Giai đoạn từ 1954 đến 1975

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 47)

6. Bố cục của luận văn

1.3.1. Giai đoạn từ 1954 đến 1975

Triết học hiện sinh và văn học hiện sinh đƣợc du nhập vào Việt Nam vừa là một cơ duyên lịch sử, vừa là một câu chuyện gắn với vận mệnh dân tộc bị chia cắt trong một khoảng thời gian dài. Có nơi và có lúc đƣợc tôn sùng thành một phong trào, có giai đoạn nó bị chỉ trích một cách quyết liệt.

1.3.1.1. Ở miền Nam

Xã hội miền Nam những năm 1954 – 1975 vô cùng đen tối. Về lịch sử xã hội, miền Nam vẫn phải sống dƣới sự cai trị của chính quyền Sài Gòn và chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Mỹ, nhƣng trên thực tế, vẫn tồn tại mâu thuẫn giữa chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp và chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. Tình hình chính trị, xã hội luôn trong trạng thái căng thẳng do sự bất ổn trong lòng bộ máy cai trị. Mặt khác, nhiều cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang phản đối sự cai trị của Mỹ và cuộc chiến tranh với quân và dân miền Bắc làm chính quyền cai trị Ngô Đình Diệm ngày càng rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Tiếp đó là cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm do Dƣơng Văn Minh cầm đầu (1/1963) đã làm sụp đổ nhiều ảo tƣởng, nhất là tầng lớp trí thức ở miền Nam đã làm nảy sinh trạng thái hoang mang, lo âu, chán nản và tuyệt vọng của dân chúng Sài Gòn lúc bấy giờ. Hơn nữa từ những năm 1965 trở đi, tình hình chiến tranh khốc liệt với sự đổ bộ ồ ạt của quân Mỹ và các nƣớc chƣ hầu tạo nên một không khí chiến tranh và chết chóc bao phủ khắp miền Nam đã đẩy con ngƣời vào trạng thái lo âu, luôn cảm thấy bất an.

Về văn hóa, lối sống Tây – Mỹ cũng đƣợc du nhập và phổ biến rộng rãi đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến lối sống, cách suy nghĩ của con ngƣời và cũng biểu hiện hết sức rõ rệt trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn này. Xã hội miền Nam từ chỗ đơn thuần là văn hóa phƣơng Đông đã chuyển dần sang sự đan xen văn hóa giữa Đông và Tây. Nhiều học thuyết triết học, lý luận phê bình văn học và sáng tác văn học phƣơng Tây đƣợc dịch và giới thiệu đã tạo ra một đời sống văn hóa mới.

Về xuất bản và báo chí cũng phát triển rầm rộ. Ngành xuất bản đƣợc đánh giá là thời kỳ “trăm hoa đua nở” của các nhà xuất bản. Riêng ở đô thành Sài Gòn đã có cả nghìn nhà in, 150 nhà xuất bản (…) sau 1954, đại khái số ấn hành trung bình mỗi lần cho một tác phẩm văn nghị là ba ngàn bản (chuyển dẫn theo [101, tr. 50]). Đời sống báo chí cũng sôi động góp phần đáng kể vào sự phổ biến văn hóa, văn học. “Theo thống kê của Đoàn Thêm, ngay năm 1959 đã có 15 tuần báo, 31 nguyệt san, 32 đặc san xuất bản khá đều trong thực tế, hàng tuần hay hàng tháng tổng cộng 78 tạp chí Việt Ngữ” (chuyển dẫn theo [101, tr. 50]. Dịch thuật cũng phát triển tạo điều

kiện cho công chúng có dịp đƣợc tiếp cận với các tác phẩm kinh điển trên thế giới, nhất là phƣơng Tây, từ triết học, tâm lý học đến các tác phẩm văn học.

Trong bối cảnh sôi động ấy, triết học và văn học hiện sinh đã ảnh hƣởng sâu sắc đến đời sống đô thị miền Nam.

