Khắc họa nội tâm thông qua ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 120)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2.Khắc họa nội tâm thông qua ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ là biểu hiện sinh động nhất cho trạng thái và tinh tần của thời đại. Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu phản ánh, nên qua ngôn ngữ của nhân vật bạn đọc có thể thấy đƣợc một phần lịch sử văn hóa của thời đại ảnh xạ vào đó. Quan sát ngôn ngữ nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng, chúng tôi nhận thấy, cả hai nhà văn đã sáng tạo ra những hình thức ngôn ngữ mới để diễn tả cơn chấn động trong tâm lí nhân vật bằng hình thức đối thoại lệch tâm, độc thoại nội tâm kéo dài và lời câm vô thức.

3.2.2.1. Đối thoại lệch tâm

Ngôn ngữ phản ánh trình độ nhận thức của con ngƣời, là kết tinh khả năng sáng tạo của con ngƣời trong quá trình lao động mà thành. Con ngƣời không thể tồn tại mà không cần đến giao tiếp. Qua giao tiếp là con đƣờng tốt nhất để con ngƣời trao đổi những tâm tƣ tình cảm cũng nhƣ những kinh nghiệm sống, từ đó thiết tạo

đƣợc sợi dây liên kết giữa các cá thể trong xã hội. Nhƣng trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng diễn ra một thực tế là đối thoại diễn ra trong tình trạng “lệch tâm”. Quy luật của một cuộc hội thoại thông thƣờng bị bóp méo, giao tiếp không hƣớng đến ngƣời nghe. Đối thoại mang màu sắc của kịch phi lí đã diễn tả tình trạng tê liệt trong giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời, ngôn ngữ mất chức năng xã hội. Tình trạng này xuất hiện trong các tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh),

Những đứa trẻ chết già, Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Bình Phƣơng). Có thể dẫn ra đây:

“Tôi đi dọc hè phố, tâm trí lỏng lẻo. Một đám đông cứ ngày càng phình ra, ùn lai trƣớc mặt tôi. Mọi ngƣời hỏi nhau rối rít mà không thấy ai trả lời.

- Từ bao giờ? – Một gã đàn ông hỏi một chị phụ nữ. - Từ bao giờ? – Chị Này hỏi một ngƣời khác.

- Từ bao giờ? – Ông già cạnh tôi giật áo một bà nôi trợ. - Cái gì từ bao giờ? – Bà này hất tay một cách khó chịu ...

- Thật khủng khiếp!

Mọi ngƣời đổ xô sự chú ý vào ngƣời vừa từ giữa đám đông len ra. - Có chuyện gì thế?

- Từ bao giờ? - Một hay hai? - tình nhân hay vợ? - Mất bao nhiêu?

Các câu hỏi tới tấp tuôn ra” [1; tr. 72]

Những đối thoại kiểu này xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm, thậm chí ở Chƣơng XII là toàn bộ một cuộc đối thoại mang màu sắc của những lời thoại trong

Nữ ca sĩ hói đầu của Ionesco hay Trong khi chờ Godot của Beckett. Đây là thứ ngôn ngữ đám đông, ngƣời nói cứ nói, ngƣời nghe cứ nghe và phán đoán. Ngôn ngữ cũng trở thành một mê cung khiến cho việc nhận thức trở lên khó khăn. Liên kết xã hội bị phân rã. Phản xạ ngôn ngữ trở thành tê liệt. Ngƣời ta hỏi rồi chẳng cần đến câu trả lời, mỗi câu ném ra vô hình dung trở thành một câu hỏi tu từ. Nhân vật “tôi”

dƣờng nhƣ hoang mang và từ hoang mang cảm thấy sợ hãi. Tình trạng này còn bị đẩy đi xa hơn trong Những đứa trẻ chết già của Nguyễn Bình Phƣơng với những câu giao tiếp của những nhân vật đi trên chiếc xe trâu. Ngƣời đánh xe nhắc đi nhắc lại một câu vô nghĩa “Ngủ chiều khác gì đi đái trong mơ”. Và đây là một trong những cuộc thoại giữa các âm hồn:

“... Mày chết bao giờ chƣa?

Ngƣời to thấp gãi gãi móng chân thò ra ở mỗm giày, gật đầu: - Rồi.

- Có đúng là nó rỗng không? ...

- Không có gì tức là đựng đƣợc tất cả! - Hay!

... Ông chun mũi thở mạnh nhƣ đẩy tất cả không khí trong ngƣời ra ngoài. Chiếc xe trồi lên, sụt xuống. Lại trồi lên, sụt xuống.” [5; tr. 91].

