Hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế là DNTN, CTCP, TNHH là chiếm tỷ trọng cao nhất, giữ vững trong giai đoạn 2011-6T/2014. Doanh số thu nợ ngắn hạn của thành phần kinh tế của các lĩnh vực này luôn chiếm tỷ
71
trọng trên 60% qua các năm mặc dù kinh tế còn nhiều biến động. Bởi vì doanh số cho vay ngắn hạn của đối tượng này cũng tăng trưởng và chiếm tỷ trọng tương đương thì kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn cũng phải cao thì Ngân hàng mới có thể xoay dòng vốn hiệu quả. Lý giải cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng luôn đạt kết quả tốt đối với đối tượng này là đa số các đối tượng này là khách hàng quen thuộc của Ngân hàng hay được giới thiệu cho nên tình hình tài chính của họ cũng tương đối tốt, hoạt động vay vốn của Ngân hàng chủ yếu là để bổ sung vốn lưu động trong kinh doanh, mua thêm trang thiết bị…vốn tự có của họ bỏ vào kinh doanh cũng tương đối tốt và có khả năng chịu đựng khi kinh tế khó khăn, giá cả đầu vào tăng cao….Quan trọng là họ luôn giữ uy tín với Ngân hàng để có thể tiếp tục khoản vay mới.
Trong khi tổng doanh số thu nợ của BIDV Sóc Trăng tăng luôn tăng lên qua từng năm thì doanh số thu nợ của các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước lại giảm xuống qua từng năm. Đặc biệt là ở năm 2012 doanh số thu nợ đối với loại doanh nghiệp này giảm mạnh từ 488.268 triệu đồng ở năm 2011 và giảm xuống còn 264.139 triệu đồng ở năm 2012 giảm 45,90% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm liên tục doanh số thu nợ của loại hình này là do việc cho vay ở loại hình doanh nghiệp này luôn giảm qua các năm và giảm mạnh ở năm 2012 nên ảnh kéo theo doanh số thu nợ giảm theo chứ không phải là do công tác thu nợ của Ngân hàng kém hiệu quả hay các doanh nghiệp này không muốn trả nợ cho Ngân hàng.
Những năm qua Ngân hàng luôn có một bộ phận xử lý các món nợ vay chuyên nghiệp, luôn đôn đốc và kiểm tra các món nợ đến hạn bằng nhiều hình thức khác nhau như gọi điện nhắc nhở, gửi giấy báo nợ hay đến tận nơi để thông báo và thu nợ. Các nhân viên luôn hết mình với công việc, tận tâm với nghề, hướng dẫn khách hàng chu đáo, lấy lợi ích của khách hàng là trên hết làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng khi được giao dịch với Ngân hàng. Xứng đáng với câu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Chính điều đó làm cho việc thu nợ các khoản cho vay đạt hiệu quả và đúng hạn, giúp cho doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt được được mục tiêu đề ra để thực hiện được nhiệm vụ của Ngân hàng đối với sự phát triển chung của tỉnh nhà.
Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ đối với cả hai đối tượng khách hàng đều tăng với mức tăng trên 12% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Thể hiện sự phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên. Chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, công tác sáng lọc khách hàng được đẩy mạnh đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Góp phần nâng cao vị thế, tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
72
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 (6T/2013)/(6T/2014)
2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cá nhân, hộ kinh doanh 596.047 915.428 1.001.960 491.532 561.990 319.381 53,58 86.532 9,45 70.458 14,33 Tổ chức kinh tế 3.441.945 4.347.200 4.847.096 2.490.547 2.812.421 905.255 26,30 499.896 11,50 321.874 12,92
DNTSHNN 488.268 264.139 221.386 100.218 90.225 (224.129) (45,90) (42.753) (16,19) (9.993) (9,97) CTCP, TNHH, DNTN 2.953.677 4.083.061 4.625.710 2.390.329 2.722.196 1.129.384 38,24 542.649 13,29 331.867 13,88
Tổng 4.037.992 5.262.628 5.849.056 2.982.079 3.374.411 1.224.636 30,33 586.428 11,14 392.332 13,16
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 Ghi chú: - DNTSHNN: Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
- CTCP: Công ty cổ phần
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
73
Hình 4.5.1 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013
Hình 4.5.2 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 6T/2013 – 6T/2014
74
4.3.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn
Nếu như doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng phản ánh được tình hình thu nợ của ngân hàng cũng như hoạt động của từng đối tượng khách hàng hiệu quả hay không, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng như thế nào thì chỉ tiêu doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn cho ta biết được hoạt động của các đối tượng kinh tế theo từng ngành nghề cụ thể có những biến động như thế nào và cũng phần nào nói lên được thực trạng kinh doanh theo các lĩnh vực kinh tế. Trong giai đoạn 2011-6T/2014, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng trưởng liên tục, điều này cho thấy hoạt động thu nợ của Ngân hàng được thực hiện hiệu quả.