Về Triết học hiện sinh, sau khi ra đời ở phƣơng Tây không lâu đã nhanh chóng đƣợc dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Theo Nguyễn Việt Nga, việc tiếp nhận và phổ biến triết học hiện sinh đƣợc chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn năm 1954 – 1960, triết học hiện sinh chủ yếu đƣợc truyền bá trong hệ thống giáo dục tiếng Pháp và tiếng Việt với các trƣờng Đại học nhƣ Văn Khoa Sài Gòn, Văn Khoa Huế, Đại học Vạn Hạnh, Đại học Đà Lạt hoặc qua những buổi diễn thuyết của các tổ chức văn hóa xã hội nhƣ Viện văn hóa Pháp, Hội thân hữu Văn khoa, Cơ sở văn hóa Á Châu. Giai đoạn năm 1961 – 1975, chủ nghĩa hiện sinh đƣợc phổ biến rộng rãi trên báo chí và cộng hƣởng với những khủng hoảng về chính trị, xã hội và tình hình chiến tranh ác liệt đã khiến triết học hiện sinh trở thành một điểm tựa tƣ tƣởng cho xã hội đô thị miền Nam (xem [101, tr.51 – 55]).

Không chỉ dừng lại ở giới thiệu các tác giả và nội dung cơ bản của triết học hiện sinh, việc dịch, giới thiệu các tác phẩm triết học hiện sinh cũng đƣợc tiến hành một cách rầm rộ. Chẳng hạn nhƣ Siêu hình học của Heidegger do Trần Công Tiến dịch, Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết của Schopenhauer do Hoàng Thiện Nguyện dịch; Chủ nghĩa hiện sinh của Foulquie do Thụ Nhân dịch; Các trào lưu lớn của tư tưởng hiện đại của Môroa Ăngđrê do tràng Thiên dịch; Những chủ đề

triết hiện sinh của Mounier do Thụ Nhân dịch; Chủ nghĩa hiện sinh, một nhân bản

thuyết của J. P. Sartre do Thụ Nhân dịch… không dừng lại ở đó, triết học hiện sinh

còn trở thành đối tƣợng nghiên cứu chuyên sâu của nhiều học giả. Tƣ tƣởng hiện sinh đƣợc soi chiếu theo nhiều cách khác nhau nhƣ so sánh với các tƣ tƣởng khác hay so sánh hay so sánh tƣ tƣởng với các triết gia để tìm ra sự tƣơng đồng và dị biệt, chỉ ra sự độc đáo trong tƣ tƣởng triết học hiện sinh. Có thể dẫn ra nhiều công trình nghiên cứu dài hơi nhƣ: Vào đạo phật qua lối ngõ của J. P. Sartre của Thích Đức Nhuận; Nietzsche và Mật Tông của Ngô Trọng Anh; Đức Phật và Neizsche của

Chơn Hạnh; Lê Tôn Nghiêm với hai cuốn Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng

Tây phươngĐâu là căn nguyên tư tưởng hay con đường của triết lý từ Kant đến

Heidegger; Hiện tượng luận về hiện sinh của Lê Thành Trị; Triết học tổng quát của Nguyễn Văn Trung; Mổ xẻ nhà văn hiện sinh J. P. Sartre của Nguyễn Quang Lục;

Heidegger và tư tưởng hiện đại của Bùi Giáng… (xem [101; tr. 55]

Về văn học hiện sinh cũng đƣợc dịch và giới thiệu trên quy mô lớn và ảnh hƣởng không nhỏ đến độc giả miền Nam, đặc biệt là đời sống văn học đô thị miền Nam.

