Thời gian huyền thoại

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 134)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2.Thời gian huyền thoại

Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm đƣợc trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ hay tƣơng lai. Thời gian nghệ thuật do đƣợc sáng tạo nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý” [130; tr. 76]. Vì thế, thời gian nghệ thuật là một sáng tạo độc đáo của nhà văn, thể hiện cái nhìn riêng của nhà văn về thế giới. Cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật cũng trở thành một yếu tố xác định sự tồn tại của thế giới và con ngƣời . Thời gian huyền thoại ở đây đƣợc hiểu là thủ pháp lạ hóa thời gian làm cho thời gian hiện thực biến đổi và thƣờng mang màu sắc hoang đƣờng, không còn tính chân thực cụ thể.

Sự phi lý của thời gian đã từng xuất hiện trong văn học dân gian với những thần thoại, cổ tích thấm đẫm màu sắc hoang đƣờng, mở ra vô cùng tận nhằm giúp con ngƣời thực hiện những ý nguyện, những nhiệm vụ cần phải vƣợt qua. Thời gian kỳ ảo trong tiểu thuyết truyền kỳ thời trung đại lại thể hiện khát vọng thoát khỏi hiện thực bế tắc của con ngƣời. Con ngƣời không tìm thấy hạnh phúc trong đời sống thực phải tìm đến cõi tiên nhƣ chàng Từ Thức, Tú Uyên để tận hƣởng những tháng

ngày hạnh phúc nơi tiên giới. Nhƣng thời gian trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng có sự đan xen, vặn xoắn giữa thực và ảo tồn tại hiển nhiên khiến cho hiện thực bị đứt đoạn, những sự việc bất thƣờng xuất hiện tự do đã biểu hiện một cảm quan mới của nhà văn về thời gian.

Nếu nhƣ không gian mang màu sắc mê cung vây hãm cuộc đời nhân vật, gây ra sự hoài nghi, xa lạ của con ngƣời trƣớc thế giới thì Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng còn huyền thoại hóa thời gian bằng cách tƣớc đi những đƣờng viền lịch sử cụ thể của thời gian và sáng tạo ra những mô hình thời gian mới theo cảm nhận chủ quan của bản thân mỗi nhà văn để tô đậm sự bơ vơ, lạc lõng của con ngƣời.

Thời gian trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng không còn gợi độ mênh mang, vô hạn. Thời gian đƣợc kết hợp với nhƣng khoảng không gian chung chung, mờ mịt để gợi lên thân phận bấp bênh của con ngƣời. Về điểm này, Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng đã có sự gặp gỡ trong quan niệm về thời gian của F. Kafka.

Hình thức miêu tả thời gian không cụ thể này xuất hiện qua hàng loạt từ ngữ chỉ thời gian không xác định, có thể thống kê ra đây:

Đi tìm nhân vật: Hôm kia..., buổi chiều, suốt nhiều năm, quãng gần sáng, hồi

đó, trong đêm, một hôm, dạo ấy, nhiều ngày sau, đâu nhƣ năm mƣời sáu tuổi, sớm hôm sau...

Giã biệt bóng tối: từ hôm lang thang, đem ấy, buổi sáng ấy, độ nửa tháng sau,

mãi hôm sau, hôm sau nhƣ mọi ngày.

Những đứa trẻ chết già: Cách đây khá lâu, Chiều mùa hạ, năm ấy, sẩm chiều...

Người đi vắng: Hai giờ đêm bãi tha ma linh nham, khuya, sáu giờ mƣời hai sông Linh Nham, mƣời hai giờ đêm nghĩa địa dốc Lim trong mƣa, hồi ấy, một đêm chầm chậm qua đi...

Trí nhớ suy tàn: trƣa, nắng buông xuống nhiều, thời gian vỗ ào ạt, bây giờ cây

điệp vàng phố Bà Triệu đang nở hoa, theo lịch thì sắp sang thu,...

Thoạt kỳ thủy: Đợt ấy, hai tháng sau, đêm, sáng...

