Không gian mê cung

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 124)

6. Bố cục của luận văn

3.3.1.Không gian mê cung

“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trƣờng nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó. Cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật” [120, tr. 134 -135].

Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ, nó thấm đẫm cách cảm thụ chủ quan của mỗi nhà văn để qua đó chở tải những dụng ý nghệ thuật riêng của mình.

Các tác giả Từ điển tiếng Việt giải thích: “Mê cung là công trình kiến trúc thƣờng là tƣởng tƣợng, có nhiều cửa, nhiều lối đi phức tạp, khó phân biệt, ngƣời đã đi vào khó tìm đƣợc lối ra” [115; tr. 682]. Nhƣ vậy, không gian mê cung trong trƣờng hợp này cần đƣợc hiểu là cách tổ chức nhiều không gian phức tạp khác nhau trong một tác phẩm nhằm lạ hóa hiện thực và diễn đạt một ý nghĩa nào đó mà tác giả muốn trao cho.

Diễn đạt một hiện thực nhàu nát, bầm rập, Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng thƣờng đặt nhân vật vào những không gian hiện thực với các sự vật, hiện tƣợng bị rối tung không theo trật tự thông thƣờng. Nhà văn đã lạ hóa không gian thực bằng việc sáo trộn các sự vật, hiện tƣợng.

Không gian trong Lão Khổ mặc dù đã bị tác giả cố ý đảo lộn nhƣng về cơ bản vẫn bám sát vào hiện thực gắn với làng Đồng và xoay quanh cuộc đời lão Khổ. Về cơ bản, không gian nghệ thuật trong tác phẩm này vẫn chƣa đƣợc tác giả dụng công. Điều đó thể hện qua không gian hiện thực làng Đồng đƣợc tái hiện theo dòng hồi ức của lão Khổ. Phải đến Đi tìm nhân vật, nhà văn mới chú ý đến xây dựng hình tƣợng không gian. Tính chất mê cung ở đây đƣợc thể hiện qua việc lạ hóa những không gian thực.

Không gian mê cung mở ra trập trùng theo hành trình đi tìm tung tích kẻ đã giết thằng bé đánh giầy của nhân vật xƣng “tôi”. Nhƣng đích đến của nhân vật cứ bị đẩy ra xa dần bởi trên hành trình đi tìm nhân vật giấu mặt kia, “tôi” bỗng nhiên bị kéo vào các sự kiện chồng chéo lên nhau. Nhân vật liên tiếp bị đẩy vào những không gian tù túng, ngột ngạt. Điểm xuất phát của “tôi” là khu phố G, hiện trƣờng vụ án về thằng bé đánh giầy. Nhƣng mỗi lần đến đó, “tôi” lại cảm thấy xa lạ hơn bởi những nhân chứng khó hiểu. Địa điểm nạn nhân chết đƣợc xác định cụ thể nhƣng khi tiếp xúc, dƣờng nhƣ mọi ngƣời nơi đây không hề biết hoặc không quan tâm. Ngƣợc lại, “tôi” lạc vào những không gian nhỏ hơn của những cửa hàng mà chủ nhân của nó không hề lộ diện, chỉ phát ra những tiếng “e hèm!” vô nghĩa của tay chủ quán “Hơn cả sự gợi cảm”, một lão già bán hàng lơ đễnh, chỉ cúi mặt vào tờ báo có nội dung không lành mạnh, một gã khác chỉ quan tâm đến con chó cảnh. Sự bí mật đến khó hiểu bao chùm toàn khu phố khến “tôi” có cảm giác bất an, luôn cảm thấy “sợ một cái gì đó có thể sẽ nuốt mình vào” và “một sự trống rỗng cứ loang dần ra” [1; tr. 12]. Cảm giác sợ hãi và xa lạ còn bủa vây nhân vật khi anh ta lạc vào quán par “Cảm giác thiên đƣờng” và bị cuốn vào câu chuyên về cuộc đời của mụ chủ chứa với ý nghĩ “chẳng phải địa ngục ở đâu xa”. Đó là nơi sinh sống và làm việc của những cô gái trác táng với “gần hai chục cái mặt nặn bằng sáp, mệt mỏi và

