Phương pháp gợi mở

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Phương pháp gợi mở

Gợi mở là biện pháp “Dẫn dắt học sinh từng bước tham gia phát hiện, phân tích và đánh giá từng bộ phận của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi dựa vào những vấn đề then chốt về nội dung và nghệ thuật. Gợi mở hỗ trợ cho phương pháp đọc sáng tạo và cũng phù hợp với biện pháp nêu vấn đề và phát triển tư duy cho học sinh, giúp các em mở rộng, đào sâu hoạt động nhận thức, thật sự động não để phân tích, bình giá các hiện tượng khoa học” [37, 94]. Trong đà cải tiến PPDH hiện nay, nhiều người đều nhất trí rằng biện pháp này có nhiều ưu thế đáp ứng yêu cầu phát triển tư duy của HS. Bằng con đường đàm thoại, gợi mở, GV sẽ tạo cho lớp học một không khí tự do suy nghĩ, tự do phát biểu trực tiếp ý kiến và bộc lộ khả năng cảm thụ của mình. Chính vì thế BP này giúp ta cải thiện được thói quen diễn giảng, tạo điều kiện cho hoạt động song phương giữa thầy và trò để từng bước đi vào tác phẩm.

Khi giảng truyện “Chí Phèo”, nếu GV dùng một hệ thống câu hỏi logic, có khả năng gợi vấn đề, gợi cảm xúc sẽ giúp HS thấy rõ quá trình bi thảm của kiếp

người nông dân nghèo khổ, bị đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi và phải kết thúc cuộc đời mình bằng cách tự sát. Qua đó, các mình bằng cách tự sát. Qua đó, các em sẽ thấy được ý nghĩa tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến và bọn cường hào địa chủ nông thôn lúc bấy giờ. Trong hệ thống câu hỏi ấy cần có sự dẫn dắt khéo léo để tập trung làm nổi bật quá trình tha hoá và sự phát triển tâm lý của nhân vật Chí Phèo. Bởi vì bản chất lúc đầu của Chí là một nông dân lương thiện, nhưng kết thúc phải tự sát vì không được làm một người lương thiện. Chẳng hạn:

Bản chất của Chí Phèo là một con người như thế nào? Nguyên nhân nào Chí Phèo bị đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi không lối thoát? Động cơ nào đã thức tỉnh Chí Phèo? Vì sao Chí Phèo phải giết Bá Kiến và tự sát?... Quá trình này cần sự gợi mở, định hướng của GV để HS dần dần tìm ra nguyên nhân, khám phá ra cái qui luật khắc nghiệt của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

Biện pháp gợi mở có khả năng phát triển óc tư duy, phê phán của HS, giúp các em tự rèn luyện các kỹ năng phân tích, đánh giá tác phẩm văn học. Tuy nhiên, câu hỏi yêu cầu phải được chuẩn bị thật kỹ càng, phù hợp với tâm lý, đặc điểm của từng đối tượng HS và phù hợp với chương trình, nội dung, đặc điểm của tác phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi cần phong phú và đa dạng, hình thức câu hỏi cũng phải thay đổi phù hợp theo kiểu diễn dịch hoặc qui nạp để giúp HS dễ khái quát, dễ hệ thống ý nghĩa nhiều tầng bậc của tác phẩm. Ngoài ra, phải có sự kết hợp nhịp nhàng, cân đối với các loại câu hỏi tổng hợp, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi sáng tạo tình huống, buộc HS vận dụng các loại kiến thức đa dạng để phát huy năng lực độc lập làm việc, óc tìm tòi suy nghĩ và thói quen giao tiếp xã hội.

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w