Trước hết ta nói về doanh số thu nợ của hai mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thu nợ của BIDV Sóc Trăng đó là thương mại, dịch vụ và công nghiệp. Hoạt động thu nợ của hai mục đích sử dụng vốn này chiếm tỷ trọng hơn 80% doanh số thu nợ qua các năm điều đó đã cho thấy sự quan trọng đặc biệt của việc sử dụng vốn cho hai mục đích này đối với Ngân hàng. Thương mại, dịch vụ đây là lĩnh vực luôn là trọng tâm trong hoạt động cho vay của Ngân hàng và là thế mạnh cạnh tranh của BIDV Sóc Trăng trên địa bàn tỉnh.
Nhìn vào bảng thì doanh số thu nợ ngắn hạn ngành thương mại dịch vụ tăng trưởng khá tốt với tốc độ tương đối đều qua các năm. Để thực hiện công tác thu nợ tốt thì toàn thể lãnh đạo chi nhánh Ngân hàng và các nhân viên đã hoạt động hết sức nỗ lực trong việc đôn đốc, kiểm tra và thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán của khách hàng để có thể giúp họ sử dụng vốn vay đúng mục đích và đem lại hiệu quả cho khách hàng. Đặc biệt là khi xét thấy khách hàng đang gặp khó khăn nhưng với tiềm lực khách hàng có thể trả nợ và Ngân hàng đã giải ngân thêm vốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của khách hàng việc này đã đem lại hiệu quả thiết thực, khách hàng có thể củng cố hoạt động kinh doanh trong điều kiện kinh tế khó khăn và trả được nợ Ngân hàng đúng hạn. Còn đối với ngành công nghiệp đây là lĩnh vực đang được định hướng chuyển dịch cho nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp luôn được ưu đãi và khuyến khích đầu tư, phát triển. Doanh số cho vay mặc dù chiếm tỷ trọng không nhiều nhưng luôn tăng trưởng hằng năm theo định hướng kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm sản xuất bao bì, sản xuất bia, nước giải khát…mang lại giá trị gia tăng cao và luôn được ưu đãi nên hoạt động thu nợ của Ngân hàng trong giai đoạn này cũng tương đối tốt. Chính vì thế mà doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong lĩnh vực này luôn đạt tốc độ tăng trưởng qua 3 năm và giúp cho dòng vốn ở Ngân hàng được sử dụng hiệu quả hơn.
