Tri thức về các tác giả: Tố Hữu, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tri thức về các tác giả: Tố Hữu, Nguyễn Trung Thành, Nguyễn

Thi...

Ở mục 2.1.2.2 người viết đã trình bày rõ những kiến thức về các tác giả như Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Quang Dũng, do đó, ở phần này, người viết không trình bày lại.

Khi dạy một tác phẩm văn học, bao giờ, điều trước tiên của người giáo viên là cung cấp cho HS những tri thức về tác giả, “cha đẻ” của tác phẩm mà HS sẽ được tiếp xúc ngay bây giờ, do đó, việc giáo viên chuẩn bị những thông tin đầy đủ về các tác giả là cần thiết.

Ngoài những thông tin cơ bản được ghi trong sách giáo khoa như họ tên thật, năm sinh, năm mất, quê quán, các tác phẩm tiêu biểu, phong cách… GV có thể bổ sung thêm những kiến thức bên ngoài về tác giả, sẽ khiến giờ học thêm thú vị. Ví dụ, với nhà văn Quang Dũng, một thi sĩ mang tâm hồn hào hoa lãng mạn, GV có thể cung cấp thêm những nét về phong cách của ông: Quang Dũng học ở trường làng đến cấp Thành chung rồi về học trường Sư phạm Hà Nội. Ở trường Sư phạm ra, do có máu nghệ sĩ, ông không đi dạy học và cũng không làm viên chức như hầu hết thanh niên hồi đó, mà làm nhạc công, đánh đàn kéo nhị cho một gánh hát. Cũng có lúc ông dạy học, nhưng làm “cậu giáo” tư gia để khỏi bị gò bó, ông thực hiện ngay từ đầu đời ý thích giang hồ, xê dịch của mình, mở đầu kiếp mây đầu ô trong phố phường Hà Nội.

Những nét về tính cách này, sẽ cho ra một thi sĩ với phong cách đặc biệt, không giống với bất cứ nhà thơ thời chống Pháp nào. Xét về sự xuất hiện trên văn đàn, có thể xếp Quang Dũng vào lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp (mặc dù, Quang Dũng là người sáng tác thơ rất sớm, từ những năm 1937 - 1938).

ánh không khí sục sôi của cách mạng. Dòng chảy cách mạng đã cuốn hút mạnh mẽ cảm xúc các nhà thơ. Lý tưởng cao cả của nhà thơ là phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh của dân tộc. Với nội dung phản ánh mới mẻ, thơ ca đã có những hình thức biểu hiện mới.

Tuy nhiên, trong những năm đầu cách mạng, thơ còn mang tính ước lệ. Thơ ca lúc này, vừa mang cảm hứng dào dạt của cách mạng thắng lợi, lại vừa mang không khí bỡ ngỡ của những con người vừa từ tăm tối choàng ra ánh sáng. Thơ giai đoạn này còn thiếu những hình ảnh cụ thể về cuộc sống và con người mới.

Dần dần, hình ảnh người chiến sĩ ngoài mặt trận, người du kích, người dân công, bà mẹ kháng chiến, em bé giao liên đã được ghi đậm nét trong thơ qua các thời kỳ kháng chiến. Tình quân dân, tình đồng đội , tình đồng chí, đồng bào... đã dần trở thành những đề tài thường gặp.

Thơ thời kỳ kháng Pháp thường hướng về cái chung, cái chúng tôi, ít đề cập đến cái tôi, cái cá nhân. Trong thơ thường thấy ùng oàng súng đạn, thấy bước hành quân rầm rập, thấy tiếng hát hò... mà ít thấy nỗi niềm, tâm trạng. Cái mạnh của thơ ca thời kỳ này, là sự có mặt kịp thời, động viên cổ vũ kịp thời. Cái sôi nổi, hào hùng thì có, nhưng cái suy tư, lắng đọng thì ít.

