ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 47)

3.3.1 Đối với hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ xuyên suốt của ngân hàng nhằm bổ sung nguồn vốn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Cho nên trong năm 2014, tập trung mọi nguồn lực để gia tăng huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn VND, huy động vốn trung và dài hạn, kiếm soát tính thanh khoản ngay từ những ngày đầu. Đồng thời còn thực hiện tốt chính sách chăm sóc khách hàng, tăng cường công tác quảng bá hình ảnh thương hiệu BIDV trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Áp dụng chính sách lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn nhưng không vượt trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN, đa dạng kênh phân phối và sản phẩm huy động phù hợp với nhu cầu của người gởi tiền để tăng nguồn vốn huy động cho chi nhánh.

3.3.2 Đối với hoạt động tín dụng

Thực hiện các kế hoạch nhằm tăng trưởng tín dụng linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Nghiên cứu triển khai các gói sản phẩm

48

tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động cho vay. Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng với các cá nhân có thu nhập ổn định trên địa bàn tỉnh.

Chủ động kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đảm bảo tăng trưởng chất lượng hiệu quả và bền vững, tập trung ưu tiên tăng trưởng tín dụng xuất khẩu thủy sản, gạo tín dụng bán lẻ gắn với công tác phát triển dịch vụ theo chủ trương của BIDV.

Tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng vốn hiệu quả, giúp khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách dễ dàng hơn. Kiểm soát chặt chẽ các yêu cầu vay vốn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, để giảm thiểu sự gia tăng nợ quá hạn và nợ xấu trong năm 2014.

Nghiên cứu khảo sát một số địa điểm mở phòng giao dịch, lắp máy ATM phục vụ cho công tác phát triển sản phẩm bán lẻ.

3.3.3 Đối với hoạt động dịch vụ

Tổ chức phân phối hướng về khách hàng, thiết kế các sản phẩm cung ứng theo nhu cầu từng loại đối tượng khách hàng để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu sử dụng dịch vụ tổng hợp của ngân hàng.

Trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiếp tục mở rộng việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internet banking, mobile banking, sms banking…qua các kênh Internet, thiết bị viễn thông di động nhằm mở rộng hoạt động thanh toánkhông dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.

Cập nhật đủ thông tin và khuyến khích khách hàng cùng thực hiện và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mà ngân hàng đang triển khai.

49

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH

SÓC TRĂNG 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN 4.1.1 Quy mô vốn của ngân hàng

Vốn luôn là yếu tố quan trọng cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Vốn chính là công cụ chủ yếu cho sự vận hành của ngân hàng, thể hiện sức mạnh của ngân hàng. Một ngân hàng có nguồn vốn mạnh sẽ được đánh giá cao về uy tín cũng như chất lượng dịch vụ từ đó có thể thu hút khách hàng yên tâm giao dịch với ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng luôn chú trọng việc làm thế nào để có thể huy động được nguồn vốn nhiều nhất với chi phí thấp nhất.

Tuy nhiên, cơ cấu vốn mỗi ngân hàng là khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh doanh cũng như chính sách hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn BIDV Sóc Trăng được cấu thành từ vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác (vốn vay từ thị trường liên ngân hàng). Tình hình nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng trong giai đoạn 2011- 2013 được thể hiện qua bảng 4.1

Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn từ 2011-2013 Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Số tiền Tỷ lệ (%) số tiền Tỷ lệ (%) VHĐ 1.013.442 1.300.887 1.236.397 287.445 28,36 (64.490) (4,96) VĐC 541.836 477.998 669.622 (63.838) (11,78) 191.624 40,09 Vốn khác 576.652 314.059 37.806 (262.593) (45,54) (276.253) (87,96) Tổng NV 2.131.930 2.092.944 1.943.825 (38.986) (1,83) (149.119) (7,12)

