Nhận ra tính thống nhất và tính đa dạng của phong cách các nhà văn

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Nhận ra tính thống nhất và tính đa dạng của phong cách các nhà văn

2.1.2. Nhận ra tính thống nhất và tính đa dạng của phong cách các nhà văn cách mạng cách mạng

2.1.2.1. Phong cách thời đại của các nhà văn cách mạng 1945-1975

Ra đời trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ gian khổ, ác liệt nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc , văn học 1945-1975 là nền văn học của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng. Mỗi nhà văn sáng tác trong giai đoạn này phải là một chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, dùng ngòi bút của mình để ngợi ca, cổ vũ cuộc kháng chiến của toàn dân tộc và văn học trở thành một bộ phận không thể thiếu trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc. Do vậy văn học giai đoạn này là tiếng nói chung của cả cộng đồng dân tộc trước thử thách quyết liệt: Tổ quốc còn hay mất; độc lập tự do hay là nô lệ. Nét chung của văn học giai đoạn này là quan tâm đến chính trị, đến giá trị tuyên truyền, đến chức năng giáo dục. Văn học chú ý khắc họa con người anh hùng, xả thân vì nghĩa lớn. Cảm hứng chung là cảm hứng sử thi và lãng mạn. Ngôn ngữ hướng về bình dân, đại chúng...

2.1.2.2. Phong cách cá nhân của một số nhà văn cách mạng 1945-1975 được học trong chương trình

Theo cách dùng từ của nhà thơ Xuân Diệu, Tố Hữu được gọi là nhà thơ của tình thương mến, bởi trong cách cảm nhận của Xuân Diệu thì tình thương mến trong thơ Tố Hữu “là một sự cảm hoà với người với cảnh; một lòng yêu thân yêu, yên ấm với xung quanh”, tình cảm ấy khiến cho Tố Hữu trở thành “người bạn chí thân của người của cảnh, người bạn chân thành một lòng một dạ, cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ, an ủi xác đáng những niềm đau”, “Tố Hữu đã nâng tình thương mến đến mức một sự đam mê; đó là tình nhân loại mà thấm vào đến mỗi tia máu; đó là tình thân mến của người cộng sản”. Tình thương mến ấy Tố Hữu dành cho các em thiếu niên nhi đồng, để rồi có hình ảnh một chú bé Lượm sống mãi trong thơ, dành cho anh vệ quốc quân trong những ngày đầu kháng chiến: Anh vệ quốc quân ơi, Sao mà yêu anh thế. Đặc biệt viết về các bà mẹ, Tố Hữu đã có những câu thơ giản dị mà xúc động “thấu tận nhân tình”, đó là hình ảnh Bà mẹ Việt Bắc ngồi kể chuyện nhà chuyện cửa” bên bếp lửa, “Bà Bủ nằm ổ chuối khô” với nỗi “lo bời bời” cho đứa con đi bộ đội, bà Bầm suốt đời thắt lưng buộc bụng hy sinh tận tuỵ. Trong kháng chiến có biết bao nhiêu con xa mẹ, bao nhiêu mẹ xa con mà không yêu mến, cảm ơn nhà thi sĩ đã viết những câu thấu tận nhân tình như:

Bầm ơi có rét không Bầm,

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu…

Đó là những câu thơ chảy nước mắt, cái nước mắt không bi thảm, mà là nước mắt sung sướng của tâm hồn, khi được nghệ thuật động tới chỗ cao sâu. Cả bài thơ vào nằm trong lòng người và ở luôn đó như một suối ngọt, một nguồn an ủi” [5, 558]. Tình thương mến ấy không chỉ tìm thấy trong những bài thơ viết về quần chúng, con người kháng chiến, mà “tình thương mến kia, Tố Hữu hoà vào trong phong cảnh, câu thơ khi nói đến đất nước cũng hoá ra êm đẹp, mượt mà”. Theo Xuân Diệu “cái tình thương mến rộng lớn đó có liên quan đến dáng điệu, nhạc điệu của thơ anh” [5, 736], “đó là một thứ nhạc tâm tình riêng bàng bạc thấm lấy các câu thơ, nhiều khi thành một thứ “thi tại ngôn ngoại” của Tố Hữu. Chính tình cảm ấy đã tạo nên giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết, “những câu thơ người ta có thể uống như nước ngọt, có thể hít thở như khí trời lành… Một sự ngọt ngào như là mỗi người có thể tự làm ra những câu thơ Tố Hữu mà họ đọc ấy” [9, 736- 737]. Cái nhạc điệu riêng rất hay, rất quyến rũ của thơ Tố Hữu có được không chỉ là do ông đã khai thác sâu sắc tính nhạc của ngôn ngữ Việt Nam, mà Xuân Diệu còn đánh giá đó là “kết quả của một sự nhập tâm sâu sắc; anh thu hút và chế biến những tư tưởng, ý tưởng cách mạng thành ra thức ăn của tâm hồn” [9,737], tình thương mến là nét đặc biệt của tâm hồn Tố Hữu. Có lẽ bởi chính cái nhạc điệu ấy mà Xuân Diệu đã rất đúng khi nhận xét “thơ Tố Hữu gần với lời ru điệu hát” [9, 737]

