Nhân vật tồn tại trong sự hoài nghi và xa lạ

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 70)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1.Nhân vật tồn tại trong sự hoài nghi và xa lạ

Khác với tiểu thuyết hiện thực phê phán ra đời trên cơ sở của đời sống đầy rẫy mâu thuẫn, khổ đau của những con ngƣời thấp cổ bé họng, có sự phân chia giai cấp. Cơ sở xã hội làm nền tảng cho sự phản ánh của tiểu thuyết Việt Nam hôm nay lại hết sức đa dạng. Đó là nhu cầu giải tỏa những chấn thƣơng do bạo lực chiến tranh, do áp chế cộng đồng và sự ấu trĩ của lịch sử. Là sự khốc liệt của đời sống đƣơng đại, những thách thức trong bối cảnh toàn cầu với sự phát triển của khoa học kĩ thuật... Chính trong hoàn cảnh này, con ngƣời không tìm thấy chỗ đứng trong xã hội, luôn băn khoăn đi tìm ý nghĩa tồn tại đích thực của mình. Cảm hứng suy ngẫm về hiện thực, đối thoại với hiện thực đã dần thay thế cho cảm hứng phơi bày hiện

thực. Dấu ấn của hoài nghi và xa lạ đã chi phối mạnh mẽ đến sự lựa chọn và xây dựng nhân vật của nhà văn. Có thể kể đến một số tên tuổi có đề cập đến cảm giác hoài nghi và xa lạ của trong học Việt Nam giai đoạn từ sau 1986 nhƣ: Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Quang Lập...

Chối bỏ việc lựa chọn đề tài khi sáng tác, Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng đã vƣợt qua sự chi phối của việc lựa chọn phạm vi hiện thực đời sống cũng nhƣ cách nhà văn lựa chọn và xây dựng kiểu con ngƣời tiêu biểu và đặc trƣng cho vùng hiện thực nào đó trong tác phẩm. Cả hai nhà văn đã gặp nhau trong cảm nhận bi đát về sự tồn tại của con ngƣời. Vang lên trong thế giới nghệ thuật của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng là những câu hỏi: Con ngƣời là cái gì? Nó từ đâu đến và sẽ đi về đâu? Số khác lại tự đặt câu hỏi “mình là ai?”. Tại sao mình có mặt trên đời? Mình sẽ sống ra sao và theo cách nào? Cuộc đời mình bao giờ mới đủ tự tin để sống mà không phải hoài nghi, không phải chịu ám ảnh, lo âu và đau khổ? Nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng sống trong một thế giới đƣợc bao bọc bởi những điều phi lí. Chính vì vậy, nhà văn muốn cụ thể hóa sự ngự trị của cái phi lí thông qua tâm lí hoài nghi và diễn tả một trạng thái sinh tồn nào đó của nhân vật, để nó nhận ra một sự thật rằng: “luôn phải sống trong những tình huống không xuất phát từ những lựa chọn của mình”. Biểu hiện rõ nhất cho tình trạng cô đơn, tha hóa của con ngƣời là khi con ngƣời hoài nghi và xa lạ với thế giới xung quanh. Nhƣ một hệ quả tất yếu, khi bị tách biệt, cô lập với thế giới thì con ngƣời trở thành kẻ xa lạ với chính mình, không hiểu ngay chính bản thân nó.

2.2.1.1. Nhân vật cô đơn, hoài nghi và xa lạ với thế giới

Bức tranh hiện thực đời sống của văn học những năm 1945 – 1975 đƣợc xây dựng một cách tập trung cao độ, là môi trƣờng để những nhân vật tích cực thực hiện quá trình nhập cuộc, hòa mình vào lí tƣởng chung của cả cộng đồng. Khƣớc từ đại tự sự, phi trung tâm hóa nhân vật, Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng lại đặt nhân vật của mình vào thế giới hiện thực nhàu nát, đa tạp, cuộc sống bị bẻ vụn, bóp méo. Nhân vật hoàn toàn bị động trƣớc những biến ảo đầy phi lí của cuộc đời, nó cố

giãy đạp để không bị nhấn chìm vào thế giới tha hóa, để tìm lại sự hiện diện của mình.

Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng xây dựng những mô hình thế giới không còn sự thống nhất trong bản thân các yếu tố làm nên thế giới và giữa con ngƣời với ngoại giới. Thế giới trong cảm nhận của nhà văn đã bị phân rã, bị cắt xén thành nhiều mảnh vỡ khác nhau và đƣợc đặt cạnh nhau một cách ngẫu nhiên, vô lí. Hoàn cảnh sống ở đây không đơn giản là môi trƣờng để nhân vật chứng tỏ bản lĩnh của mình trong việc kiến tạo cuộc sống mà là chiếc kính vạn hoa để anh ta soi ngắm mình từ nhiều chiều kích. Mỗi mảnh vỡ của hiện thực khác nhau, nhân vật lại có vai trò và sự cảm nhận không giống nhau về hiện thực đời sống, nói nhƣ Tạ Duy Anh: “Chỗ này tôi là món chính. Chỗ khác tôi là gia vị. Chỗ khác nữa tôi chỉ còn là cốc nƣớc xúc miệng, hoặc tệ hơn, một mẩu thịt giắt răng không móc ra nhanh sẽ bốc mùi” [1; tr. 201].

Khảo sát chín tiểu thuyết trong phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy nhân vật tồn tại trong hiện thực đời sống không còn tính nhất quán mà đƣợc đồng hiện bằng nhiều mảnh hiện thực khác nhau. Nếu ở Lão Khổ, hiện thực đời sống vẫn tuân theo chiều hƣớng con đƣờng đời của lão Khổ, một nhân vật chính trong tác phẩm, ở đó con ngƣời vẫn là nạn nhân, chịu sự chi phối của hoàn cảnh thì đến Đi

tìm nhân vật, dõi theo bƣớc chân của nhân vật “tôi”, bạn đọc sẽ bị lạc vào một thế

giới mù mịt. Cuộc truy tìm hung thủ giết thằng bé đánh giày dƣờng nhƣ chỉ là cái cớ để nhà văn thám hiểm đời sống. Ở đó con ngƣời luôn trong tình trạng bị cô lập với xã hội bên ngoài, con ngƣời tự thu mình vào cái vỏ ốc cá nhân mà không cần biết đến sự an nguy của đồng loại. Đời sống trở nên bấp bênh khi con ngƣời có thể bị trở thành những bản photocopy. Câu chuyện đi tìm một nhân vật nào đó của “tôi” bỗng nhiên trở thành nơi hội tụ các câu chuyện của nhiều nhân vật khác nhau. Đó là câu chuyện giữa tôi và ngƣời phụ nữ câm với nỗi ám ảnh giết chết thiên thần và mặc cảm tội lỗi chiếm đoạt đầy thú tính của con ngƣời; tôi và Trần Bân, tôi và tiến sĩ N là sự vong thân của con ngƣời trong xã hội hiện đại (Đi tìm nhân vật). Thiên thần sám hối lại đƣợc tập hợp từ những câu chuyện xoay quanh vấn đề “sáng tạo

con ngƣời”. Qua cảm nhận của bào thai trong bụng mẹ, con ngƣời sinh ra cũng đầy sự ngẫu nhiên may rủi. Đó là xã hội phủ định sự xuất hiện của con ngƣời theo mọi nghĩa. Đến Giã biệt bóng tối thằng Thƣợng tỏ ra hoang mang khi ban ngày nó phải chứng kiến và sống trong sự hắt hủi của dân làng Thổ Ô, ban đêm nó sống trong bầu không khí ma quái ở ngôi miếu hoang.

Trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng, hiện thực đời sống còn bị chia tách nhỏ hơn với nhiều mảnh hiện thực đƣợc lắp ghép hết sức ngẫu nhiên nhƣ trƣờng

hợp Người đi vắng kể về cuộc sống hiện tại (của gia đình ông Điều và những đƣa

con) đồng hành với quá khứ (cuộc khởi nghĩa của Đội Cấn), Những đứa trẻ chết già

song hành hai mô hình thế giới: giữa các chƣơng là câu chuyện tranh giành kho báu, là đời sống của con ngƣời vùng Linh Nham, phầnvô thanh lại miên man trong câu chuyện kể về cuộc phiêu du vào cõi bất định của “ông”. Thoạt kỳ thủy là cuộc sống của dân làng Phan đồng hành với câu chuyện về con cú có bộ lông hoa mơ bị bắn và trôi trên sông. Ngồi lại diễn tả tình trạng cuộc sống nửa thực (đời sống tẻ nhạt và sự tranh giành quyền lực ở cơ quan) nửa mơ (giấc mơ về Kim) của Khẩn... Chính trong sự đa dạng của hiện thực đời sống ấy, con ngƣời luôn phải căng mình ra để nắm bắt, để ứng xử cho phù hợp với hoàn cảnh. Đứng trƣớc những vùng hiện thực thuần túy (hiểu theo đúng nghĩa của từ này), con ngƣời có thể giải quyết thông qua nhận thức bằng lí trí đã là một khó khăn; huống chi, hiện thực trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng lại đầy rẫy sự phi lí, ngổn ngang sự bí ẩn và không thiếu sự thù nghịch thì việc thấu hiểu thế giới sẽ là thiên nan, vạn nan.

Để khắc họa hình ảnh con ngƣời hoài nghi và xa lạ với thế giới Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng đều xuất phát từ việc xây dựng cái nghịch dị trong hình tƣợng nghệ thuật giống nhƣ Kafka đã làm trong nhiều tác phẩm bất hủ của mình. Tuy nhiên sự lặp lại tinh thần Kafka trong các sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng không phải là sự mô phỏng hay bắt chƣớc một cách máy móc. Chúng ta thấy ở đây là sự gặp gỡ trong nhận thức của ngƣời nghệ sĩ do những nét tƣơng đồng về hoàn cảnh xã hội của thời đại quy định.

Trong Thiên thần sám hối, Tạ Duy Anh đã xây dựng đƣợc một hình tƣợng đầy ám ảnh về sự hoài nghi của con ngƣời trƣớc hiện thực đời sống khi kể về một thai nhi “còn bảy mƣơi hai giờ nữa mới hết giai đoạn bào thai” [2; tr. 7]. Còn nằm trong bụng mẹ nên bào thai chỉ có thể tiếp xúc một cách gián tiếp với thế giới bên ngoài bằng sự cảm nhận từ “những ý nghĩ của mẹ thấm qua”. Tại thời điểm sắp ra nhập vào thế giới ngƣời, bào thai đƣợc chứng kiến hàng loạt câu chuyện rùng rợn xoay quanh việc một con ngƣời ra đời nhƣ có những ngƣời cha, ngƣời mẹ sẵn sàng phủ nhận, bỏ rơi máu mủ của mình lại bệnh viện, có bà mẹ sẵn sàng bán xác những đứa con yểu mệnh của mình cho ngƣời ta ngâm cồn để lấy tiền. Phải chứng kiến cái chết của hàng loạt ngƣời bạn đồng niên với mình, bào thai đã băn khoăn khi “Có quá nhiều điều không thể nào hiểu nổi. Chẳng hạn tiền đẻ là gì? Lại còn chửa hoang, trút con ra, bỏ lại tội nợ, ăn quỵt, giao hợp...” [2; tr.10]. Cảm nhận thấy sự thiếu an toàn của thế giới mà nó “sắp nhập bọn”, bào thai đã đi đến hình dung về sự có mặt của đám trẻ con “bị sinh ra” trên đời là hoàn toàn phi lí, hoàn toàn vô nghĩa. Bởi vì “trên lí thuyết thì đứa bé là vô giá... Nhƣng trên thực tế... nó thua xa một con ch, một vết sơn bị xƣớc. Nó bị xua đuổi, săn lùng, bắn giết ở khắp nơi. Nó là chủ nhân của những bãi rác, mồi ngon của bọn buôn ngƣời, là nguồn lợi nhuận của các nhà chứa. Tệ hơn là chiếc bia tập bắn của đám cảnh sát tập bắn trên ti vi” [2; tr. 54 - 55]. Thân phận của những đứa trẻ vô thừa nhận trở thành nạn nhân của xã hội “ăn thịt ngƣời”, mối quan hệ ngƣời – ngƣời không đƣợc dựa trên giá trị nhân đạo, lòng yêu thƣơng con ngƣời mà tính bằng lợi ích vật chất khi biến con ngƣời thành công cụ, thành phƣơng tiện để thỏa mãn dục vọng bản thân.