75
Bảng 4.8 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-6T/2014
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 (6T/2013)/(6T/2014)
2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 14.735 49.959 35.929 20.224 21.234 35.224 239,05 (14.030) (28,08) 1.010 4,99 Công nghiệp 2.257.890 2.694.675 2.663.533 1.423.685 1.524.109 436.785 19,34 (31.142) (1,16) 100.424 7,05 Xây dựng 136.710 207.509 154.944 70.799 79.099 70.799 51,79 (52.565) (25,33) 8.300 11,72 Thương mại, dịch vụ 1.097.923 1.453.998 2.032.185 1.017.085 1.199.351 356.075 32,43 578.187 39,77 182.266 17,92 Tiêu dùng 530.734 856.487 962.465 450.286 550.618 325.753 61,38 105.978 12,37 100.332 22,28 Tổng 4.037.992 5.262.628 5.849.056 2.982.079 3.374.411 1.224.636 30,33 586.428 11,14 392.332 13,16
76
Hình4.6.1 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011- 2013
Hình 4.6.2 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo mục đích sử dụng vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 6T/2013-6T/2014
2011 2012
2013
77
Tiếp theo là tiêu dùng đây là mục đích sử dụng vốn chiếm tỷ lệ đứng thứ ba trong cho vay và thu nợ trong những năm qua. Khi mà xã hội ngày càng phát triển cuộc sống con người ngày càng được nâng cao rõ rệt việc chi tiêu cho cá nhân và gia đình ngày càng tăng lên cùng với các nhu cầu sinh hoạt thường ngày thì các sản phẩm tiêu dùng của trẻ nhỏ và người già cũng chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều đó làm cho nhu cầu vay vốn cao và lúc này doanh số cho vay cho tiêu dùng sẽ tăng lên. Mặt khác khi cho vay Ngân hàng luôn xem xét nhiều khía cạnh về khả năng trả nợ của người vay nên việc thu hồi nợ của Ngân hàng tốt là điều hiển nhiên.
Cuối cùng là doanh số thu nợ có tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu thu nợ cũng như cho vay đó là nông nghiệp và xây dựng. Mặc dù việc cho vay cho mục đích đối với 2 ngành này rất thấp nhưng việc thu nợ lại rất tốt. Đối với ngành nông nghiệp việc sản xuất lúa trên địa bàn hoạt động khá tốt được nhiều sự hỗ trợ đến từ Nhà nước. Đặc biệt là việc hỗ trợ cho nông dân 100 máy gặt đập liên hợp trong năm 2013 giúp giảm thất thoát lúa và nâng cao chất lượng lúa hơn giúp cho lúa của người nông dân dễ bán hơn trong giai đoạn giá lúa giảm làm đảm bảo được thu nhập cho người dân trong khi giá vật tư nông nghiệp đang tăng cao và có thể có được lợi nhuận mặc dù khá bấp bênh. Chính vì hoạt động có lời nên việc thu nợ của Ngân hàng đến từ mục đích nông nghiệp được đảm bảo trong giai đoạn qua. Trong giai đoạn 2008-2010, xây dựng là một ngành rất phát triển ở hầu hết các tỉnh thành Việt Nam bởi vì nhu cầu cơ sở hạ tầng để công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành kinh tế là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bước sang năm 2011, tình hình kinh tế không khả quan cho hoạt động xây dựng, đầu tư, các công trình đầu tư xây dựng nhà ở , khu công nghiệp, cao ốc… đều trong tình trạng thiếu vốn, đóng băng và không tìm được đầu ra cho chúng. Chính vì những lý do trên mà doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng trong ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do các hộ vay vốn kinh doanh xây dựng hoạt động không đủ trang trải nguồn thu nhập và trả nợ cho Ngân hàng, làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 gặp nhiều khó khăn, bước sang năm 2012, nhờ một số biện pháp tháo gỡ khó khăn của chính quyền địa phương, công tác tháo gỡ khó khăn của Ngân hàng mà doanh số thu nợ ngắn hạn trong xây dựng đã tăng 51,79% so với năm 2011. Đến năm 2013 con số này đã giảm 25,33% so với năm 2012. Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ trong ngành này có tăng nhẹ vào khoảng 11% so với cùng kỳ.
Trong nửa đầu năm 2014 Ngân hàng vẫn thu hồi tốt phần lớn các khoản nợ đã cho vay đặc biệt là trong 2 ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ. Nhờ những biện pháp theo sát tình hình, kịp thời nắm bắt và xử lý ngay khi có
78
vấn đề nên nhìn chung trong từng ngành Ngân hàng vẫn nắm được xu hướng biến động, quản lý tốt được khách hàng từ đó thu hồi nợ vay hiệu quả.
