Sơ lược tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 51)

Vốn huy động là một nhân tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng bởi vì bất kì tổ chức kinh tế nào cũng điều mong muốn từ một số tiền tương đối có thể tạo ra được số tiền lớn hơn. Với mục tiêu đảm bảo vốn

52

cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản, nâng cao vị thế của chi nhánh đối với các ngân hàng khác cùng địa bàn, BIDV Sóc Trăng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn. Tuy nhiên, việc huy động vốn còn bị tác động bởi nhiều yếu tố như lãi suất huy động, thủ tục nhanh chóng, thái độ phục vụ của giao dịch viên, địa điểm giao dịch thuận lợi, an toàn…Nắm bắt được tình hình đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phục vụ tốt hơn, BIDV Sóc Trăng luôn triển khai nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều khuyến mãi hấp dẫn, không ngừng cải tiến phong cách làm việc nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Chi nhánh đã huy động nguồn vốn dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn qua các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và phát hành giấy tờ có giá.

Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ cho mục đích thanh toán và nhu cầu sử dụng tiền không ổn định nên số dư tương đối ít và trạng thái thường không ổn định so với loại hình tiền gửi có kỳ hạn. Trong năm 2011, ngân hàng huy động được 132.280 triệu đồng, bước sang năm 2012 thì loại tiền gửi này tăng lên 22,33% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì con số này lại giảm xuống khoảng 16,31% đạt 135.417 triệu đồng. Nguyên nhân của sự không ổn định này là ở năm 2011 và đầu năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn cũng vì thế mà thua lỗ hoặc đình trệ. Tại tờ trình của Chính phủ ngày 16/05/2011 về việc ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh tháo gỡ thị trường gửi tới Ủy ban thường vụ Quốc hội thì tình hình doanh nghiệp thành lập mới, giải thể và phá sản đến quý I/2012 là 18.700 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn, 10.350 doanh nghiệp giải thể, phá sản và ngừng hoạt động. Theo như mục đích của tiền gửi không kỳ hạn ở trên thì chủ yếu là nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn gửi vào nhằm mục đích thanh toán khi có nhu cầu, nhưng do hoạt động của các doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn về vốn, lao động, nguyên liệu đầu vào…nên sản lượng và doanh số cũng giảm theo, điều đó đã dẫn đến nguồn vốn huy động tiền này giảm xuống.

53

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn ngắn hạn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011- 6T/2014.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012

(6T/2013)/(6T/2014)

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi 1.009.825 771.802 958.294 568.242 811.107 (238.023) (23,57) 186.492 24,16 242.865 42,74

Tiền gửi không kỳ hạn 132.280 161.822 135.417 76.112 92.884 29.542 22,33 (26.405) (16,32) 16.772 22,04 Tiền gửi có kỳ hạn 877.545 609.980 822.877 492.130 718.223 (267.565) (30,49) 212.897 34,90 226.093 45,94

2. Phát hành giấy tờ có giá 3.616 529.085 278.103 127.706 122.939 525.469 14.531,78 (250.982) (47,44) (4.767) (3,73)

Tổng vốn huy động 1.013.442 1.300.887 1.236.397 695.948 934.046 287.445 28,36 (64.490) (4,96) 238.098 34,21

54

- Tiền gửi có kỳ hạn và phát hành giấy tờ có giá: Năm 2011 tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng gần như chiếm hết tổng nguồn vốn huy động (86,59%) và việc huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Có sự mất cân đối như vậy là do năm 2011 là năm mà lạm phát trong nước tăng rất cao, làm cho đồng tiền người dân đang giữ trở nên mất giá nhưng họ lại không có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư nên họ gửi lượng tiền nhàn rỗi này vào Ngân hàng nhằm hạn chế sự mất giá của đồng tiền. Hơn nữa lãi suất huy động tiền gửi lúc này vẫn còn ở mức khá cao mãi cho đến gần cuối năm 2011 và đầu năm 2012 lãi suất huy động lúc này mới giảm dần nên việc huy động tiền gửi ở năm 2011 là rất lớn. Cùng với việc huy động vốn bằng tiền gửi thì việc phát hành giấy tờ có giá dường như không khả quan bởi số vốn huy động được từ tiền gửi là đủ lớn. Mặt khác người dân cũng không hiểu nhiều về các loại giấy tờ có giá nên Ngân hàng chủ động hạn chế việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.