b. Nguyên Ngọc: Nhà văn của Tây Nguyên

Nguyên Ngọc được gọi là nhà văn của Tây Nguyên. Bởi ông từng là người chiến sĩ quân đội, có dịp sống và chiến đấu nhiều năm ở Tây Nguyên. Tất cả

vốn sống của Nguyên Ngọc về Tây Nguyên lúc đầu còn tản mạn. Sau được gặp anh Núp, vốn sống ấy được quy về một điểm và nhân vật chính được xác định. Chân lý đánh giặc đã thật sự thấm vào trong tác phẩm, toát ra từ trong tính cách nhân vật và được Nguyên Ngọc xem như nét chủ yếu làm nên phẩm chất anh hùng của nhân vật. Đất nước đứng lên là tác phẩm tiêu biểu cho sự phát triển tài năng, tư tưởng của Nguyên Ngọc.

Nét đặc sắc trong tác phẩm của Nguyên Ngọc là từ đời sống cách mạng của dân tộc mà tìm hiểu người anh hùng và từ người anh hùng mà giúp ta hiểu dân tộc, thời đại. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: Không phải vì văn chương mà Nguyên Ngọc tìm đến những người anh hùng mà vì người anh hùng mà anh thấy cần tìm đến văn chương.

Trong tác phẩm của Nguyên Ngọc, những tình cảm lớn của nhân dân luôn bền chặt thuỷ chung và thống nhất với tình yêu nước. Đó chính là cơ sở cho cảm hứng trữ tình cất lên rất đậm đà. Lòng khao khát tự do, tình cảm gắn bó với lãnh tụ, với Đảng là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua gian khổ, là cơ sở cho cảm hứng anh hùng ca luôn gắn chặt với cảm hứng trữ tình. Chính anh nhiều khi cũng không nén nổi cảm xúc riêng của mình, anh truyền đến cho ta những phút sâu lắng của nội tâm, rất quý, gây được một thứ không khí riêng cho tác phẩm. Trong sáng tác cũng như trong nhiều lần tâm sự, Nguyên Ngọc tỏ ra quan tâm đến việc tìm chọn cho mình những chủ đề mới mẻ, bám chặt hiện thực, hướng về cái mới của đời sống.

Ở tác phẩm của Nguyên Ngọc, bút pháp trữ tình và bút pháp anh hùng ca ở những cung bậc khác nhau phù hợp với cuộc sống con người thời đại, đặc biệt là người miền núi. Những nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Ngọc dũng mãnh khác thường, những con người thép nhưng tâm hồn họ luôn sôi sục

dào dạt nhưng chứa đựng bao nhiêu dòng suối, bao nhiêu con thác. Đối với Nguyên Ngọc, nhu cầu đi tìm cái hùng là một sự thôi thúc không ngừng, như thấm sâu vào trong tâm trí của mình. Nhân vật của Nguyên Ngọc không chỉ anh hùng trong chiến trận mà còn anh hùng trong tình yêu nữa. Đó là Sùng Choá Vàng, Tư Thắng, Sáu Chuỳ….Nguyên Ngọc không phải chỉ viết truyện sử thi, viết văn lãng mạn mà anh thật sự sống trong không khí sử thi mà mang hẳn trong máu mình chất lãng mạn….vì anh viết bằng lý tưởng, vì anh nhìn đời qua lý tưởng.

Trước năm 1975, Nguyên Ngọc thành công nhất với những sáng tác viết về núi rừng Tây Nguyên.

c. Nguyễn Thi: Nhà văn-chiến sĩ gương mẫu

Với khoảng hai mươi năm cầm bút, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều giải thưởng trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các tập truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký tiêu biểu Trăng sáng, Đôi bạn, Chuyện xóm tôi, Mẹ vắng nhà, Những đứa con trong gia đình, Sen trong đồng, Ở xã Trung Nghĩa, Ước mơ của đất và đặc biệt là Người mẹ cầm súng đã chứng tỏ văn tài nổi trội của ông khi viết về chiến tranh.