4.3.3 Phân tích dư nợ tín dụng ngắn hạn
Dư nợ cho vay ngắn hạn là con số mang tính chất thời điểm và nó thể hiện số tiền mà Ngân hàng đã cho vay ra nền kinh tế tính đến một mốc thời gian nào đó và số tiền này hiện tại chưa thu về được. Người ta dựa vào dư nợ để tính tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các thời kỳ và đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tuy nhiên muốn đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng đạt được kết quả như thế nào thì phải dựa trên mối quan hệ tổng hợp giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng.
4.3.3.1 Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng
Dư nợ ngắn hạn phân theo đối tượng khách hàng là con số cho thấy được tình hình vốn vay Ngân hàng cho các đối tượng công ty, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế đã giải ngân ra nhưng chưa thu về được.
Trước hết ta nói về dư nợ của các cá nhân, hộ kinh doanh cá thể có tăng trong giai đoạn này nhưng chiếm một tỷ lệ không cao trong tổng dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân đó là do việc kinh doanh của các cá nhân, hộ kinh doanh đạt hiệu quả cao vòng quay vốn của các cá nhân, hộ kinh doanh gia đình nhanh nên có thể thu hồi được vốn nhanh nên việc thu nợ của Ngân hàng trở nên nhanh chóng. Hơn nữa việc vay vốn của họ theo mùa vụ nên đa phần vẫn đảm bảo trong năm tài chính nên việc dư nợ của năm nay lấn qua năm sau rất ít làm cho dư nợ những năm sau đó tăng cũng rất ít. Dư nợ của đối tượng cá nhân và hộ kinh doanh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn không phải là hoạt động cho vay đối với đối tượng này không tăng trưởng mà do hoạt động thu nợ ngắn hạn được nhân viên tín dụng thu vào có thể tiếp tục quay vòng vào doanh số cho vay ngắn hạn nên làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn, cho nên nguy cơ tồn tại nợ xấu hay nợ quá hạn cũng vì thế mà cũng giảm xuống.
79
Bảng 4.9 Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-6T/2014
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012/2011 2013/2012 (6T/2013)/(6T/2014)
2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Cá nhân, hộ kinh doanh 190.407 214.460 223.056 196.641 219.710 24.053 12,63 8.596 4,01 23.069 11,73 Tổ chức kinh tế 1.311.820 1.344.029 1.410.829 784.230 767.592 32.209 2,46 66.800 4,97 (16.638) (2,12)
DNTSHNN 77.596 53.773 34.685 54.860 64.966 (23.823) (30,70) (19.088) (35,50) 10.106 18,42 CTCP, TNHH, DNTN 1.234.224 1.290.256 1.376.144 729.370 702.626 56.032 4,54 85.888 6,66 (26.744) (3,67)
Tổng 1.502.227 1.558.489 1.633.885 980.871 987.302 56.262 3,75 75.396 4,84 6.431 0,66
Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011-2013 Ghi chú: - DNTSHNN: Doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước
- CTCP: Công ty cổ phần
- TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
80
Hình 4.7.1 Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2011-2013
Hình 4.7.2 Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng giai đoạn 6T/2013- 6T/2014
81
Công ty CP, TNHH và DNTN loại hình doanh nghiệp có tỷ lệ dư nợ cao nhất trong cơ cấu dư nợ ngắn hạn và luôn tăng qua các năm của Ngân hàng. Như đã phân tích về doanh số cho vay và doanh số thu nợ, đối với các loại doanh nghiệp này luôn ở mức cao tuy nhiên do công tác thu nợ vẫn còn chưa triệt để nên chưa thu hồi hết được số vốn cho vay tại thời điểm đáo hạn làm cho dư nợ có phần tăng và chiếm nhiều trong cơ cấu. Ngoài ra việc dư nợ tăng lên một phần cũng do thời điểm cho vay của Ngân hàng như đối với các khoản vay vượt qua năm sau điều đó làm cho dư nợ của năm tài chính đó cũng tăng lên. Năm 2012, thực hiện nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, BIDV Sóc Trăng cũng thực hiện tinh thần chung của nghị quyết này, Ngân hàng đã giải ngân cho các đối tượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhiều hơn mà đặc biệt là DNTN chính điều này đã làm tăng dư nợ lên