Từ thống kê trên, chúng ta có thể nhận thấy thời gian đƣợc nhắc đến chủ yếu mang tính khái quát chung chung, thời gian phiếm chỉ làm cho tác phẩm giống với những câu chuyện cổ tích, thần thoại. Nhà văn mang đến cho ngƣời đọc cảm giác về sự khép kín, hữu hạn, cuộc sống của nhân vật lặp đi lặp lại, quẩn quanh, tù túng của con ngƣời. Đó là những khoảng thời gian đời thƣờng, gắn với những sinh hoạt nhàm tẻ kết hợp với những không gian hẹp nhƣ ngôi làng, cơ quan, căn phòng đã của cho thấy sự bức bách cuộc sống. Nhƣ thể không có mối liên hệ gì với thế giới bên ngoài, con ngƣời đang bị lƣu dày vào chính hiện tại. Nhân vật “tôi” trong Đi tìm

nhân vật bị cuốn theo hành trình ngày này qua ngày khác đi hỏi tung tích về thằng

bé đánh giày. Những ngƣời trong gia đình lão Liêm và ông trình luôn thấp thỏm chờ đợi đến ngày mở cửa kho tàng (Những đứa trẻ chết già)...

Thứ hai là một số tiểu thuyết để nhân vật tồn tại trong thời gian kỳ ảo mang màu sắc truyền kỳ ma quái với những biến đổi bất thƣờng của sự vật. Xuất hiện nhiều nhất trong các tiểu thuyết của hai nhà văn đƣợc khảo sát là khoảng thời gian của bóng đêm. Chẳng hạn cứ về đêm thằng Thƣợng lại có cảm giác sợ hãi. Trong bóng tối của ngôi miếu, nó phải một mình chống lại sự uy hiếp của lão già bóng tối (Giã biệt bóng tối).

Trong Những đứa trẻ chết già, khoảng thời gian bóng đêm tràn ngập khắp các vô thanh. Dƣờng nhƣ có một quy tắc bất thành văn khiến con ngƣời phải tuân theo, ban ngày là những tranh đấu không mệt mỏi của ngƣời sống, còn ban đêm là thời gian của cõi âm. Về đêm, mọi sinh hoạt của ngƣời sống bị nhấn chìm thay vào đó là sự ngự trị của chết chóc. “Ngọn Rùng đen thẫm in trên nền trời. Khói hƣơng bốc ngùn ngụt. Ngay cả tiếng thầm thào ở gốc si cũng biến mất nhƣ kẻ tuân theo một mệnh lệnh nghiêm khắc” [6; tr. 52]. Và đây “Đêm mùa đông lạnh, sƣơng lên hâm hấp khắp làng. Kèm theo sự kiện mất âm và cái lạnh, ngƣời làng đâm ra nghi ngờ nhau... Không ai hiểu ai. Không ai tin ai” [6; tr. 181]. Đó là “Tiếng thì thầm gọi lão trong màn đêm hoang dã. Lão gật đầu, bƣớc nhanh” [6; tr. 99]. Khoảng thời gian giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối cũng tạo ra sự nặng nề, mệt mỏi. “Không khí ảm đạm và lƣu cữu. Hoàng hôn trung du bao giờ cũng rề rà mệt mỏi. Những quả đồi

chầm chậm lùi lại, chầm chậm xuất hiện. Ðôi chỗ, chè hoang mọc xanh đậm lên tận chóp đồi. Hƣơng chè nhả ra, chát đặc” [6; tr. 15]. Thời gian thay vì tuôn chảy theo đại lƣợng của số học lại đƣợc cụ thể hóa qua miêu tả hàng loạt âm thanh, hình ảnh đậm chất tạo hình. Cách cảm nhận về thời gian này cũng xuất hiện trong Người đi vắng với hình ảnh; “Chiều không đi về chân trời nhƣ ngƣời ta vẫn tƣởng, chiều lăn vào Cậm Cam. Lũ trẻ trâu biết đƣợc bí mật đó, với sự tinh quái, chúng xơi tất cả các buổi chiều sau đó trâu đứa nào về nhà đứa ấy, đứa nào ngủ trên giƣờng đứa ấy nhƣng giấc mơ thì luôn giống nhau” [7; tr. 164]. Thời gian âm dƣơng ở đây chọn những đứa trẻ chăn trâu để làm điểm thay phiên, đổi gác.