bệnh hoạn” và những gã đàn ông với bộ dạng của kẻ lƣu manh. Anh ta bị dẫn sâu vào bên trong thế giới của những kẻ “buôn phấn bán hƣơng”. “Tôi” phải đi “theo một lối hành lang vào sâu hơn rồi rẽ lên gác hai. Tại đây mụ dẫn tôi lòng vòng thêm một đoạn nữa trƣớc khi vào căn phòng trang trí lòe loẹt, chỉ nhìn qua cũng biết là phòng của mụ”. Nhƣng rơi vào mê cung bí ẩn này, một mặt, nhân vật vẫn không nguôi cảm giác sợ hãi bởi “những tiếng bƣớc chân, rất mơ hồ, vẳng lại từ đâu đó đang rình từng li từng tí” [1; tr. 60]. Trên nền không gian tối tăm nơi gian phòng của mụ chủ quán là một bức ảnh đã úa nhƣng vẫn tạo nên vẻ tƣơng phản với hình ảnh: “đôi trẻ, một trai, một gái. Cô bé có vẻ mặt nhƣ thiên thần với cái nhìn và vầng trán gần nhƣ trong suốt. Cậu bé ngơ ngác nhìn đi đâu đó, nhƣ là điềm báo rồi họ sẽ lạc nhau...” [1; tr. 61].

Những gian buồng hẹp cũng đƣợc hình dung nhƣ những thế lực vô hình bủa vây con ngƣời, dồn con ngƣời vào cảm giác cô đơn. Đó là không gian ngột ngạt của ngôi nhà đƣợc chu Quý nhớ lại:

“Trong căn nhà bỗng trở lên rộng mênh mông, tôi nhớ màu hiu hắt của bốn bức tƣờng ẩm mốc, nơi từng đàn gián bố, gián mẹ, gián con, gián cháu... thƣờng mở những cuộc vũ hội vào ban đêm. Và tôi thấy trong bộ cánh của mỗi con gián niềm ƣớc vọng sặc mùi hôi hám mà tôi âm thầm gửi vào. Tôi thƣờng nhìn lên bức tƣờng mốc meo, loang lổ - y nhƣ sau này nhìn vào cuốn lịch sử và tự hỏi: Có bao nhiêu lớp sự kiện đã tạo cho nó bộ mặt tàn úa kia? Và tôi có cảm giác mọi bí mật của dòng họ đều đã bị mã hóa trƣớc khi quét lên nó...” [1; tr. 39].

Không dừng lại ở đó, sự tù hãm của không gian còn thể hện qua căn phòng trọ của “tôi”, nó kèo dài năm này qua năm khác bằng hành động của nhân vật là “qua ô cửa sổ nhƣ lỗ châu mai, nhìn bọn con gái ở nhà bên tắm truồng”. Tồn tại trong đó, con ngƣời trở thành kẻ thống trị “pháo đài” cô đơn. “Khi màn đêm buông xuống tôi nằm khoanh tròn, tƣởng tƣợng mình hiếp từng cô một trong nỗi uất hận. Đêm nào cũng hun hút, đen ngòm và đầy cạm bẫy”. Nhốt mình trong bốn bức tƣờng, chỉ giao hòa với thế giới bằng ô của sổ bé bằng lỗ châu mai đã khiến “tôi” mệt mỏi, cạn kiệt khả năng đàn ông và biến thành một kẻ khác. Sự tha hóa đó đƣợc cụ thể bằng hành

động giết con chim bồ câu và hãm hiếp cô gái trong đêm mƣa bão. Ám ảnh tội lỗi khiến anh ta “trở về phòng nhƣ bƣớc vào địa ngục”. Căn buồn đƣợc miêu tả xem ra vẫn không có gì đổi khác so với căn nhà xƣa kia của nhân vật “tôi” đã từng sinh ra. Sự khác nhau có chăng là về mặt địa lí và thời gian, còn bản chất đó vẫn là nơi ngự trị của bóng tối, chứa đựng sức mạnh của những thế lực vô hình.

