Phương pháp đọc –hiểu

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 90)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Phương pháp đọc –hiểu

Khái niệm đọc hiểu là khái niệm đa năng, định danh nhiều đối tượng khác nhau: chỉ một loại hình giờ học môn Ngữ Văn, chỉ một mô hình dạy học văn bản,

chỉ một cấp độ của việc đọc, chỉ một hoạt động tìm hiểu văn bản…

Đọc hiểu với tư cách là một mô hình dạy học văn bản thuộc môn Ngữ Văn: Là mô hình đọc đã có lịch sử lâu đời, ở từng thời kỳ khác nhau có màu sắc biểu hiện khác nhau do quan điểm về giáo dục về văn chương về dạy học. Hoạt động dạy học văn trong nhà trường đã trải qua ba giai đoạn nhận thức, ba mô hình thao tác, từ giảng văn qua phân tích văn học đến đọc hiểu văn bản văn học.

Sở dĩ lí luận dạy văn chỉ loanh quanh từ giảng văn đến phân tích văn mà chưa có gì đổi mới là do sự lạc hậu về lí luận, chưa thực sự tiếp cận đến lí thuyết tiếp nhận văn học, lí thuyết liên văn bản, lí thuyết thông diễn học… Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào vấn đề xác định tên gọi hoạt động dạy văn cho đúng, phù hợp với tinh thần lí luận dạy học mới, coi học sinh là trung tâm của hoạt động đào tạo trong nhà trường. Cần xác định dạy văn trong nhà trường chỉ có thể là

thầy dạy đọc văn, trò học đọc văn chứ không thể có gì khác. Và môn học riêng về văn bản văn học trong nhà trường chỉ có thể gọi là đọc hiểu văn bản văn học. Thuật ngữ đọc hiểu văn bản văn học được dùng phổ biến khi bộ sách Ngữ văn ra đời (năm 2002).

Đọc hiểu là một thuật ngữ đa năng. Trước hết nó chỉ một loại giờ học môn Ngữ văn tồn tại bên cạnh các giờ tiếng Việt, làm văn, văn học sử, lí luận văn học. Ngoài ra thuật ngữ đọc hiểu còn được hiểu là định danh một mô hình dạy học văn bản. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở cải tạo lại các mô hình dạy học văn cũ là giảng văn, phân tích tác phẩm văn học, dạy học tác phẩm văn chương.

Đọc là hoạt động tâm lí nhằm giải mã văn bản. Một là chuyển văn bản kí hiệu văn tự thành văn bản bằng ngôn ngữ tương ứng với văn bản chữ viết. Hai là giải mã văn bản để tìm ý nghĩa.

Vì ý nghĩa là cái không hiển thị rõ ràng nên đọc là hoạt động cảm thụ kết hợp với tư duy nhằm kiến tạo ý nghĩa.

Đọc là hoạt động mang tính cá thể hóa cao độ, gắn với trình độ, cá tính , trí tuệ của người đọc. Đọc hiểu là tự hiểu. Không ai hiểu hộ được cho ai.

Sự kiến tạo ý nghĩa xác định đọc là hoạt động sáng tạo cá thể.

Hoạt động tìm nghĩa là quá trình đối thoại với tác giả và cộng đồng lí giải – tính liên chủ thể, tính hợp tác.

Hoạt động chiếm lĩnh văn bản tất yếu phải xử lí mối liên hệ giữa văn bản đang đọc với trường văn bản xung quanh –đây là tính liên văn bản, hoạt động liên kết văn hóa của việc đọc.

Vì mọi sự đọc, dù động cơ như thế nào đều không thoát li được việc tìm nghĩa văn bản, cho nên mọi sự đọc đều là đọc hiểu. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của môn ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu văn bản.

Hiểu thực chất là tự hiểu, nghĩa là làm cho nảy sinh, sinh thành trong ý thức của người đọc một tri thức mong muốn, nghĩa là làm thay đổi tính chủ quan của người đọc. Thực chất của hiểu là năng lực phản xạ, phản tỉnh, đọc hiểu là đọc với năng lực phản tỉnh (tỉnh ngộ ra, nhận thức lại, tự nhìn nhận lại hiện thực để không lặp lại lầm lẫn nữa), suy ngẫm những điều đọc được. Hiểu có sự thống nhất giữa giải thích và ứng dụng, sự hiểu đúng luôn tạo ra những kết nối tri thức linh hoạt và bất ngờ. Ngoài ra hiểu cũng phải đi đôi với nắm bắt lịch sử của văn

bản, ngữ cảnh của nhà văn, ví dụ với bài thơ Từ ấy – Tố Hữu: Ta nên liên hệ hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc của nhà thơ. Dạy đọc hiểu là dạy năng lực phản tỉnh, phản xạ cho học sinh.