Thời gian bóng đêm Thoạt kỳ thủy lại đƣợc cụ thể bằng ánh trăng. “Đêm Tính không ngủ đƣợc vì trăng. Trăng đối với Hiền là nơi trú ngụ. “Hiền ngoảnh mặt vào trăng thở sẽ...” [8; tr. 35]. Trăng với Tính là kẻ thù, nó vừa là không gian giam hãm tâm hồn Tính, nhƣng cũng là khoảng thời gian khiến Tính biết sợ hãi, đối lập với thời gian ban ngày, Tính thích giết chóc.

Không dừng lại ở việc miêu tả những khoảnh khắc thời gian ma mị, ảo giác, nhà văn còn còn thôi miên ngƣời đọc bằng cách kéo căng thời gian đƣợc trần thuật. Tiêu biểu cho kiểu thời gian này là Thiên thần sám hốiThoạt kỳ thủy.

Trong Thiên thần sám hối, toàn bộ câu chuyện đƣợc nhân vật bào thai thâu tóm và kể lại trong vòng “bày mƣơi hai giờ” trƣớc khi nó cất tiếng khóc chào đời. Ngƣời đọc vì thế bị cuốn vào hàng loạt những câu chuyện đƣợc thâu tóm qua cảm nhận của bào thai. Trong khi đó, tất cả các câu chuyện đều tập trung vào đề tài sinh nở, tại một không gian phòng sinh. Trƣớc mỗi câu chuyện, nhân vật bào thai đều bộc nộ thái độ của mình, hoặc là hoài nghi “tiền đẻ là gì?...” , “xem ra cái cuộc đời ngoài kia cũng bất chắc và nguy hiểm lắm nhỉ” [2; tr. 11]. Để nhân vật phải chứng kiến sự khủng khiếp của hiện thực đời sống trong khoảng thời gian ngắn nhƣ thế, nhà văn đã nhấn mạnh đến sự quyết liệt trong hành động lựa chon của con ngƣời trƣớc một thế giới xa lạ.

Không gây căng thẳng bằng cách thu hẹp thời gian và tăng mật độ các sự kiện, thời gian trong Thoạt kỳ thủy lại đƣợc tổ chức theo mô hình song hành. Mạch truyện

thứ nhất kể về con cú kéo dài 45 phút, bắt đầu từ mƣời một giờ mƣời lăm với sự kiện con cú bị bắn rơi từ vòm lá sung xuống dòng sông và kết thúc lúc mƣời hai giờ với hình ảnh con cú bay lên kéo theo dòng sông. Mạch thứ hai kể về cuộc sống của dân làng Linh Nham kéo dài khoảng trên 20 năm, gắn với cuộc đời Tính. Thời gian sống của cú mèo hoa mơ ngắn ngủi chồng lên khoảng thời gian hơn 20 năm gắn với cuộc đời Tính. Và hơn 20 năm đƣợc dồn lại trong 45 phút. Điều đáng nói ở đây là nhà văn không kể cắt ngang cuộc đời Tính mà lại kể từ khi sinh ra đến khi chết, tức là khép lại một vòng đời. Nhƣng khoảng thời gian này đƣợc diễn tả theo nhịp độ nhanh chậm khác nhau với thủ pháp tỉnh lƣợc thời gian. Thời gian của câu chuyện diễn tiến rất giống với chuyện cổ tích khi ý niệm về thời gian cũng mù mờ. “Năm lên hai tuổi, Tính không quấn bố mẹ nhƣ những đứa trẻ khác”. Theo thời gian, sự dị thƣờng từ tuổi thơ của Tính cũng lớn lên. Thời gian trong Thoạt kỳ thủy không những bị tƣớc mất đƣờng viền lịch sử mà bản thân thời gian cũng trở thành kẻ vô nghĩa, nhạt nhòa bởi cuộc sống nơi đây lặp lại nhàm chán và dƣờng nhƣ nằm ngoài nhận thức của con ngƣời. Con ngƣời nhƣ tồn tại ngoài thời gian, hay họ tiêu thụ thời gian giống với con ngƣời thủa hồng hoang, “thoạt kỳ”. Cảm giác này bểu hiện rất rõ bởi tiếng đập đá ở bãi Nghiền sàng, những con ngƣời nhƣ hóa thạch cùng thời gian. Cuộc sống hàng ngày diễn ra theo vòng quay của đêm, ngày, đƣợc cảm nhận bằng sự tuần hoàn của các mùa trong năm với những hình ảnh nắng, sƣơng khói, ánh trăng. Nhiều khi, thời gian đƣợc/bị tẩy trắng bởi không đƣợc con ngƣời đánh dấu bằng các sự kiện hoặc bị bỏ quên. Nếu xem các dấu (*) là kí hiệu dùng để đánh dấu các tiết đoạn thì dễ nhận thấy, có những tiết đoạn kéo dài bởi hàng loạt sự việc trong đời sống. Nhƣng cũng có những tiết đoạn chỉ mang tính thông báo về mặt thời gian.