“Tôi”, nhân vật chính của câu chuyện còn tiếp tục rơi vào mê lộ trong mỗi lần trở lại phố G. Cảm giác hoài nghi và lạc lõng xuất hiện khi không gian ở phố G vẫn không có gì thay đổi. Song, những con ngƣời tồn tại trong đó, vẫn là con ngƣời ấy nhƣng họ không nhớ nổi mình đã tiếp xúc với ai hay họ không quan tâm đến điều đó, hoặc giả điều đó không đáng để họ quan tâm. Lần thứ hai trở lại phố G, “Tôi” không còn là mình nữa bởi vì, thay cho việc bàn tán đến cái chết của thằng bé đánh giầy, ngƣời ta lại chuyền tai nhau về sự xuất hiện của một kẻ đang đi tìm thằng bé đánh giầy với những lời đồn khác nhau. Những quán ăn nhung nhúc ngƣời đủ mọi tầng lớp nhƣ “bọn thú tranh nhau ăn? Một phiên chợ? Một cuộc tự sát tập thể...” [1; tr. 195]. Sự mù mịt của khu phố G còn đƣợc tạo nên từ những đám đông với sức mạnh nhấn chìm, biến con ngƣời thành những kẻ khác nhau bằng tin đồn và sự hiếu kì. Một phụ nữ mất bóp bỗng chốc trở thành thủ phạm gây mất trật tự trị an. Biến “tôi” thành”một gã điên điên nào đó” để rồi tiếp tục “kéo tôi vào để cùng cho họ ý kiến nên xử lí thế nào về trƣờng hợp gã điên. Chƣa dừng lại ở đó, nỗi sợ hãi còn theo đuổi bƣớc chân của “tôi” khi anh ta bƣớc vào ngôi biệt thự của vợ chồng ngƣời phụ nữ mà anh ta gặp ở phố G. Đối diện với cánh cổng “tôi” nghĩ “chƣa biết điều gì chờ tôi sau cánh cửa im lìm kia”. Đó là nỗi sợ mà bất ngờ anh ta bị cuốn vào khi “đẩy tấm cửa sắt và nó từ từ há ra nhƣ miệng một con quái vật... Nhƣng khi bƣớc một mình trên hành lang chƣa biết sẽ dẫn mình đi đâu, đầu gối tôi cứ muốn díu vào nhau” [1; tr. 93]. Chƣa dừng lại ở đó, mê cung còn là những ngôi biệt thự nhấn chìm Thảo Miên, và hành trình đi tìm Thảo Miên của “tôi” cũng bị đẩy ra xa bởi sự bủa vây của những ngôi biệt thự bí ẩn mà anh ta không thể tìm cách vào trong.

“Khi tôi nhớ ra nơi mình cần đến thì trƣớc mặt tôi là một dãy những biệt thự giống nhau nhƣ in, đặc biệt là cái cổng sắt. Tôi không thể xác định đƣợc nàng (hoặc

một ngƣời giống nhƣ nàng) bị nuốt bởi miệng một con quái vật nào. Tôi thẫn thờ đứng nhìn những cánh cổng im lìm, tâm trạng nhƣ bị ấn bẹp xuống. Tôi lủi thủi bỏ đi, cô độc và buồn nản. Khi tôi dừng lại chon đƣờng thì trƣớc mặt tôi lại hiện ra vẫn những ngôi biệt thự ấy. Chúng vẫn giống hệt nhau, im lìm nhƣ những con quái vật” [1; tr. 229].