Tính trong Thoạt kỳ thủy cũng đƣợc Nguyễn Bình Phƣơng miêu tả trong hình dáng “tay dài, lƣng dài, chân ngắn. Lông tay đỏ hồng, ngón không phân đốt. Lông mày nhạt, hình vòng cung ôm nửa mắt. Tai nhỏ, mồm rộng, răng cải mả. Tiếng nói đục. Đi nhƣ vƣợn, ngồi nhƣ gấu” [8; tr. 7]. Với dáng hình bất thƣờng nhƣ thế, Tính đƣợc hình dung nhƣ sự tái xuất của một ngƣời Việt cổ từ thủa hồng hoang. Nó khiến ta dễ nhầm với thứ chân dung kí hiệu của những nhân vật thần thánh trong

Triệu “mặt hoa, tóc mây, mắt nhung huyền, môi đào. Mũi hổ, trán rồng, đầu báo, hàm én, tay dài quá gối, tiếng nhƣ chông lớn, mình cao chín thƣớc, vú dài ba thƣớc...”. Song, cái nghịch dị về ngoại hình của con ngƣời trung đại là kiểu chân dung ngoại hiện, phù hợp với quan niệm về ngƣời anh hùng, rằng muốn có hành trạng phi thƣờng trƣớc hết phải có ngoại hình phi thƣờng. Về phần mình, sở hữu một diện mạo bất thƣờng, Tính lại là một con bệnh mắc chứng điên. Tính không thể hòa nhập với cuộc sống bình thƣờng, anh ta có hẳn một cuộc sống riêng, một thế giới riêng theo tƣ duy của ngƣời điên. Chính vì vậy, Tính không thể sống nhƣ một con ngƣời lành lặn nhƣ kiếm sống, sinh con mà ngƣợc lại, Tính luôn sống trong ảo giác, đuổi theo ảo giác của bạo lực, đâm chém.

Không chỉ diễn tả sự xa lạ của nhân vật trƣớc thế giới bằng hình hài nghich dị, nhiều nhân vật trong phạm vi đề tài khảo sát còn rơi vào trạng thái cô đơn và xa lạtrƣớc hiện thực, luôn hoài nghi cuộc sống. Tâm lí này xuất hiện khi nhà văn đặt nhân vật trong thế đối lập với một thế giới đầy thù nghịch. Khi đó, các nhân vật thƣờng phải đơn thƣơng độc mã cảm nhận và cố gắng chống lại thế giới đáng sợ ấy. Đó là lão Khổ, Tƣ Vọc (Lão Khổ); bào thai, mẹ của bào thai (Thiên thần sám hối); “tôi”, Thảo miên, tiến sĩ N, Trần Bân (Đi tìm nhân vật); thằng Thƣợng, ả ca ve (Giã

biệt bóng tối) của Tạ Duy Anh. Là Loan, “ông” (Những đưa trẻ chết già); Thắng,

Hoàn, Chung, ông Khánh, Yến, Sơn, Kỷ... (Người đi vắng); “em” (Trí nhớ suy tàn); Tính, Hiền, ông Phùng, con cú (Thoạt kỳ thủy); Khẩn, Minh, Thúy, Nhung... (Ngồi) của Nguyễn Bình Phƣơng.

