Thuyết minh giáo án thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 128)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Thuyết minh giáo án thực nghiệm

Ba tác phẩm thực nghiệm đều dựa vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học văn theo hướng tích cực chủ động, nhằm phát huy khả năng tư duy tích cực của HS, đồng thời đáp ứng nhu cầu đọc hiểu tác phẩm. Vì thế, bài soạn thực nghiệm là bản thiết kế công việc dạy – học của GV và HS. Trong giáo án, chúng tôi vận dụng kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp góp phần làm nổi bật yếu tố tự sự và trữ tình của hai tác phẩm.

Biện pháp đọc diễn cảm là hình thức sử dụng mọi sắc thái tình cảm của giọng đọc để tác động đến trí tưởng tượng và cảm xúc của người nghe. Trong bài dạy, phương pháp này được sử dụng để giúp HS cảm nhận và hình dung được bức tranh thiên nhiên.

Đôi chỗ, chúng tôi vận dụng biện pháp diễn giảng khi giới thiệu, mở rộng hoặc bổ sung kiến thức. Đặc biệt, bình giảng những chi tiết hay, tạo ấn tượng sâu sắc cho HS.

Phương pháp gợi mở dùng để định hướng, dẫn dắt HS tìm tòi, phát hiện những chi tiết trong tác phẩm hoặc cảm nhận được những yếu tố đặc trưng về loại thể của tác phẩm như: tình huống, nhân vật, nghệ thuật đặc sắc… Mặt khác, dạy học nêu vấn đề được GV vận dụng triệt để trong giáo án. Bằng phương pháp này, HS nhận thức vấn đề và tìm kiếm cách giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV, phát huy được tính tích cực của các em.

Tóm lại:

Qua bài dạy thực nghiệm, sự kết hợp linh hoạt các biện pháp, phương pháp dạy và học làm cho giờ văn trở nên sinh động hơn, phát huy khả năng tư duy của HS. Dưới sự hướng dẫn của GV, cái hay cái đẹp của tác phẩm được các em cảm nhận bằng chính sự nhận thức bản thân mà không hề gượng ép. Quá trình

đọc hiểu ấy không xa rời tác phẩm mà xuất phát từ những đặc trưng từng thể loại. Từ đó, các em có được kỹ năng cảm thụ bất kỳ tác phẩm văn học nào, đặc biệt là truyện ngắn hiện đại.

Để HS cảm nhận đầy đủ về chất sử thi và trữ tình của ba tác phẩm, chúng tôi sử dụng đa số câu hỏi hình dung tưởng tượng và câu hỏi nêu vấn đề. Mặt khác, những đoạn văn trữ tình hay, HS sẽ đọc diễn cảm và kết hợp với giảng bình. Dạy những loại truyện ngắn này không thể bỏ qua việc phân tích sự vận hành của tình huống, quá trình hình thành, diễn biến tâm trạng nhân vật. Những điểm nút của tình huống là nơi thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

Đồng thời, chúng tôi không bỏ qua bước tóm tắt tác phẩm. Đây là cơ sở kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà và khởi đầu cho quá trình đọc hiểu một tác phẩm. Thảo luận, trao đổi nhóm cũng được chúng tôi vận dụng khi dạy thực nghiệm. Thế nhưng, việc thảo luận cũng chỉ giới hạn ở một hoặc hai vấn đề trong từng tác phẩm. Một mặt, do HS trường thực nghiệm chưa quen với phương pháp này; mặt khác một số câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi tư duy đã đưa trước cho các em chuẩn bị. Do đó, trong giờ học, chúng tôi chú trọng đến những ý kiến cá nhân để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu và khả năng tiếp nhận của HS.

Một phần của tài liệu Dạy học phần văn học cách mạng 1945 - 1975 trong các trường THPT tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w