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân

Nhìn chung qua bảng 4.1 cho thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng giảm liên tục trong 3 năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn là 2.131.930 triệu đồng và giảm nhẹ còn 2.092.944 triệu đồng ở năm 2012 với tốc độ giảm là (1,83%). Con số này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 1.943.825 triệu đồng năm 2013 với mức giảm là (149.119) triệu đồng tương ứng giảm (7,12%). Sự giảm liên tục

50

của nguồn vốn như thế là do sự biến động của các khoản mục cấu thành nên nguồn vốn của Ngân hàng, cụ thể là:

- Về vốn huy động: của BIDV Sóc Trăng tăng trong năm 2011, Ngân hàng đã huy động được 1.013.442 triệu đồng, năm 2012 sau những nổ lực của ngân hàng trong công tác huy động vốn kết hợp với các chính sách khuyến mãi, hội nghị khách hàng, chính sách lãi suất phù hợp đã tạo tâm lý an toàn, thoải mái cho khách hàng khi đến gửi tiền, góp phần tăng vốn huy động ngân hàng đạt mức 1.300.887 triệu đồng tăng 287.445 triệu đồng tương ứng 28,36% so với năm 2011. Tuy tăng không đáng kể nhưng đây cũng là một dấu hiệu tốt để Ngân hàng tiếp tục phấn đấu trong năm tới. Tuy nhiên, vào năm 2013 thì khoản mục này đột ngột giảm nhẹ, còn lại 1.236.397 triệu đồng giảm (64.490) triệu đồng tương ứng với (4,96%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do giai đoạn này là giai đoạn khó khăn đối với nền kinh tế chung của Việt nam và Ngân hàng cũng không tránh khỏi do đó tâm lý khách hàng còn lo sợ trước nhiều biến động lớn nên vốn huy động mà ngân hàng huy động đã giảm so với năm 2012.

- Về vốn điều chuyển: Có xu hướng tăng, giảm không ổn định qua các năm do nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng cao hơn chi phí vốn huy động nên sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của ngân hàng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Qua bảng 4.1, vốn điều chuyển của BIDV Sóc Trăng giảm từ 541.836 triệu đồng ở năm 2011 xuống còn 477.998 triệu động ở năm 2012 với tỷ lệ (11,78%) do Ngân hàng đã hạn chế được lượng vốn điều chuyển do công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực hiện tốt hơn, cùng với sự hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp của chính phủ góp phần cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng tốt. Sang năm 2013, khoản mục này tăng đột ngột từ 477.998 triệu đồng năm 2012 lên 669.622 triệu đồng năm 2013 tăng 191.624 triệu đồng tương ứng với 40,09%. Do ngân hàng không thể nâng cao lượng vốn huy động trong khi nhu cầu vay vốn khách hàng lại tăng cao buộc ngân hàng phải xin cấp vốn từ Hội sở để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, nền kinh tế nước ta vẫn ở trong tình trạng suy thoái nhất là thị trường tài chính, khi các kênh đầu tư vàng, bất động sản, chứng khoán gần như đóng băng. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng rất khó có thể thu hồi nên ngân hàng không có vốn cho các hoạt động chi trả lãi đến hạn của khách hàng nên xin điều chuyển vốn là việc không thể tránh khỏi.

- Về vốn khác: Trong khi vốn huy động không đáp ứng đủ và chi phí vốn điều chuyển lại tăng khá cao vào năm 2013, ngân hàng có thể tăng cường nguồn vốn từ vay từ thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên khoản mục này lại

51

có xu hướng giảm qua các năm từ 576.625 triệu ở năm 2011 giảm mạnh xuống chỉ còn 37.806 triệu.

Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn tại BIDV Sóc Trăng giai đoạn 6T/2014

Khoản mục 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ (%) VHĐ 1.308.237 1.622.214 313.977 24,0 VĐC 714.420 516.238 (198.182) (27,7) Vốn khác 53.434 188.396 134.962 252,6 Tổng NV 2.076.091 2.326.848 250.757 12,08

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân

Riêng về 6 tháng đầu năm 2014, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đã có bước tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2013 đạt 2.326.848 triệu đồng, tăng 12,08% tương ứng 250.757 triệu đồng. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do nguồn vốn huy động tăng lên 313.977 triệu đồng tương đương 24%. Nhờ hoạt động huy động vốn đạt kết quả tốt nên Chi nhánh đã giảm đi đáng kể lượng vốn điều chuyển (giảm đi 27,7%). Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng. Sử dụng ít vốn điều chuyển là một cơ hội quan trọng để Ngân hàng tăng lợi nhuận do giảm được chi phí sử dụng vốn. Lượng vốn khác tăng một cách đột biến 134.962 triệu đồng, tương ứng 252,6%. Đây chủ yếu là nguồn vốn ủy thác đầu tư, tài trợ,…Do trong năm 2014 tình hình kinh tế đã có bước tiến đáng kể, các doanh nghiệp, công ty cũng mạnh dạn hơn trong đầu tư kinh doanh, bên cạnh đó nghiệp vụ để thu hút nguồn vốn này của Ngân hàng cũng khá đa dạng nhờ vậy nên thu hút được một lượng vốn lớn.

Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng đang dần có những chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Nguồn vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng lơn hơn, nguồn vốn điều chuyển tuy có dấu hiệu giảm đi nhưng vẫn còn khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Ngân hàng cần có chính sách huy động vốn hiệu quả hơn để nguồn vốn này chiếm khoản 70% - 80% trong cơ cấu nguồn vốn là tốt nhất với đa phần tổ chức tín dụng.

4.1.2 Sơ lược tình hình huy động vốn của ngân hàng

Vốn huy động là một nhân tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng bởi vì bất kì tổ chức kinh tế nào cũng điều mong muốn từ một số tiền tương đối có thể tạo ra được số tiền lớn hơn. Với mục tiêu đảm bảo vốn

52

cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản, nâng cao vị thế của chi nhánh đối với các ngân hàng khác cùng địa bàn, BIDV Sóc Trăng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn. Tuy nhiên, việc huy động vốn còn bị tác động bởi nhiều yếu tố như lãi suất huy động, thủ tục nhanh chóng, thái độ phục vụ của giao dịch viên, địa điểm giao dịch thuận lợi, an toàn…Nắm bắt được tình hình đó, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phục vụ tốt hơn, BIDV Sóc Trăng luôn triển khai nhiều sản phẩm đa dạng, nhiều khuyến mãi hấp dẫn, không ngừng cải tiến phong cách làm việc nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Chi nhánh đã huy động nguồn vốn dưới hình thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn qua các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và phát hành giấy tờ có giá.

Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ cho mục đích thanh toán và nhu cầu sử dụng tiền không ổn định nên số dư tương đối ít và trạng thái thường không ổn định so với loại hình tiền gửi có kỳ hạn. Trong năm 2011, ngân hàng huy động được 132.280 triệu đồng, bước sang năm 2012 thì loại tiền gửi này tăng lên 22,33% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì con số này lại giảm xuống khoảng 16,31% đạt 135.417 triệu đồng. Nguyên nhân của sự không ổn định này là ở năm 2011 và đầu năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn cũng vì thế mà thua lỗ hoặc đình trệ. Tại tờ trình của Chính phủ ngày 16/05/2011 về việc ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh tháo gỡ thị trường gửi tới Ủy ban thường vụ Quốc hội thì tình hình doanh nghiệp thành lập mới, giải thể và phá sản đến quý I/2012 là 18.700 doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn, 10.350 doanh nghiệp giải thể, phá sản và ngừng hoạt động. Theo như mục đích của tiền gửi không kỳ hạn ở trên thì chủ yếu là nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn gửi vào nhằm mục đích thanh toán khi có nhu cầu, nhưng do hoạt động của các doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn về vốn, lao động, nguyên liệu đầu vào…nên sản lượng và doanh số cũng giảm theo, điều đó đã dẫn đến nguồn vốn huy động tiền này giảm xuống.

