6. Bố cục của luận văn
1.3.2. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay
Trên tổng thể có thể nhận thấy việc nghiên cứu sự hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam giai đoạn này có thể chia thành hai chặng:
1.3.2.1. Từ 1975 đến 1986
Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, công cuộc đấu tranh vũ trang đã khép lại. Song, cuộc chiến trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa vẫn diễn ra quyết liệt, trong đó có sự phê phán, phủ nhận sự tồn tại tƣ tƣởng hiện sinh ở Việt Nam và lên án mạnh mẽ bộ phận văn học ở các đô thị miền Nam. Khảo sát một số sách chuyên luận xuất bản những năm từ 1975 đén 1986, chúng tôi nhận thấy điểm gặp gỡ giữa các tác giả vẫn đứng trên lập trƣờng chính trị để nhìn nhận, phê phán sự có mặt của chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam, là cuộc xâm lăng văn hóa, là “nọc độc văn hóa nô dịch”. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ:
- Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa của Đỗ Đức Hiểu (Nxb Văn học, 1978).
- Mấy trào lưu triết học hiện đại của Phạm Minh Lăng (Nxb Đại học và trung
học chuyên nghiệp, 1986).
- “Mấy suy nghĩ về vấn đề nghiên cứu văn học thực dân mới ở miền Nam” của Nguyễn Huy Khánh (Tạp chí Văn học, số 4/1977; tr. 19 – 30).
Đánh giá về sự xuất hiện, “nhập cảng” của chủ nghĩa hiện sinh từ phƣơng tây vào Việt Nam, Đỗ Đức Hiểu đã khẳng định “nó đã bị thực dân hóa và là một bộ phận của văn hóa thực dân mới”. Ông cũng cho rằng, những phạm trù của triết học hiện sinh đƣợc sử dụng để che đậy cho “nội dung của nó là trụy lạc và chém giết, là thuyết phi luân và đi lính ngụy” và “để xông vào một cuộc sống tàn nhẫn; nó khƣớc từ lịch sử truyền thống dân tộc; nó phản kháng, không phải chế độ thực dân mới và chế độ nô lệ tay sai của đế quốc Mỹ, mà phản kháng ngƣời yêu nƣớc. Với Đỗ Đức Hiểu, “văn học gọi là hiện sinh chủ nghĩa ở thành thị miền Nam... mang tính xã hội rõ rệt và cụ thể, và nó gắn chặt với cuộc sống thực của nó, với xã hội đã sinh ra nó,
không mơ hồ, không trừu tƣợng, không siêu nghiệm, không thần bí – nói rõ hơn, nó đầm mình trong chủ nghĩa thực dân mới, trong cuộc xâm lƣợc bạo ngƣợc của đế quốc Mỹ” [68; tr. 19 -20].
Phạm Văn Sĩ khi phác thảo “Về ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học ơ Sài Gòn 1954 - 1975” vẫn bày tỏ sự phê phán bộ phận văn học này cả về thơ ca và văn xuôi. Tác giả đã đi đến nhận xét “thơ văn hiện sinh chủ nghĩa ở Sài Gòn trƣớc đây đã rơi vào chủ nghĩa hình thức văn học với những màu sắc loe loẹt hơn trƣớc, nó tạo nên sự hấp dẫn giả tạo đối với ngƣời đọc, nhất là ngƣời đọc thanh thiếu niên... Văn chƣơng hiện sinh rêu rao về một cuộc sống không hoài bão, không lí tƣởng, một cuộc sống lửng lơ, vơ vất chẳng có gì chung với cuộc sống thực tế đấu tranh của con ngƣời xã hội, tức là nó tạo điều kiện để ngƣời ta đi vào chủ nghĩa thực dân mới...” tuy nhiên, bên cạnh tái độ phê phán, Phạm Văn Sĩ đã tỏ ra bình tĩnh hơn trong nhìn nhận, đánh giá sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh đến văn học vùng tạm chiếm. Theo ông, “dƣới tác động của cuộc đấu tranh yêu nƣớc và cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam, văn chƣơng hện sinh với những khái niệm về chủ thể, về tự do mà nó láy đi láy lại cũng lắm khi gợi cho nhiều ngƣời ý thức về bản thân, làm cho ngƣời ta tự nhận ra mình trong tình thế cụ thể, bị chà đạp, bị o ép dƣới chế độ Mỹ ngụy, làm ngƣời ta thức tỉnh, muốn tìm lối thoát” [126; tr. 366 – 367].
