PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần in nguyễn văn thảnh (Trang 70)

4.6.1 Tỷ số thanh khoản

Để xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty nhƣ thế nào, ta sẽ tiến hành phân tích các tỷ số thanh khoản của công ty dựa trên bảng số liệu dƣới đây:

Bảng 4.25 Các tỷ số thanh khoản của công ty từ 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Lần

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh

Tỷ số thanh khoản hiện thời hay còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn là thƣớc đo khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Nó cho biết tại một thời điểm thì một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản, nghĩa là có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền và thanh toán các khoản nợ đó. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2011 tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty là 1,74, điều này có nghĩa là giá trị tài sản lƣu động của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 1,74 đồng tài sản lƣu động, tỷ số này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty là khá tốt. Bƣớc sang năm 2012 tỷ số này của công ty là 2,16 tăng 0,42 đồng so với năm 2011. Mặc dù năm 2012 tài sản lƣu động của công ty giảm nhƣng tốc độ giảm lại thấp hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn, do đó tỷ số thanh khoản hiện thời vẫn tăng. Cụ thể, trong năm 2012 thì tốc độ giảm của tài sản lƣu động là 17,33%, giảm 1.450.579 ngàn đồng, trong khi đó nợ ngắn hạn của công ty trong năm 2012 giảm 33,46% tƣơng đƣơng giá trị 1.608.653 ngàn đồng. Năm 2013, tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty là 2,52 tăng 0,36 đồng so với năm 2012. Trong năm này tài sản lƣu động và nợ ngắn hạn của công ty tiếp tục giảm với tốc độ lần lƣợt là 17,02% đối với tài sản lƣu động, 28,84% đối với nợ ngắn hạn, do tốc độ giảm của nợ ngắn hạn cao hơn nên tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty trong năm này vẫn tiếp tục tăng. Tỷ số thanh khoản hiện thời tăng qua từng năm cho thấy tài sản lƣu động có thể sử dụng của công ty luôn đảm bảo cho việc thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn, nếu nhƣ các chủ nợi đòi tiền cùng một lúc. Điều này giúp cho công ty luôn tự chủ đƣợc nguồn tài chính để phục vụ cho quá trình sản xuất. 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty giảm một ít so với cùng kỳ 2013. Cụ thể, tỷ số này của 6 tháng đầu năm là 2,20 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 2,20 đồng tài sản lƣu động, giảm 0,02 đồng so với cùng kỳ 2013.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T.2013 6T.2014 Tỷ số thanh khoản hiện thời 1,74 2,16 2,52 2,22 2,20 Tỷ số thanh khoản nhanh 1,24 1,60 1,99 1,67 1,60 Tỷ số thanh khoản tiền mặt 0,65 0,82 0,80 0,36 0,31

59

Tỷ số thanh khoản nhanh cũng đƣợc xác định tƣơng tự nhƣ tỷ số thanh khoản hiện thời nhƣng không kể giá trị của hàng tồn kho vì hàng tồn kho phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Năm 2011, tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 1,24 nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 1,24 đồng tài sản lƣu động sau khi đã loại bỏ hàng tồn kho, tỷ số này của năm 2011 là khá thấp do giá trị hàng tồn kho còn nhiều, nhƣng công ty vẫn đảm bảo đƣợc khả năng chi trả nợ ngắn hạn. Năm 2012, tỷ số thanh khoản nhanh của công ty tăng lên 1,60, tăng 0,36 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho giảm, trong khi tốc độ giảm của nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ giảm của tài sản lƣu động nên làm cho tỷ số này tăng lên. Năm 2013, tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 1,99 tăng 0,39 đồng so với năm 2012. Mặc dù giá trị tài sản lƣu động tiếp tục giảm nhƣng bù lại nợ ngắn hạn và hàng tồn kho cũng giảm theo với tốc độ giảm cao hơn, nên khả năng thanh toán nợ của công ty trong năm 2013 vẫn tăng. 6 tháng đầu năm 2014, tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 1,60 giảm 0,07 đồng so với cùng kỳ năm 2013.

