Khắc họa ngoại hình thông qua cử chỉ hành động

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 115)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2. Khắc họa ngoại hình thông qua cử chỉ hành động

Đây là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Bình Phƣơng khi xây dựng nhân vật và chỉ có trong văn Nguyễn Bình Phƣơng.

Người đi vắng mở đầu bằng cảnh đám giỗ vợ ông Điều, trong đó những đứa

con ông Điều xuất hiện trong trạng thái “đầu rũ xuống” trƣớc di ảnh của mẹ. Đáp lại “trong ảnh bà Điều nhìn xuống đàn con với cái nhìn dửng dƣng vô cảm”. Ông Điều trong tƣ thế “ngồi trên ghế sát mép bàn, hai tay đặt lên đùi, mắt mở to trân trân nhìn ra sân” đã toát lên bầu không khí lạnh lùng, xa lạ. Giữa ngƣời sống và ngƣời chết không còn sợ dây tình cảm vô hình (nhƣ cách mà ngƣời Việt vẫn quan niệm và thể hiện bằng việc cúng giỗ ngƣời đã khuất) nữa. Chƣa hết, “ông Điều nhìn con nhƣ nhìn một ngƣơi lạ tốt bụng” [6; tr. 11]. Cái nhìn của ông Điều đã “tố cáo con ngƣời ông” là kẻ xa lạ trƣớc cuộc đời. Ngƣời anh hùng, một dũng sĩ Điện Biên đã từng “đập nắp hầm, bắt sống tƣớng Đờ Cát” giờ đây đã “đi vắng” khỏi con ngƣời ông. Những chân dung ngây dại, đờ đẫn này sẽ là dự cảm, là tín hiệu cho sự xuất hiện của Khẩn trong Ngồi sau này.

Trong Ngồi, Nguyễn Bình Phƣơng không chụp ảnh cho nhân vật để giới thệu mà sử dụng phƣơng pháp tạo hình của nghệ thuật điêu khắc. Những hành động đƣợc nhấn mạnh, trong khi chủ thể của hành động dƣờng nhƣ vắng bóng:

“... cúi xuống nhặt một xác chim đã cứng lên ngắm nghía (...)... nhìn thấy hình bóng già nua của mình thấp thoáng trong đôi mắt chết ấy. Những đám mây dày đặc vẫn

lớp lớp bay tới bao kín lấy đỉnh cột đồng... thả xác con chim xuống, nhặt hòn đá to bằng chính đầu mình dùng hết sức bình sinh giáng mạnh vào cây cột đồng (...).

Bằng sự nhẫn lại ghê gớm, ... hạ mình xuống, chân trái ...n gập lại ngả ngang bằng với mặt đất, chân phải ...ẩn co lên ép vào bụng, tay trái ...hẩn bẻ vuông góc, bàn tay ngửa, cac ngón mở ra nhƣ những cánh hoa đang tàn, bàn tay phải của Khẩn với các ngón gân guốc nhƣ bộ rễ già nua bọc kín lấy đầu gối chân phải” [9; tr. 7- 9].

Những dấu “...” đƣợc sử dụng để thay thế cho tên nhân vật vừa nhƣ sự thách đố với bạn đọc, vừa gợi dẫn những bí ẩn về cuộc đời của con ngƣời này. Có khi tên lại hiện lên dần dần từ chữ cái cuối cùng, ngƣợc chiều với cách viết thông thƣờng. Điều này xuất phát từ việc mỗi khi Khẩn “ngồi” trƣớc máy vi tính, anh ta nhận ra việc xóa đi một cái tên, kể cả tên mình dễ nhƣ trở bàn tay, khi xuất hiện thì từ từ còn khi mất đi thì nhanh chóng. Chỉ qua một cái tên, Nguyễn Bình Phƣơng đã lột tả đƣợc toàn bộ trạng thái tồn tại của con ngƣời trong thời đại máy móc, công nghiệp hóa. Khoa học kĩ thuật phục vụ con ngƣời nhƣng cũng nhấn chìm con ngƣời. Điều này tiếp tục đƣợc nhà văn nhấn mạnh bằng hiện tƣợng tan biến cái tên của Khẩn ở cuối tác phẩm. Nếu không kiên nhẫn, bạn đọc sẽ không hiểu chủ nhân của những hành động này là ai, và dễ liên tƣởng đến tƣ thế của một pho tƣợng Tuyết Sơn hay một vị La Hán trong một ngôi chùa nào đó với những chuyển động dữ dội trong kiếp tu hành. Những vị La Hán hiện diện trong các tƣ thế của ngƣời đã thoát tục nhƣng vẫn chƣa thành Phật. Và Khẩn cũng đang chuyển động trong tâm thế đã ý thức đƣợc cuộc trầm luân của mình nhƣng không thể chống lại nó. Điều này đƣợc thể hiện bằng hàng loạt tiếng mõ song hành với cuộc hiện sinh của Khẩn trong tác phẩm. Và cuối cùng, anh đành bất lực đứng nhìn hàng loạt khôn mặt đau khổ, méo mó khác nhau tuôn chảy dƣới đƣờng.

Xây dựng lên rồi tự phá bỏ, rồi tự hủy hoại nhân vật của mình thể hiện cái nhìn sâu sắc của nhà văn về sự tồn tại phi lí của con ngƣời.

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)