Theo PGS.TS Phan Huy Dũng thì mô hình dạy học đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông là mô hình giúp cho học sinh tích lũy hệ thống tri thức đọc hiểu (bao gồm tri thức về ngôn ngữ tiếng Việt, tri thức về thể loại văn học, tri thức về lí luận văn học, văn hóa tư tưởng, tri thức về kĩ thuật đọc). Nhìn lại việc giúp học sinh tiếp nhận tri thức trước đây sách giáo khoa chỉ giúp học sinh nhìn lại mà chưa nắm bắt được tri thức đầy đủ và sâu sắc. Do đó mô hình dạy học đọc hiểu sẽ giúp học sinh tích lũy hệ thống kiến thức thông qua việc: Hướng dẫn đọc hiểu ở nhà- Việc làm này lâu nay còn sơ lược chưa được đầu tư. Vì thế những yêu cầu mới đối với việc hướng dẫn đọc hiểu ở nhà là cần phải xác định những mục tiêu chính qua việc tự học và chuẩn bị tốt nhất cho giờ học sau đó (học sinh biết xoáy vào những trọng điểm). Giáo viên nên chỉ định cho HS văn bản cần đọc (gồm văn bản chính và văn bản có liên quan trong sách giáo khoa), vạch rõ mục tiêu đọc, nắm rõ được thể loại, cấu trúc, các lớp ý nghĩa. Ngoài ra giáo viên cần soạn lại câu hỏi trong sgk, gợi ý cho HS sưu tầm các tư liệu liên quan, sau đó nhận xét việc đọc ở nhà của HS. Thêm nữa là: Hướng dẫn đọc hiểu trên lớp, qua các thao tác sau: Cần tạo cho HS tâm thế tích cực, cảm xúc tràn đầy và hứng thú cao độ để thâm nhập vào đối tượng đọc hiểu, tạo tiền đề tốt đẹp cho việc vận dụng phát huy hết những năng lực chiếm lĩnh tác phẩm tiềm ẩn trong học sinh, làm cho việc vận hành giờ học trở nên thông suốt. Để tạo tâm thế tích cực GV cần có lời vào bài thích hợp có màu sắc văn chương nhưng không lên gân hay quá hoa mỹ, phù hợp với nội dung tính chất của các văn bản nghệ thuật, khơi gợi được vấn đề.

Thực hiện thao tác đọc diễn cảm văn bản (thể hiện được tiếng nói của tác giả, lan truyền cảm xúc đến người nghe): thầy và trò cùng thực hiện, giúp HS có ý niệm đúng đắn về tính thẩm mĩ của văn bản, ngoài ra còn cần thêm sự cảm nhận bằng trực giác của HS qua việc đọc. Yêu cầu HS đọc đúng, diễn cảm (theo cảm nhận của HS, GV không áp đặt) biết điều chỉnh, biết huy động kinh nghiệm đọc đã có. GV tránh chỉ dẫn chung chung, nên nhận xét việc đọc, hỏi HS ấn tượng về văn bản, đưa ra yêu cầu về kĩ thuật đọc, hướng dẫn hoặc chỉ ra lỗi phát âm sai…

Tóm lại mô hình dạy đọc hiểu văn bản ở trường phổ thông là một mô hình mới, chứa đựng nhiều yếu tố cần thiết trong quá trình đổi mới PPDH hiện nay cần được các nhà giáo dục chú ý đầu tư tìm hiểu, áp dụng.

Như vậy ở chương này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu nhưng thao tác cần thiết trước khi phân tích những tác phẩm giai đoạn 1945-1975. Cũng có thể giống và cũng có thể khác so với việc tìm hiểu, phân tích một tác phẩm ở những giai đoạn khác, song mục tiêu của chúng tôi là làm sao có thể chuẩn bị một cách tốt những nhưng phương pháp cũng như kiến thức cần thiết trước khi tiếp nhận văn bản VHCM, nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong quá trình giảng dạy. Dù không nói trực tiếp, nhưng phương pháp dạy chúng tôi áp dụng ở đây cho những tác phẩm VHCM 1945-1975 là phương pháp tích cực, chủ động, làm sao để HS có thể tiếp nhận các tác phẩm này một cách hiệu quả nhất, nhiệt tình nhất, qua đó củng cố cho các em niềm yêu thích văn chương, đặc biệt là nền văn chương cách mạng, một giai đoạn đã lùi vào quá khứ nhưng chưa bao giờ lạc hậu, nhất là trong giai đoạn xã hội và đời sống chính trị đang có những chuyển biến phức tạp như hiện nay..

