Những tác gia văn học hiện sinh tiêu biểu

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 42)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Những tác gia văn học hiện sinh tiêu biểu

Văn học hiện sinh phát triển thành một trào lƣu nhờ sự đóng góp của rất nhiều tên tuổi, trong đó có nhiều nhà triết học đồng thời là nhà văn nhƣ J. P. Sartre, Simone de Beauvoir, Merleau – Ponty, số khác là những nhà văn thuần túy nhƣng trong tác phẩm của họ lại mang đậm tính luận đề triết học hiện sinh nhƣ Hermann Hesse, A. Camus, F. Kafka, Miguel de Unamuno, Andre Malraux, William Golding, Samuel Becket, Ionexco...

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ đi vào trình bày những nét khái quát nhất về sự nghiệp sáng tác của một số tác gia tiêu biểu của trào lƣu văn học hiện sinh. Đây là những tên tuổi ít nhiều mang tính phổ biến và một số sáng tác của họ đƣợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam.

Jean – Paul Sartre (1905 - 1980), mở đầu sự nghiệp văn học bằng tiểu thuyết

Buồn nôn (1938). Với tác phẩm này, ông đƣợc mệnh danh là ngƣời đứng đầu chủ

nghĩa hiện sinh trong văn học. Qua sáng tác, đã cho thấy Sartre đã dùng văn học để trở tải những thuyết đề hiện sinh mà ông đã đề ra trong triết học. Không chỉ là một cây triết học đại thụ, ông còn là một nhà văn lớn không chỉ của lịch sử văn học Pháp mà còn là đại diện tiêu biểu của văn chƣơng nhân loại trong thế kỉ XX. Sartre sáng tác trên nhiều thể loại, về văn học có thể kể đến các tiểu thuyết Buồn nôn, Những con đường tự do; truyện ngắn với các tập Bức tường, Hư ảo; nhiều vở kịch nhƣ

Ruồi, Kín của, Những cô gái điếm lễ độ, Những bàn tay bẩn, Quỷ thần và Thượng đế;...; hồi kí Chữ nghĩa... Thực hiện quan niệm về sáng tác “viết là một dạng của hành động”, ông đã để lại một di sản đáng nể cho hậu thế.

Buồn nôn là tiểu thuyết viết dƣới dạng nhật kí “mở đầu cho thời đại hiện sinh

ở châu Âu” [68; tr. 102], đặt nền tảng cho cái phi lí, bƣớc nhảy của hiện sinh tự do. Điểm nổi bật trong sáng tác của Sartre là tâm trạng u uất của xã hội phƣơng Tây trƣớc thế chiến thứ hai và dự đoán về một thời đại sụp đổ, con ngƣời phải tự đứng dậy từ nỗi kinh hoàng, bất hạnh để khẳng định một cách tuyệt vọng, con ngƣời bị kết án tự do khi không còn Thƣợng đế.

Albert Camus (1913 - 1960) là nhà văn Pháp sinh ra ở Algerie. Ông đƣợc trao giải Nobel văn học 1957 vì đã đƣa ra những vấn đề đặt ra cho lƣơng tâm nhân loại trong thời đại chúng ta. Không là nhà lập thuyết nhƣ Sartre, Camus đơn thuần là một nhà văn nhƣng sự nghiệp văn học đã cho thấy vị trí trụ cột của ông trong phong trào hiện sinh. Ở miền Nam Việt Nam trƣớc 1975, phần lớn thanh niên, trí thức biết đến chủ nghĩa hiện sinh qua tác phẩm của Camus. Có thể kể đến một số tác phẩm nhƣ Kẻ xa lạ, Dịch hạch, Sa đọa, tập truyện ngắn Nơi lưu đày của vương quốc, vở kịch Ngộ nhận, tiểu luận Huyền thoại Sisyphe, Giao cảm, Bề trái và bề mặt...

Là thế hệ nhà văn lớn lên trong chiến tranh và trƣởng thành sau chiến tranh, hơn ai hết, Camus đã tự ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn thể hiện những nỗi đau khổ, mất mát của chiến tranh in hằn trong mỗi con ngƣời, phản ánh đúng thân phận con ngƣời cùng những băn khoăn, xao xuyến.

Quan điểm của Camus là phải dấn thân trong nghệ thuật vì “ngày nay, mọi văn nghệ sĩ đều bị đẩy xuống con thuyền của thời đại họ” [73; tr. 38]. Thực hiện xứ mệnh cao cả của một nhà văn trong tự do sáng tạo nghệ thuật, những trang viết của ông hiện lên những sự thật bi đát về con ngƣời, nhiều nhân vật của ông mang đầy đủ cảm thức thời đại. Kế thừa sự nghiệp của Kafka, Camus là ngƣời đẩy quan niệm về cái phi lí lên đến đỉnh điểm mà các thế hệ cầm bút sau ông không dễ vƣợt qua.