Từ những sáng tác tại chỗ của Nguyễn Thi, cho thấy một ngòi bút cường tráng, bám sát dân, bám sát bộ đội, bám sát đời sống chiến trường để từ đó khái quát cuộc chiến tranh theo nghĩa chân thực nhất.

Chưa ai viết ồ ạt như Nguyễn Thi. Trong khoảng gần hai mươi năm cầm bút, ông đã in hàng chục tập bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút đặc sắc về chiến tranh mà khi thời gian lùi xa vẫn khẳng định được một phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi độc đáo đầy sức sống.

Chất lượng, bản lĩnh, sức mạnh nghệ thuật hiện thực của Nguyễn Thi đã làm cho các tác phẩm của ông có một sức gợi cảm, sức sống bền lâu trong lòng độc giả. Các nhân vật như chị Út Tịch, anh Phạm Văn Cội, chị Nguyễn Thị Hạnh... sẽ mãi còn lại với thời gian. Số phận đã không cho Nguyễn Thi được nhìn thấy ngày toàn thắng. Tuổi bốn mươi, ông ngã xuống giữa những trang sách bỏ dở. Đó là một mất mát lớn không chỉ của gia đình, vợ con, đồng đội thân thiết với ông, mà là cả văn chương…

Nguyễn Thi là một cá tính văn chương hiếm gặp ở đời. Nhà văn, nhà báo Trần Thế Tuyển khi nhận xét về Nguyễn Thi đã khẳng định: “Nguyễn Thi nói ông dang dở về cuộc đời với nhiều éo le, về sự nghiệp với những tác phẩm chưa hoàn tất nhưng với đất nước, quê hương và đồng đội ông đã sống trọn vẹn cả cuộc đời mình”.

Văn chương Nguyễn Thi bộc lộ một cảm thông sâu nặng với chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là những người dân vùng địch hậu. Nhiều câu văn, đoạn văn trong tiểu thuyết, ghi chép, truyện ngắn của ông đã đạt đến độ khái quát cao, có sức ám ảnh và lan toả với người đọc, đặc biệt là những bạn đồng nghiệp. Nền tảng sự cảm thông ấy ở đâu ra nếu không xuất phát từ trái tim chân thành và đau đớn của người viết. Và, từ những cảm thông ấy, đã hằn lên ước muốn làm tươi lại những tâm hồn trong chiến tranh cũng là một bản lĩnh ngòi bút. Và dường như, đó còn là một sự độc lập, một khẳng định chủ quyền về quyền năng nhà văn trong bày tỏ và sáng tạo. Và, thật tự nhiên, từ những sáng tạo chuyên tâm, bền bỉ, từ những thân phận da diết, ám ảnh, vang sâu đã góp phần định hình một phong cách riêng cần thiết, cần thiết và quyết định đến sự thành công của văn nghiệp Nguyễn Thi.

Phẩm chất anh hùng của người cầm bút trong nhà văn Nguyễn Thi là rất rõ ràng. Những tác phẩm văn học của ông để lại có tính ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ sau này về tính nhân văn, lòng yêu nước và khí phách anh hùng cách mạng. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng của các nhân vật của Nguyễn Thi đã góp phần tạo lên một sức mạnh tinh thần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước, đánh thắng những kể thù hùng mạnh nhất. Những hình tượng, nhân vật được xây dựng từ thực tế chiến đấu của nhà văn đa thể hiện rõ khí chất anh hùng của dân để từ đó cho thấy một bản lĩnh anh hùng của cá nhân nhà văn. Phẩm chất anh hùng chỉ có được ở những yêu nước, một đời vì nhân dân vì dân tộc mà cầm bút và cầm súng.

d. Quang Dũng: Hồn thơ lãng mạn, hào hoa

Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Dậu (tức Diệm), sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, tổng Phùng huyện Đan Phượng, nay thuộc Hà Nội.

Tác phẩm xuất bản: Thơ: Bài thơ sông Hồng (truyện thơ 1956), Rừng biển quê hương (in chung với Trần Lê Văn, 1957), Mây đầu ô (1986).

Văn: Mùa hoa gạo (truyện ngắn, 1950), Đường lên Thuận Châu (bút ký 1964), Nhà đồi (truyện ngắn, 1970), Rừng về xuôi (bút ký) Một chặng đường Cao Bắc (bút ký, 1983), Thơ văn Quang Dũng (tuyển, 1988), Tuyển tập Quang Dũng (1999).