Đến năm 2012 điểm nổi bật là việc huy động bằng phát hành giấy tờ có giá lại tăng đột biến từ 3.616 triệu đồng lên 529.085 triệu đồng và chiếm hơn 40% trong tổng nguồn vốn huy động được. Trong khi việc phát hành giấy tờ có giá tăng lên thì việc huy động bằng hình thức tiền gửi có kỳ hạn lại giảm mạnh từ 877.545 triệu đồng xuống còn 609.980 triệu đồng giảm 30,49% so với năm 2011. Nguyên nhân của đợt lên xuống của hai hình thức huy động này là do năm 2012 là năm mà NHNN giảm lãi suất huy động làm người gửi tiền muốn đầu tư vào những kênh khác có lợi nhuận hấp dẫn hơn như vàng, bất động sản, chứng khoán. Hơn nữa trong giai đoạn này các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn gặp không ít khó khăn nên việc các doanh nghiệp gửi tiền phục vụ cho việc thanh toán cũng dần ít đi. Chính điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chọn một hình thức huy động có hiệu quả hơn đó là phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức được áp dụng khá phổ biến khi mà lãi suất thị trường giảm bởi khi đó đầu tư vào các loại giấy tờ có giá sẽ có được lợi nhuân cao hơn, chính vì lẽ đó mà năm 2012 là một năm đầy biến động trong cơ cấu huy động vốn của BIDV Sóc Trăng.

Nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên tương đối cao so với 6 tháng đầu năm 2013. Mà sự tăng lên đó chủ yếu là do tăng lên bằng hình thức huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn bất chấp việc lãi suất thị trường đang giảm dần. Tuy nhiên với dự báo lãi suất giảm dần của NHNN trong năm 2014 và việc lạm phát duy trì ổn định ở mức dưới 7% thì việc người dân gửi tiền vào Ngân hàng đảm bảo thiệt hại về sự mất giá của đồng tiền là tất yếu. hơn nữa khi việc dự báo trần lãi suất huy động sẽ giảm dần trong năm 2014 thì việc gửi tiền càng sớm với thời hạn dài sẽ đảm bảo được lợi ích của người gửi

55

tiền vào nhiều hơn nên trong 6 tháng đầu năm vốn huy động của BIDV Sóc Trăng tăng trưởng tốt và tăng cao so với đầu năm 2013. Ngoài việc huy động bằng tiền gửi Ngân hàng còn phát hành giấy tờ có giá để huy động nguồn vốn, Tuy nhiên đối với hình thức huy động vốn này lại giảm trong những tháng đầu năm này là do khi mà tăng trưởng kinh tế tương đối chậm làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng chậm theo. Thì việc đảm bảo một nguồn vốn huy động hợp lý không quá lớn so với nhu cầu đi vay của người dân sẽ làm cho hoạt động của Ngân hàng trở nên an toàn hơn. Trong khi đó việc huy động vốn bằng hình thức tiền gửi lại khá hiệu quả nên Ngân hàng đã chủ động cắt giảm việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn nhằm đảm bảo an toàn và hoạt động có sinh lời. Mặt khác về cơ cấu huy động thì việc phát hành giấy tờ có giá cũng chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng vốn huy động đó là do khi phát hành giấy tờ có giá Ngân hàng phải chịu nhiều khoản chi phí hơn như chi phí in ấn, lãi suất cũng thường cao hơn so với hình thức huy động khác. Chính điều đó làm cho việc huy động bằng phát hành giấy tờ có giá giống như một phương án hai đối với Ngân hàng. Từ những phân tích trên đã cho thấy Ngân hàng đã có những bước đi đúng đắn cho sự phát triển của mình trong những tháng đầu năm cho công tác huy động vốn, đây là cơ sở tiền đề cho sự phát triển vượt bậc trong những tháng tiếp theo trong huy động vốn cũng như đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh bởi vốn là cơ sở phát triển cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Nhìn chung, công tác huy động vốn trong thời gian qua là tương đối tốt, đó là nhờ sự quan tâm của Ban lãnh đạo và thái độ phục vụ tanạ tình của cán bộ phòng nguồn vốn. BIDV Sóc Trăng đã sử dụng mạng lưới vi tính để giao dịch với khách hàng: khách hàng gửi tiền, chi nhánh có số máy in sổ tiết kiệm tự động. Khi rút tiền khách hàng không phải viết phiếu lĩnh tiền mà ngân hàng đã có máy in sẵn, khách hàng chỉ ký nhận tiền. Hơn nữa trụ sở kinh doanh của ngân hàng xây dựng kiên cố,hiện đại nằm trên trục lộ chính thuận tiện cho khách hàng gửi, rút tiền, đồng thời nhìn vào trụ sở khang trang người gửi tiền đã đặt niềm tin và mạnh dạng đem tiền vào gửi. Ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao vốn huy động tạo thêm nguồn để mở rộng tín dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)