53

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn ngắn hạn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011- 6T/2014.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012

(6T/2013)/(6T/2014)

2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi 1.009.825 771.802 958.294 568.242 811.107 (238.023) (23,57) 186.492 24,16 242.865 42,74

Tiền gửi không kỳ hạn 132.280 161.822 135.417 76.112 92.884 29.542 22,33 (26.405) (16,32) 16.772 22,04 Tiền gửi có kỳ hạn 877.545 609.980 822.877 492.130 718.223 (267.565) (30,49) 212.897 34,90 226.093 45,94

2. Phát hành giấy tờ có giá 3.616 529.085 278.103 127.706 122.939 525.469 14.531,78 (250.982) (47,44) (4.767) (3,73)

Tổng vốn huy động 1.013.442 1.300.887 1.236.397 695.948 934.046 287.445 28,36 (64.490) (4,96) 238.098 34,21

54

- Tiền gửi có kỳ hạn và phát hành giấy tờ có giá: Năm 2011 tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng gần như chiếm hết tổng nguồn vốn huy động (86,59%) và việc huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Có sự mất cân đối như vậy là do năm 2011 là năm mà lạm phát trong nước tăng rất cao, làm cho đồng tiền người dân đang giữ trở nên mất giá nhưng họ lại không có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư nên họ gửi lượng tiền nhàn rỗi này vào Ngân hàng nhằm hạn chế sự mất giá của đồng tiền. Hơn nữa lãi suất huy động tiền gửi lúc này vẫn còn ở mức khá cao mãi cho đến gần cuối năm 2011 và đầu năm 2012 lãi suất huy động lúc này mới giảm dần nên việc huy động tiền gửi ở năm 2011 là rất lớn. Cùng với việc huy động vốn bằng tiền gửi thì việc phát hành giấy tờ có giá dường như không khả quan bởi số vốn huy động được từ tiền gửi là đủ lớn. Mặt khác người dân cũng không hiểu nhiều về các loại giấy tờ có giá nên Ngân hàng chủ động hạn chế việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.

Đến năm 2012 điểm nổi bật là việc huy động bằng phát hành giấy tờ có giá lại tăng đột biến từ 3.616 triệu đồng lên 529.085 triệu đồng và chiếm hơn 40% trong tổng nguồn vốn huy động được. Trong khi việc phát hành giấy tờ có giá tăng lên thì việc huy động bằng hình thức tiền gửi có kỳ hạn lại giảm mạnh từ 877.545 triệu đồng xuống còn 609.980 triệu đồng giảm 30,49% so với năm 2011. Nguyên nhân của đợt lên xuống của hai hình thức huy động này là do năm 2012 là năm mà NHNN giảm lãi suất huy động làm người gửi tiền muốn đầu tư vào những kênh khác có lợi nhuận hấp dẫn hơn như vàng, bất động sản, chứng khoán. Hơn nữa trong giai đoạn này các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn gặp không ít khó khăn nên việc các doanh nghiệp gửi tiền phục vụ cho việc thanh toán cũng dần ít đi. Chính điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải chọn một hình thức huy động có hiệu quả hơn đó là phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức được áp dụng khá phổ biến khi mà lãi suất thị trường giảm bởi khi đó đầu tư vào các loại giấy tờ có giá sẽ có được lợi nhuân cao hơn, chính vì lẽ đó mà năm 2012 là một năm đầy biến động trong cơ cấu huy động vốn của BIDV Sóc Trăng.

Nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên tương đối cao so với 6 tháng đầu năm 2013. Mà sự tăng lên đó chủ yếu là do tăng lên bằng hình

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sóc trăng (Trang 47)