Nhìn chung, những ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh đến Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu, phê phán những ảnh hƣởng của tƣ tƣởng hiện sinh trong đời sống văn học đô thị miền Nam giai đoạn trƣớc. Đời sống sáng tác văn học lúc này vẫn chủ yếu băng theo quán tính của văn học thời chiến, những biểu hiện cách tân, đổi mới văn học vẫn chỉ là những “dự cảm”. Chính vì vậy, những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác văn học giai đoạn này hầu nhƣ không xuất hiện.
1.3.2.2. Từ 1986 đến nay
Trong không khí đổi mới của đất nƣớc, sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh cũng đƣợc nhìn nhận công bằng hơn trong nghiên cứu và mạnh hơn trong đời sống
sáng tác. Trong đời sống lý luận, phê bình, quan điểm phê phán đã bớt gay gắt, khắt khe. Một số tác giả đã bƣớc đầu đề cập đến chủ nghĩa hiện sinh và coi đó là một đặc điểm của văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 nhƣng vẫn chƣa đi sâu. Tiêu biểu là những cuốn sách sau:
- Văn hóa văn nghệ miền Nam 1954 – 1975 của Trần Trọng Đăng Đàn
(NxbVăn hóa thông tin, 2001).
- Nhìn lại một chặng đường văn học của Trần Hữu Tá (Nxb Tp. Hồ Chí Minh,
2000)
- Văn hóa văn nghệ một thời hai trận tuyến của Trƣờng Lƣu (Nxb Văn hóa thông tin, 2001).
Bên cạnh việc đánh giá mang lập trƣờng chính trị, nhiều công trình và bài viết đã nhìn nhận, đánh giá sự hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam xuất phát từ giá trị nghệ thuật đích thực. Nhiều nhà nghiên cứu bên cạnh việc chỉ ra hạn chế còn khẳng định sự đóng góp của chủ nghĩa hiện sinh trong đời sống sáng tác của văn học đô thi miền Nam 1954 – 1975, coi đây là một bộ phận văn học không thể tách rời của lịch sử văn học Việt Nam thế kỷ XX. Chúng tôi chú ý đến ba công trình tiêu biểu:
- Khảo sát sự du nhập của phân tâm học và chủ nghĩa hiện sinh vào văn học
đô thị miền Nam trước năm 1954 – 1975 của Nguyễn Phúc.
- Thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975 của Nguyễn Thị Việt Nga.
- Lý luận – phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 – 1975 của Trần Hoài
Anh.
Tác giả Nguyễn Phúc khi nghiên cứu văn học đô thị miền Nam đã nhận định sự du nhập phân tâm học và chủ nghĩa hiện sinh vào văn học đô thị miền Nam trƣớc 1975 “là một bƣớc phát triển đáng ghi nhận”, là “sự tìm tòi trong sáng tác văn học ở các đô thị miền Nam: “Triết học, văn học, kịch nghệ hiện sinh đã có một vị trí, một ý nghĩa đáng kể về bản thể luận về nhận thức trong lịch sử triết học, văn học các đô thị miền Nam trƣớc đây” [117; tr.171 – 172].
Tác giả Trần Hoài Anh cũng tỏ rõ sự công bằng, khách quan trong đánh giá khi nghiên cứu lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam “một mặt chỉ ra những hạn chế, mặt khác cũng cần thấy đƣợc những thành tựu, những đóng góp của nó vào nền lý luận – phê bình văn học nƣớc nhà”. Nhƣ thế, nền lý luận – phê bình văn học dân tộc sẽ trở nên đa thanh, đa diện, cách tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu đƣợc mở rộng hơn, đáp ứng nhu cầu đổi mới tƣ duy lý luận – phê bình văn học trong thời kỳ hội nhập của đất nƣớc [14; tr. 8 – 9]. Tác giả Nguyễn Thị Việt Nga đã lựa chọn tiểu thuyết, một thế mạnh của văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 để nghiên cứu sự ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh đến thể loại này. Tác giả đã khẳng định sự ảnh hƣởng của triết học hiện sinh, văn học hiện sinh đƣợc thể hiện một cách đầy đủ và đa dạng trong đời sống sinh hoạt văn học đô thị miền Nam những năm 1954 – 1975. “Đây cũng là những cách tân… làm cho tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 – 1975 có một diện mạo riêng, góp phần vào việc phát triển thể loại tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam hiện đại” [101; tr. 180].