Cảm giác xa lạ ập đến khi lão Khổ nhớ lại cuộc tàn phá của nhân dân làng Đồng do lão lãnh đạo. Ngay lúc đó, lão đã tỏ ra bất lực khi chỉ đạo nhân dân lật đổ giai cấp phong kiến với tiêu chí “tàn phá cũng là làm cách mạng”. Cái đói và miếng ăn đã biến “nghĩa quân” của lão Khổ thành đám chúng sinh nhếch nhác trong khu vƣờn nhà chánh tổng họ Tạ, đó là “tiếng bẻ chuối, tiếng nhai, tiếng khạc nhổ... tạo thêm một bầu không khí cực kì rôm rả. Mặc lão Khổ quát lác, dọa nạt, chẳng mấy ai để mắt đến lão” [3; tr. 50]. Không dừng lại ở đó lão Khổ còn bất ngờ bị bắt cùng bộ máy xã Hoàng với lí do “làm tay sai cho thực dân đế quốc” mà không biết kẻ đứng

đằng sau là ai, lão bị chính những ngƣời đồng chí của mình khi xƣa quay ra phản bội. Lão Khổ còn xa lạ với chính cuộc sống hiện tại của mình.

Đối lập với kẻ thù của mình, Tƣ Vọc cũng không thể hòa nhập đƣợc với quê cha đất tổ sau nhiều năm phiêu bạt. Truyền thống văn hóa Việt Nam coi dòng họ là nơi con ngƣời thể hiện tình thân, sự cố kết cộng đồng. Thế mà trong ngày làm lễ tái sinh cho dòng họ Tạ, ông Tƣ lại cảm thấy mình lạc lõng, bơ vơ giữa những ngƣời “anh em cả đời chƣa nhìn thấy mặt nhau”. Giữa mục đích của đám con cháu họ Tạ với Tƣ Vọc hoàn toàn khác nhau, một bên là sự thỏa mãn miếng ăn, một bên là thỏa mãn lòng hận thù. Những khuôn mặt của đám họ hàng ông Tƣ bỗng chốc trở thành “bầy vật”, thành “những gƣơng mặt nhờn mỡ vừa đờ dại, vừa dã man pha chút lƣu manh”, thành “những bộ mặt xa lạ, đỏ lự” [3; tr 68 – 69]. Tƣ Vọc xa lạ với những gì tƣởng nhƣ gần gũi nhất với mình. Cảm giác cô đơn đƣợc đẩy lên đến đỉnh điểm khi ông “đƣợc chứng kiến cảnh ăn uống giống những cuộc phạt vạ trƣớc kia. Chỉ nhìn ngƣời ta ăn đã ngấy đến tận cổ, muốn nôn thốc nôn tháo” [3; tr. 72]. Trạng thái “buồn nôn” trong tâm lí ông Tƣ rất giống cách phản ứng lại với thế giới của Joqentin trong tiểu thuyết Buồn nôn của triết gia hiện sinh J.P Sartre. Đó là thái độ phủ nhận sự tồn tại của thế giới khi cá nhân đó nhận ra sự ngột ngạt của thế giới mà nó không thể dung hòa đƣợc. Đến cả khi ngủ ông Tƣ cũng không thoát khỏi ám ảnh về một thế giới đầy bế tắc: “Chao ôi, đất này sao mà dữ thế. Ngƣời sống tàn sát nhau liên miên. Ngƣời chết đã nửa thế kỉ còn đội mồ sống lại, cƣời nói xoe xóe. Ông tƣởng tƣợng thấy hàng trăm oan hồn, mấy chục năm vẫn trà trộn với ngƣời sống, vật vã trên mảnh đất đầy thù hận này” [3; tr. 107]. Hai Duy và Giang Tâm là thế hệ thứ hai của Làng Đồng. Lòng hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ là nguyên nhân khiến họ trở thành kẻ cô đơn ngay giữa quê hƣơng mình. Hai Duy không đi theo vết xe đổ của cha, Giang Tâm lớn lên với vẻ đẹp hoang dại của đồng nội nhƣng bị dân làng xa lánh.

Trong Thiên thần sám hối, ngƣời mẹ bị rơi vào trạng thái hoảng loạn cực độ

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 70)