Tác phẩm văn học của các tác gia hiện sinh nhƣ: Sartre, Camus, Beckett, kịch phi lý của Iônexcô đƣợc dịch và in với số lƣợng lớn. Có thể kể đến các tiểu thuyết, truyện, kịch của J. P. Sartre nhƣ Buồn Nôn do Phùng Thăng dịch, Bức Tƣờng do Lê Hoàng Dân và Mai Vi Phúc dịch; Không một nấm mồ do Phong Giao dịch; Những bàn tay bẩn do Phạm Hƣơng dịch; Những Ruồi do Phùng Thăng dịch. Trong đó cuốn Buồn Nôn và phải là bản photocopy từ bản của Thƣ viện quốc gia [90]

Các sáng tác của Camus cũng giành đƣợc sự quan tâm không kém Sartre. Các tác phẩm đƣợc dịch đó là: Bạo chúa Caligula đƣợc Bùi Giáng dịch; Dịch hạch do Võ Văn Duy dịch; Trần Thiện Đạo dịch cuốn Sa đọa và hai tiểu luận Giao cảm

Bề trái và bề mặt. Riêng trƣờng hợp cuốn Người xa lạ lại đƣợc nhiều dịch giả quan

tâm với nhiều bản dịch của Võ Lang, Dƣơng Kiều, Bùi Ngọc Dung và Lê Thanh Hoàng Dân, Mai Vi Phúc dịch là Kẻ xa lạ.

Nhiều tờ báo và tạp chí bên cạnh việc đăng tải thƣờng xuyên những bài viết giới thiệu khái quát về sự nghiệp sáng tác và của các nhà văn hiện sinh, một số tạp chí còn cho ra mắt bạn đọc những số chuyên san về những nhà văn hiện sinh. Tiêu biểu là Tập san Văn trong năm 1964 đã giành bốn số đặc biệt nói về các nhà văn hiện sinh tiêu biểu nhƣ J. P. Sartre, A. Camus, A. Maurois, A. Makraux… Chia sẻ với TS. Nguyễn Thị Việt Nga, chúng tôi cũng đồng tình cho rằng: “Nếu các tạp chí: Sáng tạo, Bách Khoa, Đại học Huế có công giới thiệu triết học hiện sinh sớm nhất, nhiều nhất thì tập san Văn lại có công giới thiệu văn học hiện sinh khá kỹ càng” [101; tr. 59]

Chính từ những nguyên nhân trên đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn học và làm thay đổi bộ mặt văn học ở đô thị miền Nam trên cả hai phƣơng diện sáng tác và hoạt động phê bình văn học. Các nhà văn đô thị miền Nam 1954 – 1975 đã thấm nhuần tƣ tƣởng và tƣ tƣởng hiện sinh cũng chi phối mạnh mẽ trong sáng tác và phê bình văn học.

Ở phƣơng diện sáng tác, chủ nghĩa hiện sinh đã ảnh hƣởng sâu sắc đến các thể loại nhƣng kết tinh chủ yếu ở hai thể loại thơ ca và tiểu thuyết.

Thơ ca đô thị miền Nam mang ám ảnh về sự hƣ vô, mong manh của kiếp ngƣời, là nỗi ám ảnh của con ngƣời trƣớc thời gian, cái chết, trƣớc sự đổ vỡ niềm tin vào thời cuộc. Có thể dẫn ra các tên tuổi tiêu biểu nhƣ Bùi Giáng, Nguyên Sa, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Du Tử Lê, Cung Trầm Tƣởng…

Tiểu thuyết đô thị miền Nam cũng thấm đẫm tinh thần hiện sinh qua các cây bút nhƣ: Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Duyên Anh, Thanh Tâm Tuyền, Bình Nguyên Lộc,… Nội dung tiểu thuyết đô thị miền Nam chủ yếu nói về thân phận con ngƣời trƣớc một thế giới đầy thù nghịch với ám ảnh về sự cô độc định mệnh. Nhân vật thƣờng đƣợc miêu tả với một đời sống hƣ vô, mong manh, bé nhỏ. Đối diện với một thế giới phi lý, các nhân vật thƣờng có hành động nổi loạn để chống lại sự phi lý, nỗi tuyệt vọng. Có thể nói, trong lịch sử văn học Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, chƣa bao giờ tiểu thuyết lại phát triển đến thế. Những đặc sắc, cách tân đến đâu, vấn đề nào còn bất cập và cần tiếp tục bàn luận nghiên cứu. Nhƣng qua thống kê của Nguyễn Thị Việt Nga, con số tiểu thuyết đô thị miền Nam đã lên tới 531 cuốn (xem [101]). Đây là con số không hề nhỏ và không thể tách rời trong bức tranh lịch sử văn học Việt Nam.