Lạc vào những mê cung, con ngƣời nhƣ cảm thấy có gì đó bất ổn, khó hiểu đang diễn ra trong cuộc sống. Nó chỉ tồn tại trong cảm giác, qua cảm nhận mà lí trí không thể cụ thể hóa và kiểm soát đƣợc. Miêu tả những không gian tù hãm, xa lạ, nhà văn đã cụ thể hóa nỗi sợ hãi vô hình của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Sợ hãi chính là nguyên nhân đẩy con ngƣời đến nỗi cô đơn.

Cảm giác xa lạ hiện ra qua cảm nhận của nhân vật bào thai trong Thiên thần

sám hối với không gian bệnh viện.

Tín hiệu đầu tiên cho phép ngƣời đọc xác định một không gian bệnh viện: “Có lẽ tôi làm mẹ đau nên vừa thấy bà hộ lí mẹ đã kêu toáng lên: Ô, chị ơi, nó tụt ra đến nơi rồi đây này” [2; tr. 9]. Biểu hiện của không gian bệnh viện đƣợc nhấn mạnh đến hàng loạt từ ngữ, hình ảnh liên quan đến những cuộc vƣợt cạn của ngƣời phụ nữ nhƣ: phòng đẻ, bà mẹ trẻ, ca đẻ khó, vác bụng nặng, dạng háng, trút, xảo, xổ ra, hộ lí, sản phụ... Các tù ngữ này xuất hiện với một tần số lớn và trở đi trở lại từ đầu đến cuối truyện. Do đó, nó gây lên một ám ảnh ghê gớm, bao trùm lên toàn thiên truyện một không gian tù túng bức bách. Từ gian phòng bệnh viện dành cho những ca đẻ khó, câu chuyện của nhân vật đƣợc kể bằng những cảm nhận. Sự gián cách về không gian trong bụng mẹ - thế giới bên ngoài đã gây lên sự hoài nghi của nhân vật, làm nó lƣỡng lự giữa dấn thân ra cõi đời và trở về vị trí của một thiên thần. Chỉ trong một gian phòng đẻ nhƣng nơi đây châu tuần đủ những nghịch lí của xã hội đƣơng đại. Sự phức tạp của đời sống đƣợc mở rộng theo những câu chuyện, gắn với những hoàn cảnh khác nhau của của các nhân vật khác. Chính vì vậy, nơi bắt đầu sự sống thay vì sự sạch sẽ của không khí, thái độ nâng niu, trân trong những mầm sống, sự hân hoan của các bác sĩ lại đƣợc thay bằng những tiếng quát thét của bà the thé, tiếng than, sự ghê tởm của những ông bố, bà mẹ trƣớc những giọt máu của

mình. Ngƣời ta mang thai nhƣ mang một khối nặng khi trút ra thì thở phào nhẹ nhõm, sẵn sàng bán con để ngâm cồn, lừa nhau để trốn tránh hậu quả mà mình gây ra. Bầu không khí đậm đặc, sự tàn bạo lạnh lùng đã diễn tả sự bị động của con ngƣời khi dấn thân vào cuộc đời. Con ngƣời không phải đƣợc sinh ra trong sự hân hoan vĩ đại nhƣ trong Một con người ra đời của M.x Gorki: “Kì diệu thay con ngƣời!”. Qua không gian bệnh viện, Tạ Duy Anh đã chứng minh một chân lí: con ngƣời ta ngẫu nhiên bị sinh ra. Bản thân sự sống của con ngƣời là bị động.