“Tính lớn vụt

Hiền lớn từ từ, chƣa rõ ngực” [8; tr. 29].

Cũng có đoạn chỉ đơn giản là thời gian: “Thời gian trắng” [8; tr. 35]. Câu văn đơn giản nhƣng nó gợi ra sự hƣ vô, trống trải của thời gian. Sự nguội lạnh của tình ngƣời đã khiến thời gian nhƣ đóng băng, vô vọng. Nếu quan sát tổng thể toàn tác

phẩm, thời gian của Thoạt kỳ thủy đƣợc tạo bởi hai vòng xoáy trôn ốc đan bện vào nhau. Đó là một chu kì sinh diệt khép kín.

Trong một số tiểu thuyết, nhà văn còn “gây hấn” với quan niệm về thời gian trong truyền thống bằng lối nhại lịch sử và trình bày một quan niệm mới về thời gian. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong Những đứa trẻ chết già, nhà phê bình Thụy Khuê đã phát hiện ra việc miêu tả thời gian theo lối nhại sử gia trung đại: “Nhƣ muốn nhại lối chép sử biên niên, đã thấy trong Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư: "Mùa xuân, tháng giêng, ngày mùng 5, động đất ba lần. Mồng 10, có mây không mƣa, rồng vàng hiện ở góc Ðoan Minh. Bầy tôi chúc mừng, duy có nhà sƣ Pháp Ngữ nói: Rồng bay trên trời, nay lại hiện ra ở dƣới là điềm không lành". Các "sử thần" xƣa cũng đã cho nhiều "loại" hiện thực gặp gỡ: hiện thực hiện tƣợng nhƣ động đất, mây, mƣa; hiện thực linh vật nhƣ rồng ..., còn đƣa cả điềm vào chính sử. Ðiều này chứng tỏ Nguyễn Bình Phƣơng không bịa đặt gì, anh chỉ làm công việc chép linh truyện, ngoa truyện, bằng lối viết chính sử thăng hoa qua hình tƣợng nghệ thuật”. Những ghi chép thời gian theo kiểu biên niên của sử gia trung đại nhƣ: “Mùa đông, tháng 11 ngày 9 giờ Tý, cả làng Phan giật mình vì tiếng nổ gầm ngay cánh rừng bên cạnh. Ngày 23, sao chổi xuất hiện phía tây, trông nhƣ dải lụa trắng. Ngày 13 tháng 12, động đất, thú trong rừng chạy nháo vào làng, có con hổ trắng to bằng con trâu mộng. Nƣớc sông Linh Nham nóng rẫy, cá và ba ba chết dạt trắng hai bên bờ” [5; tr. 14] xuất hiện khá nhiều. Thời gian ở đây đơn giản chỉ gắn với những hiện tƣợng quái đản, nó hoàn toàn diễn ra độc lập với đời sống con ngƣời. Thời gian đƣợc miêu tả nhƣ đánh lừa, gây ảo giác cho nhân vật, để nhân vật vẫn thản nhiên sống. Hiện thực trong tác phẩm vì vậy cũng trở nên xa lạ.