Ở phƣơng diện phê bình văn học, tƣ tƣởng hiện sinh cũng trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành mũi nhọn lý thuyết hỗ trợ đắc lực các nhà phê bình văn học trong quá trình cắt nghĩa, lý giải tác phẩm “… khuynh hƣớng phê bình hiện sinh đã đem đến cho lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam những luồng sinh khí mới, làm cho đời sống lý luận – phê bình them phong phú, sinh động. Và đây là một trong những khuynh hƣớng phê

bình văn học chủ yếu góp phần làm nên diện mạo lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 – 1975” [14; tr. 154]. Trên cơ sở triết học hiện sinh các tác phẩm từ văn học dân gian trung đại, hiện đại, văn học nƣớc ngoài đều đƣợc tiếp cận và tìm ra những tầng ý nghĩa mới mẻ. Có thể kể đến việc sử dụng những phạm trù của triết học hiện sinh khi nghiên cứu, thẩm bình các kiệt tác văn chƣơng trung đại nhƣ “Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường Tân Thanh” của Lê Tuyên, “Chinh phụ ngâm và Tâm thức lãng mạn của kẻ lƣu đày”, “Tính chất bi đát trong thi ca Tản Đà” của Nguyễn Thiên Thụ, “Nguyễn Du trên những nẻo đƣờng tự do” của Nguyên Sa… Hay nhƣ nhiều tác phẩm văn học đƣơng thời cũng đƣợc soi chiếu từ góc độ hiện sinh nhƣ Nguyễn Thị Hoàng, Túy Hồng, Dƣơng Nghiễm Mẫu, Duyên Anh, Thanh Tâm Tuyền…

Có thể dùng một nhận định của Phạm Văn Sĩ để thấy đƣợc sự lên ngôi của triết học hiện sinh và văn học hiện sinh và văn học hiện sinh ở đô thị miền Nam:

“Ở Sài Gòn từ năm 1963, ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh lan rộng đến nỗi nhiều ngƣời cầm bút tự thấy mình lạc lõng nếu nhƣ bài viết của họ thiếu những danh từ quen thuộc của chủ nghĩa hiện sinh” [126; tr. 338].

Trong sự nỗ lực tiếp cận nghiên cứu, dịch thuật và phổ biến triết học hiện sinh và văn học hiện sinh vào miền Nam Việt Nam đã làm nên một không khí sôi nổi và trở thành trào lƣu hiện sinh, trở thành mốt thời trang trong đời sống lúc bấy giờ nhƣng trên phƣơng diện tiếp nhận lại tồn tại hai xu hƣớng. Trên đại thể, xu hƣớng đồng tình vẫn chiếm ƣu thế áp đảo, xem “Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản”, phù hợp với mong mỏi và gọi đúng bản chất của thời đại ở đô thị miền Nam. Mặt khác, xu hƣớng phản đối lại nhìn triết học hiện sinh là một thứ “bọt bèo”, là kiểu cách “diệu vợi”, đua đòi chạy theo mốt phƣơng Tây của giới thanh niên, trí thức. Hai xu hƣớng tiếp nhận này đã đƣợc Trần Thái Đỉnh chỉ ra ngay trong “Lời nói đầu” của cuốn Triết học hiện sinh. Cũng trong bài giới thiệu, ông cũng ra sức bênh vực cho triết học hiện sinh với quan điểm: “Triết học hiện sinh có thể nguy hiểm và xấu nữa. Những nguy hiểm ở chỗ nào và xấu ở chỗ nào? Bao lâu chúng ta chƣa nói một cách đúng đắn và đích xác, thanh thiếu niên vẫn chƣa nghe lời chúng

