PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 55)

Tín dụng ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cho vay và cũng là một nghiệp vụ quan trọng xuyên suốt của BIDV Sóc Trăng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu như hoạt động cho vay là để tìm đầu ra cho nguồn vốn, hỗ trợ về mặt tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng nhằm tìm kiếm nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng. Trong giai đoạn 2011-6T/2014, hoạt động huy động vốn như đã tìm hiểu ở trên đang đạt tốc độ khá tốt cho nên

56

ngân hàng luôn đẩy mạnh hoạt động cho vay của mình tăng trưởng qua các năm, đây là một xu hướng tương đối tốt của ngân hàng và thực hiện đúng chủ trương của NHNN là cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Để biết rõ hơn về tình hình cho vay chung của BIDV Sóc trăng, chúng ta tiến hành xem xét các chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ…

4.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng, thị phần mà ngân hàng chiếm được trên thị trường tín dụng. Chỉ tiêu này cao thì chứng tỏ chi nhánh có thị phần hoạt động rộng lớn.

Ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng biến động tăng qua 3 năm. Năm 2012 doanh số cho vay tăng so với năm 2011 với số tiền là 865.537 triệu đồng (tăng 19,19%), năm 2013 doanh số cho vay tăng 11,66% so với năm 2012. Nguyên nhân doanh số cho vay của ngân hàng năm 2011 thấp hơn năm 2012 và năm 2013 là do năm 2011 NHNN đã ban hành chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm cho vay lĩnh vực phi sản xuất (chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng…) hạn chế mức cung tiền ra nền kinh tế để kiềm chế lạm phát. Năm 2012 và năm 2013 để đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng doanh số cho vay, BIDV Sóc Trăng đã tập trung tháo gỡ về thủ tục, điều kiện vay vốn, rút ngắn thời gian xử lý tác nghiệp…. Bên cạnh đó, các khách hàng đã từng có mối quan hệ tín dụng với Sở Giao dịch cũng tiếp tục được cung cấp vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, bên cạnh các khách hàng mới trước đây vì ngại lãi suất vay quá cao thì nay cũng được tạo điều kiện tiếp cận với các gói tín dụng lãi suất phù hợp hơn.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 hoạt động cho vay của Ngân hàng có bước mở rộng hơn so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể doanh số cho vay tăng 510.603 triệu đồng tương đương 16,93% so với năm trước. Hoạt động cho vay được mở rộng đòi hỏi nhiều hơn sự quan tâm cũng như những chính sách hiệu quả nhằm có thể phát triển bền vững. BIDV Sóc Trăng đưa ra nhiều biện pháp nhằm giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn với những chương trình cho vay ưu đãi. Nhờ vậy mà đã thu hút được nhiều khách hàng mới từ các đối thủ cạnh tranh.

Xét về tỷ trọng doanh số cho vay, ta có thể nhận thấy cho vay ngắn hạn luôn chiếm vị trí quan trọng khi tỷ trọng luôn trên 99% trong tổng doanh số cho vay. Còn cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng quá thấp (chưa đến 1%). Nguyên nhân của vấn đề này là do Ngân hàng có chủ trương thu hẹp cho vay trung, dài hạn, tăng cường cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro. Ngoài

57

ra, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thường có thời hạn ngắn và đối tượng vay chính vẫn là cá nhân và một số ít doanh nghiệp với mục đích nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động để sản xuất kinh doanh theo mùa vụ.

Việc ngân hàng cho vay ngắn hạn giúp cho nguồn của Ngân hàng quay vòng nhanh, giảm rủi ro. Tuy nhiên cho vay ngắn hạn nhiều, chi phí thẩm định và xét duyệt khoản vay tăng cao, sự phát triển tín dụng Ngân hàng trong tương lai sẽ không ổn định. Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng quá thấp là điều đáng quan tâm. Do đó, Ngân hàng cần thực hiện thêm nhiều những cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục, cho vay với lãi suất cạnh tranh nhằm gia tăng doanh số cho vay.

4.2.2 Doanh số thu nợ

Là chỉ tiêu quan trọng cần phải phân tích đến trong hoạt động tín dụng trong mỗi thời kỳ vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Trong quá trình thực hiện cho vay, thu nợ là khâu chiếm vị trí quan trọng được Ngân hàng đặc biệt quan tâm, nó không những thể hiện khả năng thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng mà nó còn phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn của Ngân hàng. Doanh số thu nợ tùy thuộc vào kỳ hạn trả nợ thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, thường khoản nợ được trả sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Doanh số thu nợ của Ngân hàng có sự biến động tăng qua 3 năm. Năm 2012, doanh số thu nợ tăng mạnh (tăng 30,03%) so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số thu nợ tăng nhẹ (tăng 11,42%) so với năm 2012. Do diễn biến của nền kinh tế đã trở nên khả quan hơn và tương ứng với tình hình diễn biến của doanh số cho vay tăng mạnh trong năm 2012 và tăng nhẹ trong năm 2013, nên thu nợ cũng tăng để đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra doanh số thu nợ tăng là do Ngân hàng đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn đối với hoạt động thu nợ, đưa ra nhiều hình thức, phương pháp giúp đỡ khách hàng đang gặp khó khăn tìm ra cách giải quyết để thu hồi nợ đạt hiệu quả tốt nhất. Doanh số thu nợ tăng cũng cho thấy việc sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả hơn nên khả năng trả nợ của họ cao hơn.

Doanh số thu nợ nửa đầu năm 2014 đạt 3.464.406 triệu đồng tăng 384.141 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu là do hoạt động thu hồi vốn ngắn hạn tăng lên, đối với các khoản vay này nhờ vào tình hình kinh doanh khả quan nên đa số khách hàng hoàn trả nợ tốt, riêng đối với những món vay có vấn đề thì Ngân hàng đã mạnh tay hơn trong xử lý nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Riêng đối với nợ dài hạn thì Ngân hàng còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc nên doanh số thu nợ trung dài hạn có phần giảm nhẹ.

58

Như đã đề cập ở trên, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nên doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cũng cao nhất trên 99% trong tổng doanh sốthu nợ. Hoạt động thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng đạt được hiệu quả cao như vậy là do Ngân hàng đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm hỗ trợ các khách hàng đang có khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có giải pháp là miễn giảm lãi đối với khách hàng có thiện chí trả nợ, tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích khách hàng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Song song với đó Ngân hàng đã thực hiện miễn giảm phần lãi phạt quá hạn khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và phần lãi còn lại (không tính lãi phạt) theo hợp đồng tín dụng đã ký kết.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 55)