Bản thân những lời thoại đặt cạnh nhau đã là không hợp với quy luật giao tiếp, nhƣng nội dung thông tin trong mỗi câu lại phi logic. Với ngƣời bình thƣờng sữ có cảm giác nhƣ thế, nhƣng ở đây, trong cảm nhận của “ông” thì điều đó hoàn toàn bình thƣờng, đó là hợp với quy luật của cõi âm. Còn đây là cuộc đối thoại giữa một kẻ điên, không có ý thức trong việc điều tiết hành vi ngôn ngữ với một nghệ sĩ chân chính đang thực hiện cuộc sáng tạo ngôn từ chữ nghĩa trong Thoạt kì thủy:

“... Ông Phùng mời rƣợu, tính lắc. ông phùng hồ hởi bảo:

- Tao mới viết đƣợc một truyện ngắn có tên Và cỏ. Mày có muốn nghe không? Tính gật đầu. ông Phùng lục bản thảo ra đọc. Khi đƣợc nửa chừng, tính đùng đùng bỏ về. Ông phùng gọi giật lại. Tính đáp:

- Ngứa lắm.

Ông Phùng cƣời ằng ặc, tợp nốt chỗ rƣợu, nằm vật ra đất, mồm nảm nhảm: - Mắt chó vàng nhƣ chăng...” [8; tr. 54].

Cuộc đối thoại giữa hai kẻ cô đơn không ngƣời chia sẻ. Một do điên bệnh lí, có đời sống và ngôn ngữ riêng, bị lệch kênh nên ngƣời thƣờng không giao tiếp

đƣợc. Một là kẻ đơn độc trong hành trình sáng tạo ngôn từ. Đối thoại ở đây mang màu sắc độc thoại.

Đối thoại lệch tâm đã cho thấy tình trạng mất liên lạc giữa con ngƣời với con ngƣời nên ngôn ngữ bị tiêu giảm. Xã hội ngƣời thay vì vƣơn đến những giá trị tốt đẹp thời hiện đại lại đang có xu hƣớng bị băng hoại nhân tính, bị đẩy lùi về thủa hồng hoang man rợ.

3.2.2.2. Độc thoại kéo dài và lời câm, vô thức

Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học thì độc thoại là: “lời phát ngôn của nhân vật tự nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động của cảm xúc suy nghĩ của con ngƣời trong dòng chảy trực tiếp của nó” [120, tr. 108].

Độc thoại là thứ ngôn ngữ rất nhạy cảm, nó có thể giúp cho nhân vật bộc lộ những suy tƣ sâu sắc của mình và giãi bày đƣợc những uẩn khúc khó thổ lộ. Độc thoại là tự nói với chính mình. Chu Quý sống trong căn nhà, đối diện với nỗi cô đơn và hoài nghi nên anh ta cảm nhận về bằng tƣờng “Tôi nhìn lên bức tƣờng mốc meo và tự hỏi: Có bao nhiêu lớp sự kiện đã tạo cho nó bộ mặt tàn úa kia?” [1; tr. 39]. Còn Hai Duy con trai lão Khổ lại chọn hình thức viết thƣ cho bố vừa là để đối thoại giữa hai thế hệ, vừa là lời tâm sự của “đứa con bị ruồng bỏ” vì dám “bƣớc qua lời nguyền”, yêu con gái kẻ thù (Lão Khổ). Trong Trí nhớ suy tàn, nhà văn lại chọn cách để nhân vật sử dụng câu văn vắng chủ ngữ khiến cả thiên tiểu thuyết nhƣ một dòng ý thức miên man bất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣng cũng có khi độc thoại, nhân vật lại không nói một cách cụ thể tạo thành thứ lời câm, thể hiện sự chới với trong tuyệt vọng. Dạng phát ngôn này xuất hiện dày đặc trong Thoạt kỳ thủy qua ám ảnh của Tính về trăng. Có thể trăng gây cho Tính một nỗi khiếp sợ đến quái đản: “Nó đấy. Lạnh”, “Trăng đen. Trăng tiến từ từ, to bằng miệng giếng”, “Mắt chó vàng nhƣ trăng”.

Có lẽ độc thoại nội tâm, dòng tâm tƣ mà hai nhà văn đều gặp gỡ nhau đó là những câu hỏi về sự tồn tại của kiếp ngƣời nhức buốt: “Con ngƣời – mi là ai? Tại

sao lại xuất hiện trên mặt đất này? Con ngƣời phải sống ra sao trƣớc cuộc đời, trƣớc mỗi sự lựa chọn để hài hòa giữa các giá trị?

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 120)