6. Bố cục của luận văn
3.2.1. Khắc họa nội tâm thông qua ngôn ngữ người kể chuyện
Ngƣời kể chuyện trong tác phẩm tự sự là do nhà văn sáng tạo ra để tiến hành kể câu chuyện. Ngƣời kể chuyện có thể ẩn tàng không tham gia vào câu chuyện nhƣng vẫn đứng bên ngoài để quan sát, miêu tả, đánh giá. Trong trƣờng hợp này ngƣời ta gọi là “trƣờng nhìn tác giả”. Trƣờng hợp thứ hai, ngƣời kể chuyện là một nhân vật nào đó đứng ra trần thuật câu chuyện với tƣ cách là ngƣời tham gia trực tiếp vào nội dung câu chuyện và đƣợc gọi là “trƣờng nhìn nhân vật”. Để khắc họa chân thực đời sống nội tâm của nhân vật, chúng tôi nhận thấy mỗi nhà văn lại có sở trƣờng khác nhau khi sáng tạo điểm nhìn trần thuật. Tƣơng quan giữa các tiểu thuyết của hai nhà văn trên chúng tôi nhận thấy:
Tạ Duy Anh thiên về lựa chọn trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật với các tiểu thuyết Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối.
Trong Đi tìm nhân vật, ngƣời kể chuyện ban đầu xƣng “tôi” mãi sau này bạn đọc mới biết tên là Chu Quý. Anh ta đứng ra dẫn dắt bạn đọc theo hành trình truy tìm nhân vật “hắn” nào đó khiến câu chuyện mang màu sắc trinh thám và tạo ra niềm tin nơi bạn đọc. Bởi ngƣời kể đang tham gia vào câu chuyện và trình bày
những cảm nhận trực tiếp của mình về hiện thực đang diễn ra. Bên cạnh đó, còn có tiến sĩ N và Trần Bân cũng đứng ra kể chuyện. Sự hoang mang đƣợc tạo ra khi cùng một sự việc lại đƣợc nhìn nhận, kể lại theo cảm nhận từ nhiều phía. Bào thai trong
Thiên thần sám hối cũng trực tiếp đứng ra kể chuyện. Đặc biệt, trong Giã biệt bóng
tối có tới năm nhân vật xƣng hô theo ngôi thứ nhất (tôi, tao, tớ...) để kể chuyện. Đa dạng hóa điểm nhìn đã cho thấy tình trạng phân rã của hiện thực. Do trần thuật từ ngôi thứ nhất nên ngôn ngữ tác giả bị hòa lẫn với ngôn ngữ nhân vật, thể hiện qua suy nghĩ, nói năng của nhân vật.
Nguyễn Bình Phƣơng lại chọn điểm nhìn bên ngoài, hoàn toàn khách quan để kể. Nhà văn không tham gia trực tiếp vào những sự kiện trong truyện nhƣng luôn tỏ ra là ngƣời biết hết và bao quát toàn bộ câu chuyện.Tuy nhiên, khi kể chuyện nói chung và khi miêu tả nội tâm nhân vật nói riêng, nhà văn luôn tỏ ra lạnh lùng, khách quan, không hề xen cài hay bày tỏ quan niệm đánh giá về hiện thực. Khi miêu tả những diễn biến nội tâm của nhân vật, dƣờng nhƣ nhà văn chỉ bám theo ý nghĩ của nhân vật, chớp lấy và ghi lại. Với cách quan sát và tái tạo những chuyển biến bên trong của cá nhân, nhà văn trở thành ngƣời thƣ kí trung thành, ghi lại những chuyển động tâm lí của nhân vật. Về điểm này, chúng tôi nhận thấy lối viết của Nguyễn Bình Phƣơng có phần tƣơng hợp với phƣơng pháp miêu tả hiện tƣợng luận, một thủ pháp quan trọng đã đƣợc văn chƣơng hiện sinh chủ nghĩa ở phƣơng Tây vận dụng vào miêu tả nhân vật. Thủ pháp này cũng ảnh hƣởng đến nhiều tác giả tiểu thuyết đô thị miền Nam những năm 1954 – 1975 (xem [101]).
Hiện tƣợng luận của Hussel đã nhấn mạnh đến khả năng tri giác của con ngƣời trong việc quy định sự tồn tại thế giới qua ý thức cá nhân của con ngƣời. “Theo Husserl, ý nghĩa của thế giới khách quan đƣợc hình thành bởi hoạt động ý thức của con ngƣời. Từ đó ông chủ trƣơng phƣơng pháp không xem xét những sự tồn tại khách quan, không tra cứu các mối quan hệ mà chỉ mô tả trực tiếp những hiện tƣợng lắng đọng trong ý thức. Hiện tƣợng trong ý thức nhƣ thế nào thì mô tả nhƣ thế, không lí giải, không phán đoán về sự tồn tại khách quan hay các quan hệ nhân – quả khác” [101; tr. 150].