Ngay thời kỳ đầu xuất hiện, Quang Dũng đã tìm cho mình cách thể hiện riêng. Bên cạnh cái chúng tôi, chúng ta, nhà thơ đã mạnh dạn khai thác cái tôi cái ta. Con người cá nhân thường hiện rõ trong thơ của ông. "Tây Tiến" là bài thơ viết về cái chung, nhưng nó lại có tâm trạng rất riêng. Đó là cuộc hành quân oai hùng và gian khổ. Nhà thơ đã phác hoạ vẻ đẹp hào hùng và bi tráng, niềm vui và nỗi buồn của người chiến sĩ. Khi các nhà thơ mới chỉ khai thác vẻ đẹp hào hùng của công việc, thì Quang Dũng đã khai thác tâm lý, tình cảm của con người

trước công việc. Ông không chính luận, không đưa triết lý cao siêu vào thơ. Cái mạnh của thơ Quang Dũng là cảm xúc mạnh và nồng ấm. Ngôn ngữ thơ ông giản dị, mộc mạc nhưng lấp lánh, hào hoa. Thơ Quang Dũng là dòng thơ hướng nội. Ông ít quan tâm đến cách tân hình thức, không chủ trương tạo sự cầu kỳ rắc rối ngôn từ. Nhưng thơ ông vẫn trẻ, vẫn mới.

Thơ Quang Dũng thường nghiêng về tả. Qua tả, để giãi bày cái tình của mình. Bài thơ "Tây Tiến" không có một từ tôi hoặc ta nào, nhưng người đọc vẫn nhận rất rõ con người tác giả. Cái tôi và cái ta ở đây đã hoá thân trong cảm xúc, trong từng câu chữ. Một con người giàu cảm xúc, ý chí ngang tàng trước cái sống và cái chết, sự cứng rắn trước công việc và sự yếu mềm trước tình cảm... Cái tôi của tác giả, có pha màu “tiểu tư sản”, nó có đặc trưng rất riêng của Quang Dũng. Chính vì thế, ở thời điểm đó, nhiều người không chấp nhận được dòng thơ này. Tây Tiến của Quang Dũng, Ngày về của Chính Hữu, một thời đã bị phê bình mạnh mẽ, là do vậy.

Sở trường của Quang Dũng, là viết thơ theo thể tự do. Trong tập thơ Mây đầu ô không có một bài thơ lục bát nào. Thơ của ông thường có dáng dấp thể hành, bài thơ thường dài, giọng điệu ngang tàng. Tây Tiến là bài thơ rõ nét nhất phong cách này.

Câu thơ Quang Dũng thường ngắn gọn, súc tích. Ông là người ít chú ý đến vần điệu. Nhưng thơ ông lại rất giàu hình ảnh. Hình ảnh trong thơ ông luôn gợi mở tâm trạng. Thử đọc khổ thơ Chiều mưa núi của ông:

Kỳ Sơn mây kéo nặng

Hoa trẩu rụng đầy đường

Tâm hồn Quang Dũng khoáng đạt. Tuy là người chỉnh chu hết mực với công việc, với gia đình, nhưng ông lại rất sợ sự gò bó, khuôn phép, máy móc. Ông là thi sĩ thích sự mênh mang, xê dịch.

Mây ở đầu ô mây lang thang

Ôi chật làm sao

Góc phố phường

Mây ở đầu ô

Hẹn những chân trời xa lạ

Một tâm hồn nồng hậu, luôn yêu cái đẹp bình dị.

Những tác phẩm của ông, như Tây Tiến, Mắt người Sơn Tây, cũng như những bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, như Màu tím hoa sim của Hữu Loan… một thời bị coi là thứ thơ uỷ mị, tiểu tư sản. Nhưng đến nay, người đọc càng quý trọng và đánh giá đúng giá trị của nó. Các tác phẩm này, đã được xếp hạng cùng các bài thơ hay của thời kỳ kháng Pháp, như Tình sông núi của Trần Mai Ninh, Lên Cấm Sơn của Tân Sắc, Nhớ của Hồng Nguyên…

Nếu nói thơ ca hay ở giá trị chân thiện mỹ, thì thấy thơ Quang Dũng đã hướng về những giá trị đó. Quang Dũng không viết giả dối, không làm xiếc trên các con chữ. Ông viết bằng tấm lòng, bằng xúc cảm của ông. Chính vậy, những tác phẩm của ông đã sống với thời gian, lắng sâu trong tâm trí người đọc.

Cuộc đời nghệ sĩ vốn chấp nhận sự thăng trầm. Trong đời sống, Quang Dũng nhiều phen chấp nhận sóng gió, chấp nhận sự không may mắn. Nhưng thơ lại ông luôn lấp lánh niềm tin trong sáng, yêu đời và lạc quan. Ham sống, ham đi, ham viết vẽ. Đó là tính cách của ông.

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w