Simond de Beauvoir (1908 - 1986) là học trò xuất xắc của Sartre. Bà tán thành quan điểm vì một nền văn nghệ dấn thân của Sartre. Theo bà, nhà văn chỉ lôi kéo sự

chú ý của người đọc qua những điều sự thật lôi kéo anh ta. “Cá nhân nào dấn thân

vào thời đại mình, con ngƣời nào ráng sức vào lịch sử bằng hành động, hay bằng công phẫn, hay bằng nổi loạn, ắt cũng có với cuộc đời nhiều mối liên hệ phong phú và thật sâu sắc hơn những ngƣời lảng xa cuộc đời lùi vào những tháp ngà” [43; tr. 252]. Văn học là sự tỏ bày ý hƣớng của nhà văn với cuộc đời. Hiểu theo Beauvoir, sẽ không có văn học đích thực khi nhà văn thờ ơ trƣớc những vấn đề bức thiết đang đƣợc đặt ra của thời đại.

Beauvoir để lại nhiều tiểu thuyết có giá trị nhƣ Bà khách mời (1943), Mọi

người đều chết (1946), Những ông quan Trung Hoa (1954)... trong đó Những ông

quan Trung Hoa đƣợc xem là cuốn tiểu thuyết tiêu biểu nhất nói về những ảo tƣởng

vỡ mộng của trí thức Pháp thời hậu chiến. Beauvoir còn là đại biểu cho khuynh hƣớng văn chƣơng nữ quyền ở phƣơng Tây.

Miguel de Unamuno (1864 – 1936), nhà văn, nhà triết học Tây Ban Nha. Chịu ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Kierkegaard và Nietzsche, suy tƣởng của ông tập trung vào các phạm trù cái sống – cái chết, cái có lí – cái phi lí của đời sống, sự cô đơn của con ngƣời, sự hữu hạn của lí trí – sự mênh mông vô tận của vũ trụ. Các tác phẩm tiêu biểu của ông là Về cuộc đời của Don Quijote và Sancho, Cảm xúc bi thảm về đời người và nhân loại, Sự hấp hối của đạo Thiên chúa, Sương mù...

Unamuno tôn vinh chủ nghĩa Don Quijote, coi tinh thần tận tâm chiến đấu cho lí tƣởng thẩm mĩ là trên hết cho dù đó chỉ là sự ảo tƣởng. Đích đến không quan trọng bằng sự hiện diện của con ngƣời trong quá trình con ngƣời dám xả thân vì lí tƣởng. Đó là sự thật đầy bi thảm và cũng là xứ mệnh vĩnh cửu của con ngƣời, là sự hiện diện của cái tôi trong lịch sử vô cùng vô tận. Tình yêu là sự đề kháng của con ngƣời trƣớc cái cô đơn, là khát vọng vƣơn lên kiếm tìm hạnh phúc chân chính. Sự bi đát của đời sống, cô đơn, tình yêu và cái chết là những chiêm nghiệm chủ yếu của Unamuno.

Andre Malraux (1901 – 1976), là một “gƣơng mặt đậm nét của thế kỉ XX” [64; tr. 335]. Ngay từ những trang viết đầu tiên, ngòi bút của Malraux đã diễn tả đƣợc trạng thái của thời đại. Thân phận con người (1933) là tiểu thuyết khắc họa rõ nét vấn đề mà cả thế kỉ quan tâm. Khi chƣa có chủ nghĩa hiện sinh, thông qua các miêu tả nhân vật, Malraux đã đóng góp cho thời đại từ ngữ “cái phi lí” sau này đƣợc phát triển thành một thuật ngữ điển hình cho chủ nghĩa hiện sinh. Sự tồn tại, thân phận con ngƣời và cả xã hội ngƣời là một sự phi lí. Nhƣng Malraux cũng chứng minh “hi vọng của con ngƣời – đó chính là lí do tồn tại và cái chết của con ngƣời” [64; tr. 336].

Cho đến nay việc định hình phạm vi tồn tại của văn học hiện sinh là bất khả, do trong quá trình phát triển nó có sự biểu hiện phong phú theo mỗi nhà văn. Hơn nữa, văn học hiện sinh không cô lập trong một không gian nhất định, ngƣợc lại nó có sức lan tỏa rộng lớn đến nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ở nhiều quốc gia phƣơng Đông cũng xuất hiện những tác phẩm mang thuyết đề hiện sinh. Nhật Bản là một điển hình với các tên tuổi nhƣ Abe Kobo, Kwoabata, Murakami. Ngày nay, chủ nghĩa hiện sinh vẫn ẩn tàng trong nhiều sáng tác của một số tác giả với sự ám ảnh về cái phi lí, về thân phận con ngƣời trƣớc một thế giới xa lạ.

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)