ta và mối nguy hiểm vẫn cứ còn mãi (…) thuyết hiện sinh có chứa đựng rất nhiều mầm mống tốt trộn lẫn với mầm mống xấu: chính vì những vẻ tốt đẹp kia đã quyến rũ thanh thiếu niên, nhƣng vì họ chƣa đủ tinh tƣờng để phân biệt, cho nên họ nuốt luôn cả những chất độc hại pha trộn nơi đó [51; tr. 15 - 16]. Trong phát biểu này, Trần Thái Đỉnh đã chỉ ra đƣợc nguyên nhân dẫn đến những cách hiểu lệch lạc về triết học hiện sinh và cần phải nâng cao tầm đón đợi cho ngƣời tiếp nhận, trên hết là tầng lớp thanh niên để họ hiểu đúng tinh thần của triết học hiện sinh. Đồng quan điểm với Trần Thái Đỉnh còn có các tên tuổi khác nhƣ Lê Thành Thi trong cuốn

Hiện tượng luận về hiện sinh hay Nguyễn Quang Lục trong Mổ xẻ nhà văn hiện sinh J. P. Sartre

Triết học và văn học hiện sinh sau những “bỡ ngỡ” của những ngày đầu mới vào miền Nam Việt Nam đã nhanh chóng ăn sâu, bén rễ vào đời sống và sinh hoạt văn hóa của phần lớn con ngƣời miền Nam (bởi lẽ, một bộ phận ngƣời dân tham gia hoạt động cách mạng và trong vùng căn cứ cách mạng dƣới sự lãnh đạo của Trung ƣơng cục miền Nam luôn thống nhất với lập trƣờng tƣ tƣởng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc về mọi mặt). Tình hình tiếp thu triết học và văn học hiện sinh ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn này lại hoàn toàn ngƣợc lại.

1.3.1.2. Ở miền Bắc

Về chính trị xã hội, sau hiệp định Giơnevơ, sông Bến Hải đã trở thành giới tuyến phân chia hai miền Nam – Bắc Việt Nam. Miền Bắc tiếp tục đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ năm 1954 – 1975 miền Bắc đã giữ vai trò là hậu phƣơng lớn, chi viện cả sức ngƣời và sức của cho tiền tuyến miền Nam ruột thịt với khát vọng thống nhất non sông, nối liền hai miền Nam – Bắc. Trong lúc này, chủ nghĩa Mác- Lênin đƣợc tiếp thu cùng với tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc truyền bá một cách toàn diện và sâu sắc khong chỉ ảnh hƣởng đến đời sống chính tri mà còn chi phối toàn diện đến đời sống sáng tác và lí luận, phê bình văn học.

Về đời sống sáng tác, do yêu cầu phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu, văn học nghệ thuật đi vào đề cao cái chung, tôn vinh sức mạnh cộng đồng với các đề tài ngơi ca công cuộc kiến thiết xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và theo sát phản ánh, ngợi

ca cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân miền Nam trong các chiến trƣờng. Chính vì vậy, văn học miền Bắc mang đậm khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Về đời sống lí luận, phê bình chủ yếu tiếp thu ảnh hƣởng của khuynh hƣớng phê bình mác xít với hệ thống lí thuyết của Liên bang Xô Viết.

Việc nghiên cứu triết học hiện sinh và văn học hiện sinh cũng thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình ở miền Bắc. Đã có nhiều công trình và bài báo đi vào tìm hiểu sáng tác văn học đô thị miền Nam và sự ảnh hƣởng của văn hóa,

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)