Biểu hiện của phƣơng pháp mô tả hiện tƣợng luận trong văn học đó là “không lí giải vì sao nhân vật mang tâm trạng ấy, vì sao con ngƣời hành động nhƣ thế, mà chỉ trình bày những cách nhìn, cách cảm cá nhân về cuộc đời. Cuộc đời vốn phi lí, nên chẳng có gì có thể giải thích đƣợc, chẳng có những quy định, những nguyên tắc bất di bất dịch nào” [101; tr. 152].
Tiêu biểu cho lối miêu tả này phải kể đến những đoạn văn nột tả nỗi ám ảnh của các nhân vật trong Người đi vắng. Đây là tâm trạng hoảng loạn của Chung:
“Chung quả quyết có rất nhiều trẻ con bị thiến, càng nói giọng anh ta càng thay đổi, gấp gáp nhƣ có sự phẫn nộ.
- Hồi ấy tôi có tám tuổi thôi... nó túm lấy, không dùng dây thòng lọng... nó túm lấy chân vạch quần đùi rồi ...xoẹt... giời ơi!
Chung nấc lên điên loạn, hai tay trƣợt xuống ôm lấy hạ bộ của mình, mặt xanh rớt méo mó trong cơn đau tƣởng tƣợng” [6; tr. 101 – 102].
Chung không hề giải thích vì sao mình bị ám ảnh và sợ hãi những ông thiến lợn nhƣ thế, nhƣng có điều nỗi sợ hãi ấy hàng ngày vẫn hiển nhiên đeo đẳng, bám chặt lấy Chung. Chỉ là đau tƣởng tƣợng thôi nhƣng cũng khiến ngƣời ta phải co mình lại trong tƣ thế của một phạm nhân, sống yếm thế, luôn lo lắng. Sống trong một gia đình khá giả ở thành phố nhƣng Hoàn luôn cảm thấy cô đơn, cô tìm đến tình dục nhƣ một thứ nghi lễ và cũng nhƣ một thứ thuốc để thôi miên cuộc đời, nhƣng tuyệt nhiên không có sự lí giải căn rễ của nó bắt nguồn từ đâu.
“Em” trong Trí nhớ suy tàn cũng bỗng nhiên xuất hiện giữa tấp nập phố phƣờng với một thông tin duy nhất đƣợc xem là xác thực “chẳng mấy tháng nữa sẽ tròn hai mƣơi sáu tuổi”. Song, cô dƣờng nhƣ không thuộc về thành phố này. “Ở cơ quan, vào các buổi trƣa, đứng trên ban công tầng hai nhìn xuống cổng, chẳng nhớ thƣơng tƣơng tƣ ai, chỉ để đầu óc đỡ căng thẳng chuẩn bị cho giấc ngủ ngắn ngủi chớp nhoáng để quên Tuấn và mang máng về Vũ” [7; tr. 10]. Những khuôn mặt, những dáng ngƣời qua sự cảm nhận của cô chỉ chập chờn trên những ngăn tủ kính.
Cùng là mơ, nhƣng mỗi nhân vật lại sống trong đó với một trạng thái khác nhau. Với Tính (Thoạt kì thủy), mơ đƣợc lồng trong mơ “Tính mơ. Trong mơ của
Tính, Hiền đang ngủ mơ thấy hai con bọ ngựa cắn nhau”. Tính ngủ mơ kêu ú ớ. Nhƣng Khẩn (Ngồi) thì mơ thấy Kim, mối tình đầu trong sáng, giấc mơ của Khẩn êm đềm. Quan niệm về cái chết của “em” là “rũ bỏ cô độc đi vào chốn mịt mù im lặng” (Trí nhớ suy tàn). Còn Tính chết đầy dữ dội, lấy dao đâm vào cổ mình để kết liễu bản tính ƣa bạo lực đƣợc nuôi dƣỡng từ khi mới sinh ra (Thoạt kỳ thủy).
Bằng lối trần thuật khách quan, lạnh lùng, Nguyễn Bình Phƣơng đã ghi lại một cách chính xác những biến động tâm lí trong đời sống của nhân vật. Thế mạnh của Nguyễn Bình Phƣơng là hƣớng ngòi bút vào tầng sâu nhất của tiềm thức để khám phá, để cụ thể hóa những cảm giác mà thông thƣờng trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy đƣợc. Nhƣ thế, Nguyễn Bình Phƣơng đã chạm đến vấn đề sâu thẳm trong thân phận con ngƣời khi để cho đời sống nội tâm nhân vật hiện lên phong phú và tràn đầy xúc cảm. Ông xứng đáng với danh hiệu ngƣời “đẩy cuộc thăm dò vô thức đi xa nhất trong văn học Việt Nam đƣơng đại”.
Từ những điểm nhìn khác nhau, mỗi nhà văn sẽ có cách khám phá và lí giải đời sống nội tâm nhân vật theo cách riêng của mình. Điều này cũng góp phần làm nên bản sắc văn chƣơng của mỗi nhà văn trong đời sống văn học nƣớc nhà.