Trong đời sống sáng tác, khi chiến tranh kết thúc, văn học nƣớc ta nhiều năm vẫn trƣợt theo quán tính cũ, nhu cầu cần đổi mới nền văn học đƣợc đặt ra ngày càng bức thiết. Nhiều sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã bộc lộ những dự cảm lo âu, những trăn trở, suy tƣ về thân phận con ngƣời hôm nay, con ngƣời thời hòa bình vẫn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong cuộc mƣu sinh cơm áo. Từ sau năm 1986 đến nay, thân phận con ngƣời dƣờng nhƣ đã trở thành vấn đề trung tâm trong văn học. Nhiều tác phẩm đã thể hiện tính chất bi đát của kiếp ngƣời, thể hiện sự phi lý của đời sống mà con ngƣời đang phải đối mặt nhƣ Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đoàn Minh Phƣợng, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự xuất hiện trở lại của tâm thức hiện sinh trong đời sống văn chƣơng đƣơng đại. Điều đó cho thấy, một mặt văn học Việt Nam từ sau 1986 trở lại đây vừa nỗ lực đổi mới cách viết để theo kịp văn chƣơng thế giới, nhƣng mặt khác cũng thể hiện sự tƣơng đồng về mặt tâm lý khi nhìn nhận, cắt nghĩa con ngƣời so với các tác giả văn học hiện sinh trên thế giới. Thậm chí, nhiều sáng tác mang đậm những luận đề của triết học hiện sinh. Dĩ nhiên, chúng tôi không khẳng định nhà văn Việt Nam chịu
ảnh hƣởng trực tiếp từ triết học hiện sinh, văn học hiện sinh nhƣ thế hệ nhà văn trong các đô thị miền Nam 1954 – 1975. Nhƣng qua những chấn thƣơng tinh thần lịch sử dân tộc để lại, qua những va chạm giữa con ngƣời và nhịp sống đƣơng đại là điều kiện tác động trực tiếp đến ngƣời cầm bút và cho phép họ hình thành lên lối viết hiện sinh.
Sự hiện diện của triết học và văn học hiện sinh trong đời sống lý luận phê bình từ sau 1975 đến nay đã có sự chuyển biến đáng kể tâm lý tiếp nhận. Nếu những năm 1975 – 1986, việc nghiên cứu mới dừng lại ở quan điểm phê phán do lập trƣờng chính trị thì từ năm 1986 đến nay thái độ đánh giá đã tỏ ra khách quan. Nhiều ý kiến đã khẳng định những đóng góp của triết hiện sinh vào lịch sử văn học dân tộc. Ở lĩnh vực sáng tác, từ sau 1986 đến nay đã xuất hiện nhiều tác phẩm mang âm hƣởng của tƣ tƣởng hiện sinh. Đó có thể là sự gặp gỡ trong vô thức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn khi nhìn nhận thân phận con ngƣời trong hoàn cảnh mới.
1.3.3. Tâm thức hiện sinh trong sáng tác của Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phương
1.3.3.1. Từ những tiền đề lịch sử, xã hội, văn hóa và văn học...
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã trở thành sự kiện quan trọng kết thúc cuộc chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Lịch sử dân tộc sang trang, kéo theo đó là sự chuyển biến về mọi mặt đời sống xã hội trong đó có văn học.
Những năm chiến tranh, cái chung lên ngôi, vấn đề sống còn của dân tộc đƣợc đặt lên trên hết. Con ngƣời cá nhân lúc này bị hòa tan và chịu sự chi phối mạnh mẽ vào sức mạnh quần chúng. Trong hoàn cảnh đó, con ngƣời buộc phải khoác chung một màu áo, hát cùng một bài ca, văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Lí tƣởng cộng đồng, thái độ ngợi ca cuộc kháng chiến của dân tộc đã trở thành tiêu chí thẩm mĩ để xác định giá trị của văn học.
Thoát khỏi chiến tranh, trở về với cuộc sống hàng ngày, cảm hứng ngợi ca, chất sử thi dần thay thế bằng những suy tƣ về thế sự, đời tƣ. Hơn nữa, nền kinh tế thị trƣờng phát triển một mặt kích thích xã hội phát triển, nhƣng cũng đi liền với đó là sự xuống cấp về đạo đức con ngƣời, những thang bảng giá trị truyền thống dần
sụp đổ. Nhu cầu hội nhập với thế giới diễn ra trên mọi mặt của đời sống. Sự xích lại gần nhau giữa các quốc gia, dân tộc là một xu thế nhằm ứng phó với chiến tranh, dịch bệnhnhững vấn đề vốn đƣợc xem là không của riêng quốc gia nào.