Với sự ra đời của thuyết phân tâm học, S. Freud đã chứng minh đời sống tinh thần của con ngƣời có khả năng lƣu giữ lịch sử nhân loại và lịch sử của chính cá nhân nó. Nhƣ vậy thời gian lịch sử không đơn giản là thời gian gắn với những sự kiện lớn lao của cộng đồng còn song song tồn tại lịch sử về những ẩn ức bên trong

của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Lịch sử vì thế không đơn giả là những mốc sự kiện mà còn là lịch sử về thân phận con ngƣời.

Trong Đi tìm nhân vật, ngƣời đọc khó có thể xác định đƣợc thời gian cụ thể diễn ra các sự kiện diễn ra trong tác phẩm. Thấp thoáng trong tác phẩm vẫn có những bóng dáng hiện thực nhƣ sự li tán của gia đình “tôi” – Chu Quý với ngƣời anh trai, cái chết của ngƣời cha trong thời kỳ cải cách ruộng đất, cuộc chiến tranh diễn ra trong bí mật mà kẻ đứng đằng sau là “ngón tay chỏ” chỉ đạo. Nhƣng, đó chỉ là những phỏng đoán dựa trên soi chiếu các sự kiện trong tác phẩm với một “đƣờng viền lịch sử” do bạn đọc có thể ngẫu nhiên cấp cho. Ngoài ra, thời gian đƣợc trần thuật trong tác phẩm hầu nhƣ không hé lộ bất cứ điều gì khiến những sự việc diễn ra hết sức bí ẩn. “Tôi” là sự lặp lại của hình ảnh của ngƣời cha trong nỗi sợ hãi và anh ta luôn có cảm giác bị kẻ khác dồn đuổi, tấn công ở khắp mọi nơi. “Tôi” nhƣ thể bị lƣu đày vào sự sợ hãi để ngày này qua ngày khác đi tìm tung tích về “hắn” – kẻ gây ra cái chết cho thằng bé đánh giày. Nhƣng càng tìm càng mất hút, càng tìm, “tôi” càng thấy mình cô đơn, bị mất hút đi trong nhịp sống hiện đại.

Người đi vắng của Nguyễn Bình Phƣơng là trƣờng hợp thứ hai xuất hiện kiểu

thời gian huyền ảo. Nhận xét về sự đặc sắc của thời gian trong tác phẩm này, Thụy Khuê cho rằng nhà văn đã: “Khai tử khái niệm thời gian để đƣa tác phẩm vào vùng đất phi thời gian bằng cách cho thời gian chồng chéo lên nhau, trên mảnh đất Thái Nguyên” [82]. Theo chúng tôi, “thời gian chồng chéo” thì có nhƣng “khai tử thời gian” thì không. Bởi lẽ, cái gọi là chồng chéo của thời gian thực chất đƣợc dệt lên bởi hai lớp thời gian. Lớp thời gian thứ nhất, đƣợc cấu tạo từ những sự kiện lịch sử, đó là: Cảnh công chúa Diên Bình đời Lý, nghe lời phụ hoàng, lấy thủ lĩnh phủ Phú Lƣơng, thế kỷ XII; rồi việc Lê Sát chém Lƣu Nhân Chú ở thế kỷ XV; rồi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của Ðội Cấn và Lƣơng Lập Nham (tức Ngọc Quyến) đầu thế kỷ XX; rồi cuộc sống ngày nay - kinh tế thị trƣờng, của những gia đình cụ Ðiển, gia đình ông Khánh. Sắp xếp nhƣ vậy ta đƣợc một kiểu thời gian tuyến tính theo chiều

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 134)