Sự mù mịt của nhịp sống hiện đại cũng đƣợc tái hiện qua sự cảm nhận của nhân vật “em” trong Trí nhớ suy tàn. Những không gian mờ nhòe giữa hiện thực ngột ngạt và quá khứ nhập nhòa đƣợc đồng hiện. Đó là Hà Nội trong nhịp sống hối hả đƣợc cảm nhận qua dòng tâm trạng của một ngƣời con gái trẻ. Với cô, “Hà Nội nhƣ một tổ mối ven sông”, con ngƣời trong đó nhƣ đang lẫn vào thế giới đồ vật. “Khu phố cổ là một mê đồ chập chờn uẩn khúc làm dậy lên cảm giác hoảng loạn. Sau này biết thêm rằng cái mê đồ chập chờn uẩn khúc ấy giam giữ bao nhiêu ngƣời già với những kí ức phiền não, giam giữ cho đến chết mới thả họ ra tựa chiếc lá bàng khô đột ngột hiện từ miệng cống. Những kí ức phiền não quẩn quanh trong những bức tƣờng tróc lở rêu phong”. Trong không gian ấy, cuộc sống của con ngƣời lặp đi lặp lại gây nên cảm giác nhàm tẻ bế tắc, vô hƣớng, vô nghĩa. Con ngƣời tự nhốt mình vào những mê cung mà họ tạo ra để rồi xa cách với xã hội trong cô đơn. “Vào giờ nhất định, có những chiếc tàu chạy xuyên vào lòng Hà Thành, sau đó lại xuyên ra đều đặn cần mẫn nhƣ một mũi kim khâu lên cuộc đời rộng lớn” [7; tr. 11]. Sự nhập nhằng của ý nghĩ đã đƣợc hiện lên bằng sự nhập nhòa giữa kí ức và thực tại đã tạo ra một mê cung kép, một đƣợc tạo bằng đời sống đô thị, một hiện diện trong dòng ý thức của nhân vật đã vẽ lên một hiện thực khó nắm bắt.

Thế giới đổ vỡ, bị tan ra thành những phần mảnh, con ngƣời tự nhốt mình vào những không gian hẹp để trải nghiệm sự cô đơn. Không dừng lại ở đó, Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng còn đặt nhân vật vào những không gian kỳ ảo, nhuốm màu huyền thoại để diễn tả sự bé mọn, nhỏ nhoi của thân phận làm ngƣời. Điểm đặc biệt là nhân vật sống trong những không gian hoang đƣờng kỳ ảo nhƣng lại không cảm

thấy xa lạ, hay nói khác đi, nhà văn đã bình thƣờng hóa những điều dị thƣờng quanh cuộc sống của nhân vật. Nhập nhòa giữa hƣ ảo mộng mị và thực tại, giữa cõi âm và cõi dƣơng là ranh giới mong manh của sự sống và cái chết. Những tiểu thuyết xuất hiện hình thức không gian này phải kể đến đó là: Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh,

Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi của Nguyễn Bình Phƣơng.

Không gian kỳ ảo xuất hiện trong Giã biệt bóng tối đƣợc tổ chức song hành giữa không gian thực (ban ngày) khi thằng Thƣợng phải đối mặt với cuộc sống khốc liệt của dân làng Thổ Ô và không gian của cõi âm khi nó phải cô đơn một mình chống lại bóng tối trong ngôi miếu hoang cạnh làng Thổ Ô. Ở đó, vào ban đêm, thằng Thƣợng phải tồn tại cùng lão – già – bóng – tối. Lão vốn là thành hoàng làng nhƣng bị phát hiện mang lí lịch giả nên không đƣợc thờ. Hắn có sức mạnh vô hình và điều khiển thằng Thƣợng khiến nó luôn phải sống trong sợ hãi. Tội ác và lời nguyền của lão già bóng tối đã dồn thằng bé đến cô đơn, mệt mỏi và hoang mang. Tuy nhiên, không gian bóng đêm ở đây đƣợc nhắc đến vẫn đơn giản và mang tính chức năng để chi phối đến nhận thức của nhân vật. Phải đến Nguyễn Bình Phƣơng, sự hòa kết giữa không gian ảo và thực mới hiện diện nhƣ một mê cung để nhấn

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 124)