Thái độ nhận thức lại quá khứ, hoài nghi xuất hiện đậm nét trong văn học Việt Nam sau 1975 (xem [142; tr. 64]). Những ảo tƣởng trƣớc đây về một cuộc sống đủ đầy thời hậu chiến dần tan vỡ khi con ngƣời phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và những bất tất trong đời thƣờng. Đó là những số phận ngƣời lính thời hậu chiến, con ngƣời đời thƣờng với nỗi lo cơm áo trong văn Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Lê Lựu (Thời xa vắng), là hình ảnh những “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp, hay đó là những con ngƣời mới của thời mở cửa, thời kinh tế thị trƣờng nhƣ nhân vật trong Khải huyền muộn, Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà, là những ngƣời trẻ tuổi nhƣng sớm đánh mất niềm tin và lí tƣởng sống, lao mình vào cuộc sống vong thân, tha hóa trong Nháp, Kín, Phiên bản của Nguyễn Đình Tú, trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, Vũ Đình Giang... Mô hình phản ánh của văn học cũng thay đổi, “Thế giới nghệ thuật không chỉ phản ánh thực tại ngoài đời, mà còn là thế giới do nhà văn sáng tạo, có thể bao gồm cả cái có thực và cái không thể có, cái kì ảo đƣợc tạo ra bằng trí tƣởng tƣợng có thể tồn tại bên cạnh những hình ảnh hiện thực” [89; tr. 20]. Đi vào khai thác con ngƣời cá nhân, hƣớng ngòi bút đến con ngƣời trong hoàn cảnh mới là đặc điểm chung của văn học nƣớc nhà giai đoạn này. Đây là những tiền đề quan trọng và là cơ sở để khẳng định cho sự tồn tại cuả tâm thức hiện sinh trong văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 đến nay.
Chúng tôi đồng tình với PGS. Nguyễn Văn Long khi ông cho rằng: “... ngƣời cầm bút đã mở ra sự phong phú, đa dạng dƣờng nhƣ vô tận cho thế giới nhân vật. Rất khó có thể đƣa ra một bảng phân loại hay liệt kê nào có khả năng bao quát đƣợc thế giới nhân vật của văn xuôi hiện nay. Nhƣng cũng có thể dễ dàng nhận ra khá nhiều kiểu loại nhân vật mới, vốn chƣa có hoặc rất ít trong văn xuôi trƣớc 1975: nhân vật cô đơn, con ngƣời bi kịch, con ngƣời lạc thời, nhân vật tƣ tƣởng, nhân vật
kì ảo,...” [89; tr. 21]. Những nhân vật kiểu này là biểu hiện những đặc điểm của tâm thức hiện sinh.
1.3.3.2. ... đến vấn đề thân phận con người
Là thế hệ nhà văn thành danh trong văn học Việt Nam sau 1975, Tạ Duy Anh và Nguyễn Bình Phƣơng cũng bày tỏ mối quan hoài của mình trƣớc cuộc sống của con ngƣời Việt Nam đƣơng đại. Thân phận con ngƣời đã trở thành vấn đề trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của hai nhà văn này.
Những dự cảm bất an về đời sống đƣợc hai tác giả này thể hiện hết sức cụ thể trong thế giới nhân vật. Thông qua cái nhìn của nhân vật, một thế giới thù nghịch, đổ vỡ dần hiện ra trong Lão Khổ, Thiên thần sám hối, Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, trong Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Ngồi của Nguyễn Bình Phƣơng.
Tạ Duy Anh đã phơi bày những cái ác tồn tại tồn tại một cách thản nhiên trong đời sống. Với ông, cái ác chính là sự phi lí nhất và chi phối mạnh mẽ đến sự tồn tại của con ngƣời trong xã hội hiện đại. Cái ác trở thành một thuộc tính của xã hội loài ngƣời, nó luôn rình rập và săn đuổi con ngƣời. Khủng khiếp hơn, nhà văn còn chỉ ra nơi chứa chấp cái ác chính là con ngƣời. Con ngƣời trở thành nô lệ của cái ác và cái ác chính là công cụ để con ngƣời tàn sát đồng loại. Cái ác biến con ngƣời thành những tha nhân và khiến con ngƣời nhìn thế giới với nỗi sợ hãi, thù nghịch. Đó là thân phận của những bào thai “ngẫu nhiên bị hình thành” và nhanh chóng bị giết hại trƣớc khi chúng kịp cất tiếng khóc chào đời (Thiên thần sám hối), là cuộc sống lang thang cơ nhỡ của thằng Thƣợng khi nó bỗng nhiên bị ném vào một xã hội đầy rẫy