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm

Thực nghiệm dạy học nhằm:

Một là: Kiểm tra để xác nhận tính hiệu quả và tính khả thi của việc tổ chức hoạt động dạy - học đọc hiểu tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1975 theo hướng mới, có chú trọng đến nguyên tắc tích hợp và nguyên tắc chủ động tích cực trong chương trình Ngữ Văn 12 mà luận văn đã đề xuất.

Hai là: Hoàn chỉnh những nghiên cứu lý thuyết để việc ứng dụng vào thực tế dạy học đạt hiệu quả.

3.2. Địa bàn thực nghiệm: Một số trường THPT Quận 3, TP Hồ Chí Minh

Thực nghiệm được tiến hành ở khối lớp 12 dạy theo chương trình chuẩn, ban cơ bản, ở một số trường và một số giáo viên. Cụ thể:

- Trường THPT Lê Qúy Đôn

- Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai - Trường THPT Nguyễn Thị Diệu

3.3. Kế hoạch thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm được tiến hành vào đầu học kỳ một và hai của năm học 2013 - 2014 ở ba trường trung học phổ thông nói trên.

Do điều kiện khó khăn riêng, nên người viết luận văn trực tiếp đứng lớp giảng dạy thực nghiệm văn bản đã chọn có dự giờ góp ý của tổ trưởng bộ môn một trường là trường THPT Lê Qúy Đôn, lớp 12D3 (lớp thực nghiệm) và 12B1, ở hai trường còn lại, người viết nhờ các đồng nghiệp, là các cô có kinh nghiệm và chuyên môn hỗ trợ giúp đỡ giảng dạy theo giáo án người viết đã chuẩn bị, có

sự góp ý và chính sửa của các giáo viên trong tổ Văn, nhằm hoàn thiện hơn mục tiêu đề ra ban đầu.

Trực tiếp đứng lớp ở trường THPT Nguyễn Thị Diệu là cô Nguyễn Thị Mộng Tuyền, giảng dạy lớp 12A3, 12A4 và ở trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là cô Nguyễn Thanh Hà lớp 12C5 và 12B3, trong đó lớp thực nghiệm là 12A5 (THPT Nguyễn Thị Diệu) và 12C5 (THPT Nguyễn Thị Minh Khai).

Ở mỗi trường THPT người viết đều tiến hành thực nghiệm trên một lớp và một lớp đối chứng, như vậy tổng số lớp sẽ là 6 lớp (đều thuộc ban cơ bản) với khoảng 180 học sinh.

Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm, học sinh sẽ làm bài kiểm tra trắc nghiệm kiến thức của lớp học trong khoảng thời gian 3 phút với 5 câu hỏi và làm bài viết trong thời gian 90 phút (câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi bài viết ở phụ lục 3). Chúng tôi thống nhất thang điểm kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm.

Kết quả thực nghiệm được đánh giá trên cơ sở bài thu hoạch của học sinh và những ý kiến nhận xét, đóng góp của giáo viên trong tổ bộ môn của các trường thực nghiệm.

3.4. Thiết kế giáo án thực nghiệm

- Bài giảng thứ nhất: Tây Tiến thực nghiệm tại lớp 12D3 trường THPT Lê Qúy Đôn.

- Bài giảng thứ hai: Người lái đò sông Đà thực nghiệm tại lớp 12C5 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai.

- Bài giảng thứ ba: Rừng xà nu thực nghiệm tại lớp 12A3 trường THPT Nguyễn Thị Diệu.

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM: Giáo án 1:

TÂY TIẾN (2 tiết)

Quang Dũng I. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật cảu bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.

II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức:

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.

- Bút pháp lãng mạn đặc sắc, ngôn ngữ giàu tính tạo hình.

2. Kĩ năng:

- Đọc –hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ

3. Thái độ: biết chia sẻ những mất mát, đau thương mà các anh lính Tây Tiến đã trải qua, biết trân trọng những thành quả cách mạng.

