Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 88)

Trước hết ta nói về nợ xấu của mục đích cho vay tiêu dùng, tỷ trọng nợ xấu ở lĩnh vực này vẫn đảm bào ở mức vừa phải trong tổng nợ xấu. Điều đó đã cho thấy được sự hiệu quả của mục đích cho vay cho mục đích tiêu dùng. Tuy chiếm tỷ trọng ít nhưng đến năm 2013 tỷ lệ nợ nợ xấu đối với cho vay cho tiêu dùng lại tăng lên khá cao (tăng 91,64% so với năm 2012) sự tăng lên này có thể được hiểu được là do vào khoản cuối năm tiền lương, thưởng của người lao đồng bị cắt giảm xuống nhiều gần như đối với hầu hết các lĩnh vực. Vì thế mà một bộ phận người lao động có mức lương thấp chỉ đủ chi trả cho những nhu cầu thiết yếu hằng ngày sẽ không đủ trả những món nợ của Ngân hàng đã vay trước kia khi đến hạn. Hơn nữa trong giai đoạn này vất giá cũng khá cao làm chi tiêu lại tăng thêm nên họ khó lòng mà trả được nợ cho Ngân hàng đã làm cho nợ xấu của Ngân hàng cho mục đích này tăng lên nhưng đây chỉ là một bộ phận nhỏ nên dù tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng vừa phải trong cơ cấu nợ xấu.

Bên cạnh sự tăng lên về số nợ xấu cho mục đích tiêu dùng, thì đối với mục đích cho xây dựng và nông nghiệp lại giảm mạnh ở năm 2013 lần lượt là 96% và 54,08% so với năm 2012. Cũng như đối với tiêu dùng khi mà cho vay tăng thì nợ xấu cũng tăng theo đây dường như là sự đánh đổi, thì ở hai ngành này cũng vậy nợ xấu giảm mạnh là do năm 2013 doanh số cho vay cho hai mục đích này giảm đi nhiều. Cùng với giảm doanh số cho vay thì ở năm 2013 ở lĩnh vực nông nghiệp được sự hổ trợ của Nhà nước nên đảo bảo được thu nhập trước sự bấp bênh của giá thành các mặt hàng nông sản. Đối với ngành xây dựng còn do Quyết định số 152/QĐ-UBNN của Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng về phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã ảnh hưởng lớn đến ý thức trả nợ của các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Bởi họ phải tranh thủ sự tín nhiệm của Ngân hàng để có thể tận dụng được nguồn vốn của Ngân hàng trong những năm sắp tới khi mà quyết định được áp dụng rộng rãi chính điều đó làm nợ xấu đối với ngành xây dựng được cải thiện rất rõ.

Cuối cùng ta nói về nợ xấu của mục đích vay cho hai ngành là thương mại, dịch vụ và công nghiệp. Đây là hai ngành có nợ xấu trái ngược nhau hoàn

89

ĐVT: triệu đồng

Bảng 4.12 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-6T/2014

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 (6T/2013)/(6T/2014)

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 3.247 7.311 3.357 1.820 1.686 4.064 125,16 (3.954) (54,08) (134) (7,36) Công nghiệp 0 0 183 89 96 0 0 183 - 7 7,87 Xây dựng 1.339 2.280 91 46 70 941 70,28 (2.189) (96,01) 24 52,17 Thương mại, dịch vụ 6.864 6.966 8.700 4.809 4.920 102 1,49 1.734 24,89 111 2,31 Tiêu dùng 1.054 933 1.788 968 1002 (121) (11,48) 855 91,64 34 3,51 Tổng 12.504 17.490 14.119 7.732 7.774 4.986 39,88 (3.371) (19,27) 42 0,54

90

Hình 4.10.1 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2011 - 2013

Hình 4.10.2 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 6T/2013- 6T/2014

2011 2012

2013

91

toàn trong cơ cấu nợ xấu, bởi đối với thương mại, dịch vụ thì nợ xấu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm còn ở công nghiệp thì ngược lại và thậm chí là ở hai năm 2011 và 2012 không có phát sinh nợ xấu. Đây là điểm nổi bật trong cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng khi mà trong hai năm liền không có nợ xấu khi cho vay cho mục đích công nghiệp. Có được điều đó là do ở hai năm này tình hình hoạt động công nghiệp ở địa bàn hoạt động khá tốt hơn nữa cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt công tác thu nợ đối với ngành công nghiệp. Còn đối với thương mại, dịch vụ thì do trong những năm qua Ngân hàng luôn đẩy mạnh cho vay cho mục đích này nên việc nợ xấu tăng và chiếm tỷ trọng cao là điều đương nhiên. Hơn nữa trong những năm qua mặc dù thương mại, dịch vụ rất phát triển tuy vậy vẫn còn một bộ phần không theo kịp được với tốc độ này, công nghệ lõi thời nên kinh doanh thất bại ở lĩnh vực này không trả được nợ cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)