Tỷ số thanh khoản tiền mặt cho biết có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền của công ty có thể đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác tỷ số thanh khoản tiền mặt cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền đảm bảo chi trả. Tỷ số thanh khoản tiền mặt năm 2011 của công ty là 0,65 tức là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bởi 0,65 đồng tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Năm 2012, tỷ số này tăng lên 0,82 tăng 0,17 đồng so với năm 2011. Năm 2013, giảm còn 0,80 giảm 0,02 đồng so với năm 2012. Sáu thàng đầu năm 2014 tỷ số thanh khoản tiền mặt của công ty là 0,31 giảm 0,05 đồng so với cùng kỳ 2013. Tỷ số thanh khoản tiền mặt của công ty mỗi năm đều thấp hơn 1 nhƣng đây là điều không quá nghiêm trọng, vì công ty không giữ quá nhiều tiền mặt và các khoán tƣơng đƣơng tiền để chi trả nợ ngắn hạn, mà dùng số tiền này vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập lớn hơn.

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh

Hình 4.6 Biểu đồ các tỷ số thanh khoản của công ty từ 2011 – 2013

1.74 2.16 2.52 1.24 1.6 1.99 0.65 0.82 0.8 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 2011 2012 2013

Tỷ số thanh khoản hiện thời

Tỷ số thanh khoản nhanh Tỷ số thanh khoản tiền mặt

Lần

60

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh

Hình 4.7: Biểu đồ các tỷ số thanh khoản của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

4.6.2 Tỷ số hiệu quả hoạt động

Bảng 4.26 Các tỷ số hoạt động của công ty từ 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Lần

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh

Vòng quay hàng tồn kho thể hiện tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho, số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì chu kỳ kinh doanh càng đƣợc rút ngắn lại, tuy nhiên nếu vòng quay hàng tồn kho quá cao sẽ dẫn đến việc dữ trữ hàng hóa không kịp đáp ứng cho khách hàng. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2011 của công ty là 8,23, đây là tỷ số khá lý tƣởng, không quá cao cũng không quá thấp. Tỷ số này cho thấy tình hình tiêu thụ của công ty rất thuận lợi, lƣợng hàng tồn kho vừa đủ để sản xuất phục vụ khách hàng và cũng không quá dƣ thừa để gây ra tình trạng ứ đọng vốn. năm 2012 tỷ số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 7,52 giảm 0,71 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do lƣợng hàng tồn kho bình quân trong năm này tăng cao hơn năm 2011 khoảng 14,29% trong khi giá vốn hàng bán tăng có 4,41%. Năm 2013 tỷ số vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng lên 10,45 tăng 2,93 vòng so với năm 2012. Tỷ số này của năm 2013 tăng lên là do lƣợng hàng tồn kho bình quân giảm đến 28,47% trong khi giá vốn hàng bán cũng chỉ xấp xỉ 2012. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho trong 6 tháng đầu năm 2014 của công ty là 4,91 tăng cao hơn cùng kỳ năm 2013 1,09 vòng. Mặc dù giá vốn hàng bán của 6 tháng đầu năm

2.22 2.2 1.67 1.6 0.36 0.31 0 0.5 1 1.5 2 2.5 6T.2013 6T.2014

Tỷ số thanh khoản hiện thời

Tỷ số thanh khoản nhanh

Tỷ số thanh khoản tiền mặt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T.2013 6T.2014 Vòng quay HTK 8,23 7,52 10,45 3,82 4,91 Vòng quay TSLĐ 2,65 2,60 3,06 1,40 1,83 Vòng quay TSCĐ 8,41 11,62 13,63 9,51 3,45 Vòng quay TTS 2,01 2,11 2,48 1,21 1,19 Lần Năm

61

tăng lên 3,11% so với cùng kỳ năm 2013, nhƣng lƣợng hàng tồn kho bình quân lại giảm với tỷ lệ cao hơn là 19,91% nên làm cho tỷ số vòng quay hàng tồn kho của 6 tháng đầu năm 2014 tăng lên.