Bước 1: Kiểm tra sỉ số

Bước 2: kiểm tra bài cũ

Bước 3: Dạy bài mới

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

Gv gọi Hs đọc phần tiểu dẫn.

Nêu những nét chính về tác giả?

Gọi HS đọc tác phẩm

Em biết gì về đoàn quân Tây Tiến? - Nêu hoàn cảnh sáng tác?

I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả

- Quang Dũng tên: Bùi Đình Diệm

(1921-1988). Quê: Phượng Trì-Đan Phượng-Hà Tây.

- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết văn, soạn nhạc. - Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ giàu chất nhạc, chất họa.

- Năm 2001 tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm:

- Nêu bố cục, thể thơ?

GV chốt ý ngắn gọn:

- Thể hành, trường thiên. Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 Câu thơ 7 chữ (số lẻ) vững chãi, vần bằng/ trắc mạnh mẽ đã lột tả được cái gian nan, hùng tráng của hành trình Tây Tiến.

- GV giới thiệu đoạn thơ nhằm tạo tâm lí tiếp nhận cho HS :

Tây Tiến biên cương mờ khói lửa Quân đi lớp lớp động cây rừng Và bài thơ ấy, con người ấy Vẫn sống muôn đời với núi sông

(Giang Nam)

Gv gọi Hs đọc lại đoạn 1

Đoạn thơ giúp em tưởng tượng như thế nào về con đường Tây Tiến?

Tìm những từ ngữ và hình ảnh thể hiện

II. Đọc- hiểu: a. Nội dung

1. Nhớ về một Tây Tiến dữ dội và hùng vĩ:

nỗi nhớ?

Nêu suy nghĩ của bản thân về nỗi nhớ chơi vơi?

Gv gợi ý:

Ra về nhớ bạn chơi vơi

Nhớ chiếu bạn trải, nhớ nơi bạn nằm

Những danh từ riêng sử dụng có tác dụng ra sao?

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” - Hình ảnh “sông Mã”

- Từ ngữ “xa rồi”-> tiếng thở dài, sâu lắng.

-“Tây Tiến ơi”-> tiếng gọi bồi hồi, tha thiết.

-Điệp từ “nhớ”, âm “ơi” cùng từ láy “chơi vơi”-> nỗi nhớ không có hình, không có dạng tưởng như nhẹ tênh mà nặng trĩu đầy ắp =>Nỗi nhớ càng da diết, quặn lòng=>tự hào.

=>Nhớ xua tan sương khói thời gian làm hiện hình rõ nét kỉ niệm.

- Nhớ thiên nhiên Tây Bắc, hoang vu, dữ dội, hùng vĩ và những tháng ngày hành quân gian khổ nhưng rất hào hùng:

+“ Sài Khao ….mỏi”->Sương lấp đường đi, lấp dáng người trong mờ mịt->dữ dội của sương dày.

Có kỉ niệm lung linh huyền ảo: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” =>Bộ đội Tây Tiến hành quân từ rừng về bản phải đốt đuốc soi đường.

“Hoa”-ẩn dụ, chính là lửa, là hương thơm, là người về trong đêm - Câu thơ có 6/7 vần bằng =>nhẹ nhàng,bâng khuâng.

Hiện thực gian khổ của cuộc chiến được tác giả khắc hoạ chân thực, sống động qua những hình ảnh nào?

Liên hệ (tích hợp dọc) “Hình khe thế núi gần xa

Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao” (Chinh phụ ngâm)

những làn hơi bốc lên từ đá núi, hoa nở mà như về trong đêm hơi.

+ Hiện thực gian khổ của cuộc chiến được tác giả khắc hoạ chân thực, sống động:

“ Dốc lên…..xa khơi”

+ Từ láy giàu chất tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, thanh trắc -> con đường hành quân gập ghềnh, hiểm trở: núi cao, vực thẳm, dốc rồi lại dốc, những đỉnh đèo hoang vắng khuất vào mây trời.

+ Điệp từ: dốc, ngàn thước. Phép tiểu đối: ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

+ Hình ảnh “Súng ngửi trời”->nghệ thuật nhân hóa, cách nói tếu, vui đùa của lính tráng.

=> Khắc hoạ dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên không bị chìm đi mà nổi lên đầy thử thách.

+ “Nhà ai….xa khơi” ->thanh bằng- người lính Tây Tiến như quên hết mệt

Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, hình

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w