Những nguyên nhân hình thành

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 40)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1. Những nguyên nhân hình thành

Văn học hiện sinh chỉ thực sự trở thành một trào lƣu vào nửa đầu thế kỉ XX, quê hƣơng của nó là ở Pháp. Văn học hiện sinh gắn bó chặt chẽ với triết học hiện sinh cũng bởi nhiều cơ duyên.

Giống với triết học hiện sinh, văn học hiện sinh là hệ quả của những biến động về chính trị, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng, kinh tế. Đó là cuộc khủng hoảng của xã hội tƣ bản phƣơng Tây cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX mà chúng ta đã biết. Tuy nhiên, triết học và nghệ thuật cũng là hai tác nhân không kém phần quan trọng làm hình thành văn học hiện sinh.

Triết học hiện sinh lan tỏa sâu rộng, trở thành một trào lƣu rầm rộ vào nửa đầu thế kỉ XX bởi vì hiện sinh không đơn giản là một triết lí mà còn là một trào lƣu văn nghệ. Triết học hiện sinh dùng văn nghệ để truyền tải nội dung. Văn học hiện sinh bằng tính chất triết lí trở nên sâu sắc.

Văn chƣơng nghệ thuật còn là con đƣờng ngắn nhất để độc giả đi đến tƣ tƣởng hiện sinh. Những tác phẩm hiện sinh tuy chƣa phải là triết học nhƣng bằng lối tƣ duy, qua cách diễn đạt cụ thể, qua thế giới nghệ thuật sinh động đã gợi hứng cho độc giả biết suy tƣ về cuộc đời.

Chủ nghĩa hiện sinh đã chỉ ra khi đứng trƣớc sự hiện sinh của con ngƣời, nhận thức duy lí tỏ ra bất cập, nhƣng bằng những cảm nhận trực tiếp lại có thể khám phá đƣợc. Do đó lối tƣ duy hiện sinh rất gần với tƣ duy nghệ thuật. Đây cũng là căn nguyên lí giải vì sao một số triết gia hiện sinh lại tìm đến sáng tạo văn chƣơng để truyền bá quan điểm của mình. Jean Paul Sartre và Simond de Beauvoir là những trƣờng hợp nhƣ thế. Một số tác gia khác lại đi vào cắt nghĩa các sáng tác nghệ thuật bằng nhãn quan của triết học hiện sinh nhƣ Heidegger, Chestov, Marcel... có mối nhân duyên tốt đẹp giữa triết học hiện sinh và văn học đã góp phần vào sự hình thành trào lƣu văn học hiện sinh.

Nguồn gốc của văn học hiện sinh cũng xuất phát từ sự vận động của đời sống nghệ thuật, trong đó có văn học.

Văn học nghệ thuật là sản phẩm mang đậm dấu ấn thời đại nó ra đời. Qua văn học, có thể thấy đƣợc toàn bộ trạng thái của một thời đại lịch sử. Nhƣ vậy, một khi hoàn cảnh thay đổi, văn học cũng tất yếu thay đổi theo. Dấu hiệu nhận ra sự thay đổi trong văn học nghệ thuật để làm nên một chủ nghĩa hiện sinh trong văn học “đƣợc đánh dấu bằng phong trào tiên phong. Phong trào này có gốc gác từ cuối thế kỉ XIX, đƣợc nở rộ ở đầu thế kỉ XX và kéo dài đến những năm 50 – 60 của thế kỉ XX với một cái tên mới là phong trào phản nghệ thuật [29; tr. 32]. Đó là tâm trạng của con ngƣời trƣớc những khủng hoảng trong đời sống xã hội. Khủng hoảng kinh tế kéo dài, chiến tranh liên tiếp nổ ra đã gây lên tâm trạng hoang mang, hoài nghi, đổ vỡ trong nhận thức con ngƣời. Con ngƣời muốn “phủ định tất cả trật tự hiện hành của xã hội” [51; tr. 30]. Đời sống của con ngƣời trở nên mong manh, lí trí của con ngƣời không đủ khả năng lí giải nổi vận mệnh của mình nữa. Ngƣời ta nhận thấy thế giới đã trở nên giống với thế giới của Kafka. Khoa học duy lí không khỏa lấp đƣợc mặc cảm về nỗi cô đơn thƣờng trực của con ngƣời. Từ những khám phá trong Phân tâm học sủa S.Freud, thuyết trực giác của Bergson đã mở ra một vùng hiện thực mới, hiện thực bên trong con ngƣời. Với bƣớc tiến vĩ đại này “tiêu chí giống nhƣ thật có từ quan niệm nghệ thuật là sự bắt trƣớc hiện thực của Aristot đã trở thành yêu cầu cơ bản của đời sống nghệ thuật ở châu Âu nửa sau thế kỉ XIX... (là) quy ƣớc của chủ nghĩa hiện thực... đã phải tự điều chỉnh trƣớc sự bừng tỉnh của tinh thần nghệ thuật hiện đại: Khám phá cuộc sống, chống lại sự “lãng quên con ngƣời” trong một thế giới đã trở nên bí ẩn và phức tạp” [32; tr. 192 – 198]. Văn học ở một phƣơng diện nào đó là sự tƣởng tƣợng của nhà văn về những khả năng có thể có của thế giới. Sáng tạo văn học là cách tốt nhất để nhà văn hiện sinh giải tỏa đƣợc những ẩn ức, những băn khoăn về thân phận, xóa đi cảm giác bất an mà trên thực tế không thể giải thích, không thể trải nghiệm một cách trực tiếp.

Nhƣ vậy, từ sự khủng hoảng của kinh tế xã hội, sự gặp gỡ giữa phƣơng pháp luận triết học và phƣơng pháp luận sáng tác văn học đến sự vận động, phát triển nội tại của văn học (trong sự thay đổi mô hình phản ánh, cách thức phản ánh) là những nguyên nhân cơ bản làm hình thành và phát triển văn học hiện sinh chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)