/2014)

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cá nhân, hộ kinh doanh 639.073 939.481 1.010.556 465.117 585.059 300.408 47,01 71.075 7,57 119.942 25,79 Tổ chức kinh tế 3.845.025 4.379.409 4.913.896 2.529.923 2.795.783 534.384 13,90 534.487 12,20 265.860 10,51

DNTSHNN 462.274 240.316 202.298 120.393 160.331 (221.958) (48,01) (38.018) (15,82) 39.938 33,17 CTCP, TNHH, DNTN 3.382.751 4.139.093 4.711.598 2.409.530 2.635.452 756.342 22,36 572.505 13,83 225.922 9,38

Tổng cho vay 4.484.098 5.318.890 5.924.452 2.995.040 3.380.842 834.792 18,62 605.562 11,39 385.802 12,88

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011- 6T/2014 Ghi chú: - DNTSHNN: Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước

- CTCP: Công ty cổ phần

- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

63

Hình 4.3.1 Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013

Hình 4.3.2 Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 6T/2013 - 6T/2014

64  Cá nhân, hộ kinh doanh

Đây là thành phần kinh tế mà BIDV Sóc Trăng luôn phát triển cho vay, có thể xem đây là thế mạnh về cho vay của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Trong thời gian qua, doanh số cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân luôn chiếm vị trí thứ hai trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Chỉ tiêu doanh số cho vay ngắn hạn khách hàng cá nhân của Ngân hàng tăng trưởng cao trong 3 năm, năm 2011 đạt 639.073 triệu đồng, năm 2013 tăng lên 1.010.556 triệu đồng. Đẩy mạnh cho vay phân tán khách hàng cá nhân là một chiến lược phân tán rủi ro mang tính hiệu quả rất cao mà các Ngân hàng cổ phần khác cũng đang áp dụng. Bởi vì tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến hoạt động sản xuất của một số đơn vị kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nhiều hay ít, cho vay hộ cá nhân sản xuất thì có thể cho vay nhiều hộ kinh doanh các lĩnh vực khác nhau, vì thế mà số tiền cho vay ít và phân tán ra nhiều địa phương, ngành nghề nên rủi ro cũng giảm đi rất nhiều so với hoạt động tập trung tăng trưởng doanh số cho vay ở một số công ty hoặc doanh nghiệp lớn.

Riêng về 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay cá nhân có bước tăng trưởng so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng ra những khu vực lân cận. Mở rộng thị phần về các vùng nông thôn để phát triển mảng cho vay tiêu dùng, kinh doanh nhỏ,..

Khách hàng ở mảng cá nhân đa số là cán bộ công nhân viên, hộ gia đình, các hộ tiểu thương, tiểu thủ công nghiệp… có số lượng đông đảo mà Ngân hàng có thể khai thác một cách triệt để. Ngân hàng cho khách hàng vay với mục đích chủ yếu là phục vụ nhu cầu kinh doanh, mua sắm, tiêu dùng của khách hàng. Kinh tế 2 năm trở lại đây đã dần ổn định và đã có những bước phát triển, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, mở rộng sản xuất kinh doanh của người dân ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó, họ đến Ngân hàng để vay thêm vốn, làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng đáng kể. Ngân hàng cũng tăng cường cho vay lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, trong đó đa số là hộ nông dân cay vốn làm ăn, nên càng làm cho doanh số cho vay thành phần kinh tế cá nhân tăng cao.

 Tổ chức kinh tế

Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy doanh số cho vay đối với các tổ chức kinh tế cũng tăng dần qua các năm nhưng xu hướng trong cơ cấu cho vay lại đi theo hai hướng trái ngược nhau. Ngân hàng đang giảm dần tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và tăng tỷ lệ này đối với các doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước. Trong cơ cấu cho vay theo tổ chức kinh tế, Chi nhánh luôn đầu tư cho công ty CP, TNHH và DNTN chiếm tỷ lệ cao

65

nhất và luôn tăng qua các năm. Bởi trong những năm qua, cùng với quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương của Chính phủ, gần đây nhất là Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, Sóc Trăng đã cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn và mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp làm cho loại hình công ty này đang ngày càng phát triển và hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, nên Ngân hàng muốn dành cơ cấu cho vay cho đối tượng này nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn so với các loại hình doanh nghiệp Nhà nước.

Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước Ngân hàng đang giảm dần cơ cấu cho vay trong giai đoạn này và cũng sẽ giảm trong thời gian tới. Mặc dù đây là một thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường để thực hiện mục tiều kinh tế - xã hội của Nhà nước. Tuy nhiên hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn nhiều mặt hạn chế và yếu kém như chậm đổi mới, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao,… Bên cạnh đó cùng với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nên việc Ngân hàng giảm tỷ lệ cho vay đối với loại doanh nghiệp này là điều tất yếu.

Tóm lại, hoạt động cho vay của Ngân hàng trong giai đoạn này hoạt động khá tốt và có chất lượng cao. Dù Ngân hàng cho vay đối với bất kỳ đối tượng nào trong nền kinh tế cũng đều trải qua một quá trình thẩm định an toàn nhằm đảm bảo khả năng trả nợ để có thể hoạt động có hiệu quả và có lợi nhuận. Chính vì điều đó mà Ngân hàng tạo dựng được lòng tin của người dân trên địa bàn cũng như đối với các doanh nghiệp, đó là nền tảng giúp Ngân hàng có thể hoàn thành sứ mệnh của mình trong thời gian không xa.

4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn

Nhìn vào bảng số liệu bên dưới ta thấy cơ cấu doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn biến động không nhiều trong giai đoạn 2011 – 2013. Tuy Sóc Trăng là một tỉnh thiên về nông nghiệp nhưng doanh số cho vay chủ yếu lại đến từ thương mại, dịch vụ; tiêu dùng và công nghiệp trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là ngành công nghiệp gần 41,44% ở năm 2013, công nghiệp chiếm tỷ trọng cao như vậy là bởi vì Sóc Trăng đang định hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế dần sang lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ bởi vì lĩnh vực này mang lại giá trị gia tăng cao hơn và góp phần lớn vào thúc đẩy sự gia tăng thu nhập của người dân trên đại bàn. Sau hơn 20 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều sản phẩm của Việt Nam như gạo, cao su, may mặc, giày dép, hải sản…đã có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức cũng đều tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn FDI đã có bước phát triển tích cực, tăng mạnh từ năm 2004 đến nay. Tuy

66

nhiên, để công nghiệp hóa một nền kinh tế mà nông nghiệp là chủ yếu thì gặp phải nhiều khó khăn về vốn và điều kiện cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó cũng cần có nhiều thời gian. Hiện tại, Sóc Trăng hiện có 6 khu công nghiệp( An Nghiệp, Trần Đề, Đại Ngãi, Vĩnh Châu, Long Hưng và Mỹ Thanh) với nhiều khu công nghiệp như vậy cho nên doanh số cho vay của Ngân hàng đối với lĩnh vực này là khá cao, chiếm một tỷ trọng lớn và luôn tăng trưởng đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là lĩnh vực này đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực, muốn cấp tín dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp thì cần rót nhiều vốn và thời gian cấp tín dụng dài hạn cho nên BIDV Sóc Trăng là lựa chọn hàng đầu của các khu công nghiệp tại đây.

Ngành chiếm tỷ trọng thứ hai trong cơ cấu cho vay theo mục đích là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: đây là một trong những lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao của Ngân hàng, tỷ trọng cấp tín dụng cho ngành này trên 25% doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng trong 2 năm 2011 và 2012, đến năm 2013 con số này là 40,74% doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng. Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh cũng phát triển tương đối mạnh nên rất phù hợp cho Ngân hàng khi tập trung doanh số vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, hoạt động buôn bán này còn mang lại lợi nhuận ổn định và ít rủi ro hơn so với các ngành khác như nông nghiệp, thủy sản…

Trong giai đoạn 2011-2013, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng trong lĩnh vực thương mại luôn tăng. Năm 2011, con số này là 1.161.309 triệu đồng, năm 2012 tăng với tốc độ 32,15% lên đến 1.534.624 triệu đồng và đến cuối năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực này tăng 57,26% so với năm 2012. Đây là một kết quả tăng trưởng hoạt động cho vay vô cùng khả quan của Ngân hàng trong giai đoạn ngành Ngân hàng và kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này cũng là nhờ vào thành công trong quá trình hội nhập quốc tế của nền kinh tế Việt Nam, mức tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội trong giai đoạn 2008 – 2013 đạt 30%. Thành công trong ngành thương mại cả nước cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển thương mại tại tỉnh Sóc Trăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn bán của người dân và mở ra thị trường giàu tiềm năng cho Ngân hàng.