Vòng quay tài sản lƣu động cho biết 1 đồng tài sản lƣu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty. Năm 2011, tỷ số vòng quay tài sản lƣu động của công ty là 2,65 nghĩa là 1 đồng tài sản lƣu động tạo ra 2,65 đồng doanh thu cho công ty. Năm 2012 tỷ số này giảm còn 2,60 giảm 0,05 đồng so với năm 2011, nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chậm hơn tốc độ tăng của tài sản lƣu động. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2012 tăng 3,30% so với năm 2011, còn tài sản lƣu động tăng 5,19% nên làm cho vòng quay tài sản lƣu động của công ty giảm. Bƣớc sang năm 2013, mặc dù doanh thu thuần giảm 2,54% so với năm 2012 nhƣng tài sản lƣu động lại giảm đến 17,19% nên làm cho tỷ số vòng quay tài sản lƣu động của công ty tăng lên 3,06 tăng 0,46 vòng so với năm 2012. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của công ty từ 2011 đến 2013 là rất tốt, với 1 đồng vốn lƣu động công ty luôn tạo ra trên 2 đồng doanh thu. 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số này là 1,83 tăng 0,43 vòng so với cùng kỳ năm 2013, đối với 6 tháng đầu năm thì tỷ số này vẫn là khá tốt.

Vòng quay tài sản cố định cho biết 1 đồng tài sản cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty. Năm 2011 thì 1 đồng tài sản cố định tạo ra 8,41 đồng doanh thu, tỷ số này khá cao do giá trị tài sản cố định của công ty không quá lớn, năm 2011 giá trị bình quân tài sản cố định của công ty là 2.289.466 ngàn đồng nhƣng doanh thu đạt đƣợc rất lớn nên làm cho tỷ số này cao. Năm 2012 vòng quay tài sản cố định của công ty tăng lên 11,62 tăng 3,21 vòng so với năm 2011. Tỷ số này trong năm 2012 tăng khá cao là do bình quân tài sản cố định giảm 25,23%, trong khi doanh thu thuần tăng có 3,30% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ số vòng quay tài sản cố định của công ty tiếp tục tăng lên với tỷ số là 13,63 tăng 2,01 vòng so với năm 2012 . Mặc dù doanh thu của năm 2013 giảm 2,54 % so với năm 2012 nhƣng tài sản cố định lại giảm đến 16,92% nên làm cho tỷ số này của công ty tăng trong năm 2013. Sáu tháng đầu năm 2014, do công ty đầu tƣ thêm tài sản cố định với giá trị lớn nên làm cho bình quân tài sản cố định của 6 tháng đầu năm tăng cao, với giá trị là 3.496.482 tăng 187,03% so với cùng kỳ 2013, mà doanh thu tăng có 4,10%. Điều này làm cho tỷ số vòng quay tài sản cố định của công ty giảm chỉ còn 3,45 giảm 6,06 vòng so với cùng kỳ năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vòng quay tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty. Ta thấy năm 2011, tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty là 2,01 có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản tạo ra đƣợc 2,01 đồng doanh thu. Năm 2012, tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty là 2,11 tăng 0,1 vòng so với năm 2011. Năm 2013 tỷ số này tăng lên 2,48 tăng 0,37 vòng so với năm 2012, nguyên nhân là do sự sụt giảm của tổng tài sản bình quân khá lớn, giảm 16,98 % so với năm 2012 trong khi doanh thu giảm không đáng kể. Sáu tháng đầu năm 2014 tỷ số vòng quay tổng tài sản của công ty giảm 0,02 vòng so với cùng kỳ 2013 với số vòng quay đạt đƣợc là 1,19. Tuy tỷ số này của 6 tháng đầu năm 2014 khá thấp nhƣng vẫn lớn hơn 1, chứng tỏ công ty vẫn duy trì