Ngay thời kỳ đầu xuất hiện, Quang Dũng đã tìm cho mình cách thể hiện riêng. Bên cạnh cái chúng tôi, chúng ta, nhà thơ đã mạnh dạn khai thác cái tôi, cái ta. Con người cá nhân thường hiện rõ trong thơ của ông. Cuộc đời nghệ sĩ vốn chấp nhận sự thăng trầm. Trong đời sống, Quang Dũng nhiều phen chấp nhận sóng gió, chấp nhận sự không may mắn. Nhưng thơ lại ông luôn lấp lánh niềm tin trong sáng, yêu đời và lạc quan. Ham sống, ham đi, ham viết vẽ. Đó là tính cách của ông.

Mũ hãy ngả cho nắng vàng mái tóc

Túi bên vai trời hửng núi lên rồi

Cột dây thép gió lùa qua rào rạo

Hát lên đường, muôn dặm đường xa xôi.

Quang Dũng không viết nhiều. Nhưng ông lại có nhiều tác phẩm sống vượt thời gian. Khi GV chịu khó cập nhật thông tin, cung cấp thêm những tri thức bên ngoài SGK, HS hẳn sẽ hứng thú và có cái nhìn toàn diện hơn hẳn về tác phẩm sắp được khám phá.

Với tác giả Tố Hữu, ngọn cờ đầu của thi ca cách mạng, GV có thể kể cho các em nghe về lai lịch của bút danh Tố Hữu: Vào giữa năm 1938, sau khi đỗ thành chung, Nguyễn Kim Thành sang Lào. Tại đây, ông viết bài Lao Bảo; một cụ Đồ nho người Quảng Bình, sau khi hàn huyên đã tặng chữ "Tố Hữu" để đặt bút danh cho Nguyễn Kim Thành. Cụ đồ giải thích theo Khổng Tử: "Ngô nhi tố hữu đại chí", nghĩa là "trẻ ta sẵn có chí lớn"- Tố Hữu là sẵn có; hai chữ ấy để chỉ cái tiềm ẩn trong con người Nguyễn Kim Thành. Nguyễn Kim Thành trân trọng nhận bút danh Tố Hữu do cụ đồ tặng, nhưng chỉ dám được hiểu với nghĩa khác: Tốtrong trắng, Hữubạn; hai chữ Tố Hữu với nghĩa là người bạn trong trắng. Một bút danh đầy hàm nghĩa và thực sự rất phù hợp với thi sĩ.

GV cũng có thể kể cho HS nghe về cuộc đời chiến sĩ của nhà văn Nguyễn Thi, để HS có một tâm thế phù hợp về một nhà văn đồng thời cũng là một chiến sĩ dũng cảm, trước khi học tác phẩm Những đứa con trong gia đình.

Sự hi sinh của ông trên đường Minh Phụng năm 1968, và bây giờ được mang tên ông đã chứng minh một cách đẹp đẽ và mãnh liệt về chân dung một nhà văn-chiến sĩ trọn lòng vì tổ quốc, cái chết của ông sáng loà trong tim người ở lại. Bởi vậy dù khiêm nhường đến mấy, những đóng góp văn chương của các nhà văn, đặc biệt là những nhà văn liệt sĩ như Nguyễn Thi trong cuộc sống phải được

trân trọng. Không thể hình dung một dân tộc, một thời đại, một con người dù là quốc gia quốc tịch nào mà lại không cần đến văn chương. Văn chương góp phần không nhỏ trong sự hình thành và bồi đắp mỗi nền văn hoá.

Tương tự, GV làm như vậy với các tác giả khác.

Không chỉ cung cấp ngắn gọn, đầy đủ các thông tin về tác giả, mà còn tạo được tâm thể phù hợp cho HS trước khi bắt đầu tiếp xúc với tác phẩm là điều vô cùng quan trọng. Yêu cầu tạo được tâm thế hứng thú phù hợp cho từng tác phẩm trước khi vào bài là một trong những vấn đề được quan tâm, bởi VHCM là giai đoạn văn học đã lùi vào quá khứ về mặt thời gian, phần nào không còn nhiều hấp dẫn với HS so với những văn bản nóng hổi thời sự của các tác giả đã sống, do đó tạo được tâm thế hào hứng, mong chờ, kích thích được ở các em sự tò mò là điều có ý nghĩa lớn đối với quá trình cô trò cùng khám phá văn bản VHCM.

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64)