7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Dạyhọc nêu vấn đề
nhau và phức tạp lên dần, mà qua giải quyết các tình huống đó, học sinh, với sự giúp đỡ và chỉ đạo của thầy giáo, sẽ nắm được nội dung của môn học, cách thức học môn đó, và phát triển cho mình những đức tính cần thiết để sáng tạo trong khoa học và trong cuộc sống.
Hiện vẫn còn những ý kiến trái ngược nhau về ứng dụng dạy học nêu vấn đề vào giờ giảng văn. Có ý kiến lo ngại dạy học nêu vấn đề có nguy cơ phá vỡ chỉnh thể tác phẩm. Lại cũng có ý kiến cho rằng dạy học nêu vấn đề thuộc lĩnh vực phát triển tư duy khoa học nên nó không phù hợp cho sự phát triển cảm xúc thẩm mỹ. Vì họ cho rằng văn chương thuộc lĩnh vực cảm xúc, lĩnh vực của tư duy hình tượng và những rung động thẩm mỹ chứ không phải của trí tuệ hay tư duy logic. Trong khi đó, dạy học nêu vấn đề lại là lĩnh vực của trí tuệ và các thao tác tư duy logic. Nếu ứng dụng dạy học nêu vấn đề vào giảng văn sẽ làm tổn hại những rung động thẩm mỹ cần thiết của một giờ văn, nhất là giờ giảng văn.
Ngược lại, có ý kiến cho rằng trong cảm thụ thưởng thức văn chương vẫn cần đến tư duy logic, cần những thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát. Vì nếu không có tư duy logic nghĩa là không có phân tích, cắt nghĩa, không hiểu ý đồ nghệ thuật cũng như cái hay, cái đẹp của tác phẩm thì học sinh cũng không có được những rung động thẩm mỹ thật sâu sắc.
Ý kiến nghi ngờ việc vận dụng dạy học nêu vấn đề vào dạy học tác phẩm văn học không phải là không có cơ sở, nhưng nếu chỉ coi việc thưởng thức, tiếp nhận tác phẩm văn chương là lĩnh vực cảm xúc, của tư duy hình tượng và những rung động thẩm mỹ thì chưa đủ để bác bỏ khả năng ứng dụng của dạy học nêu vấn đề.