Cho vay cho mục đích tiêu dùng chiếm 14,20% ở năm 2011 và đến năm 2013 là 16,21%. Chiếm một tỷ lệ cao như vậy trong cơ cấu cho vay của BIDV là do trong giai đoạn này cũng với việc phát triển kinh tế nhu cầu cuộc sống người dân dần được nâng cao nên việc chi tiêu cho các khoản tiêu dùng cá nhân tăng lên từ đó làm cho tiêu dùng phát triển mạnh. Đặc biệt là ở năm 2012 doanh số cho vay đối với mục đích này đạt 916.144 triệu đồng tăng mạnh so

67

với năm 2011 (43,86%) sự tăng mạnh về số lượng cho vay của ngành này trong năm 2012 là do biến động của giá cả thị trường ở năm này tăng vọt, lạm phát cũng khá cao lúc này số tiền mà người dân sở hữu được bổng trở nên giảm bớt đi nhiều đã làm cho nhu cầu về vốn của họ tăng lên điều đó làm cho doanh số cho vay trong năm 2012 cho mục đích này tăng mạnh.

Nông nghiệp và xây dựng là những ngành có doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu cho vay và luôn giảm dần qua các năm. Mặc dù là một tỉnh có nền nông nghiệp phát triển nhưng BIDV lại không dành phần lớn cho vay của mình cho mục đích này. Đó là do trong giai đoạn này ngành nông nghiệp phải chịu nhiều áp lực của thị trường giá nông sản bấp bênh đặc biệt là giá lúa thấp làm cho người dân không muốn mở rộng việc sản xuất nông nghiệp. Chẳng những thế mà họ còn muốn chuyển sang trong lĩnh vực kinh doanh. Đối với lĩnh vực chăn nuôi trong những năm gần đây cũng không khả quan, nhiều dịch bệnh đã làm cho người dân không còn đạt lợi nhuận cao như trước hơn việc thu mua ngày càng trở nên khó khăn hơn đòi hỏi chất lượng cao hơn nên người dân cũng hạn chế việc chăn nuôi. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho người dân hoạt đông trong ngành nông nghiệp không có nhu cầu vay vốn cao, nên việc doanh số cho vay của BIDV đối với mục đích sử dụng này chiếm tỷ lệ rất thấp là điều rất bình thường trong thời gian qua. Đối với mục đích vay vốn cho ngành xây dựng cũng chiếm một tỷ lệ cho vay rất nhỏ chỉ chiếm 3,47% ở năm 2011, đến năm 2013 ngành này chỉ chiểm 0,79 % trong cơ cấu cho vay. Nguyên nhân là do năm 2011 là năm đóng băng của lĩnh vực bất động sản cả nước và bất dộng sản ở Sóc Trăng cũng không là ngoại lệ vì thế ngành xây dựng cũng có sự ngưng trệ đáng kể. Đến năm 2012 doanh số này có tăng lên nhưng không đáng kể, trong năm này có khoảng 2.600 đơn vị thuộc ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản ngừng hoạt động và giải thể, trong đó, 81% là doanh nghiệp xây dựng, số còn lại là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Trong tổng số 55.870 doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản, có 37.197 đơn vị kinh doanh có lãi, 17.000 đơn vị bị lỗ. Năm 2013 tình hình kinh tế có khả quan hơn nhưng doanh số cho vay ngành xây dựng của địa bàn tỉnh đã sụt giảm mạnh, giảm 80,5% so với doanh số cho vay năm 2012.

68

Bảng 4.6 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 6T/2014.

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 (6T/2013)/(6T/2014)

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 28.491 63.517 48.816 20.085 25.089 35.026 122,94 (14.701) (23,14) 5.004 24,91 Công nghiệp 2.501.832 2.563.993 2.454.884 1.262.378 1.353.862 62.161 2,48 (109.109) (4,26) 91.484 7,25 Xây dựng 155.620 240.612 46.927 20.341 88.682 84.992 54,62 (193.685) (80,50) 68.341 335,98 Thương mại, dịch vụ 1.161.309 1.534.624 2.413.369 1.288.124 1.377.963 373.315 32,15 878.745 57,26 89.839 6,97 Tiêu dùng 636.846 916.144 960.456 404.112 535.246 279.298 43,86 44.312 4,84 131.134 32,45 Tổng 4.484.098 5.318.890 5.924.452 2.995.040 3.380.842 834.792 18,62 605.562 11,39 385.802 12,88

69

Hình 4.4.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013

Hình 4.4.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014

ĐVT : %

2011 2012

2013

70

Hoạt động cho vay trong 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tuân theo những chính sách và phương hướng đã áp dụng trong những năm trước. Ngành công

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 61)