62

đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản của mình trong việc tạo ra doanh thu. Để thấy rõ hơn sự biến động của các tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty từ 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ta có biểu đồ sau:

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh

Hình 4.8 Biểu đồ các tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty từ 2011 – 2013

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh

Hình 4.9 Biểu đồ các tỷ số hiệu quả hoạt động của công ty 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

4.6.3 Tỷ số quản lý nợ

Bảng 4.27 Các tỷ số quản lý nợ của công ty từ 2011 – 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Lần Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6T.2013 6T.2014 Tỷ số nợ so với TNV 0,51 0,39 0,32 0,38 0,43 Tỷ số nợ so với VCSH 1,04 0,64 0,46 0,61 0,77

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần in Nguyễn Văn Thảnh

8.23 7.52 10.45 2.65 2.6 3.06 8.41 11.62 13.63 2.01 2.11 2.48 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2011 2012 2013 Vòng quay HTK Vòng quay TSLĐ Vòng quay TSCĐ Vòng quay TTS 3.82 4.91 1.4 1.83 9.51 3.45 1.21 1.19 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 6T.2013 6T.2014 Vòng quay HTK Vòng quay TSLĐ Vòng quay TSCĐ Vòng quay TTS Lần Năm Lần Năm

63

Tỷ số nợ so với tổng nguồn vốn dùng để đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của công ty để tài trợ cho tổng nguồn vốn. Nhìn vào bảng 4.27 ta thấy tỷ số này của công ty khá thấp và có xu hƣớng giảm dần. Năm 2011, tỷ số nợ so với tổng nguồn vốn của công ty là 0,51, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng nguồn vốn của công ty thì nợ chiếm 0,51 đồng. Năm 2012 là 0,39 đồng, giảm 0,12 đồng so với năm 2011. Năm 2013 là 0,32 đồng giảm 0,07 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giản này là do giá trị tổng nguồn vốn và nợ phải trả của công ty giảm dần từ năm 2011 đến 2013. Sáu tháng đầu năm 2014 giá trị tổng nguồn vốn của công ty tăng lên 14,68% so với cùng kỳ năm 2013 và nợ phải trả tăng 31,84%, do đó làm cho tỷ số nợ so với tổng nguồn vốn của công ty tăng lên 0,43 đồng, tăng 0,05 đồng so với cùng kỳ 2013. Tỷ số nợ so với tổng nguồn vốn thấp có mặt tốt là hạn chế đƣợc rủi ro cho công ty và khả năng còn đƣợc vay cao, tuy nhiên mặt trái của nó là công ty không tận dụng đƣợc lợi thế đòn bẩy tài chính và đánh mất cơ hội tiết kiệm tiền thuế từ việc sử dụng nợ.

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Năm 2011, tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu của công ty là 1,04 tức là mức độ sử dụng nợ của công ty gấp 1,04 lần vốn chủ sở hữu. Hay nói cách khác, tƣơng ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu công ty sử dụng 1,04 đồng nợ vay. Năm 2012, do vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 0,51% và nợ phải trả giảm 38,27% so với năm 2011 nên làm cho tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu giảm còn 0,64, giảm 0,40 đồng so với năm 2011. Năm 2013, tỷ số này tiếp tục giảm còn 0,46, giảm 0,18 đồng so với năm 2012, nguyên nhân là do sự suy giảm của nợ phải trả trong khi vốn chủ sở hữu năm 2013 biến động không nhiều. 6 tháng đầu năm 2014 do công ty cần nguồn tài chính để đầu tƣ thêm máy móc, thiết bị nên làm cho nợ phải trả tăng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh công ty cổ phần in nguyễn văn thảnh (Trang 70)