6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Khái niệm nhân vật
Tiếng Latinh: Personaghe. Thuật ngữ này ban đầu chỉ chiếc mặt nạ dùng để đeo lên mặt diễn viên trên sân khấu ( Theo Arixtole – Nghệ thuật thi ca), về sau đƣợc dùng để chỉ những con ngƣời đƣợc miêu tả trong tác phẩm, có thể gọi nhân vật là tính cách hoặc vai hành động.
Có thể dẫn ra ở đây một số quan niệm về nhân vật:
Henri Benac trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương cho rằng: Một nhân vật là một ngƣời đƣợc hƣ cấu, tƣởng tƣợng trong một tác phẩm văn học, một tác phẩm điện ảnh hay sân khấu [72; tr. 365].
Giáo trình Lý luận văn học do Phƣơng Lựu chủ biên định nghĩa: “Nhân vật văn học là con ngƣời đƣợc thể hiện bằng phƣơng tiện văn học” [94; tr. 279].
Hai tài liệu dẫn trên mới dừng lại ở tầm khái quát. Đi vào chi tiết hơn, tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học nhận định: Nhân vật văn học là hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đƣờng đƣợc gán cho những đặc điểm giống với con ngƣời. [17, tr. 241].
Quan niệm về nhân vật trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, cho rằng: nhân vật văn học là con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học [120; tr. 235].
Tóm lại, các quan niệm trên có khác nhau về cách diễn đạt, song vẫn xoay quanh đối tƣợng trung tâm trong tác phẩm nghệ thuật là con ngƣời. Nhƣ vậy, nhân vật văn học là một đối tƣợng đƣợc miêu tả một cách tập trung đến mức có sức sống riêng nào đó ở bên trong theo một nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó.