Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 66)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2.Vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết

Nhân vật là yếu tố vừa thuộc về nội dung vừa thuộc về hình thức tác phẩm. Nhân vật là điều kiện thiết yếu để sự khám phá, sự đánh giá - lí giải, sự miêu tả mang tính nghệ thuật của tác giả về đời sống đạt đến tính toàn vẹn, có chiều sâu, có sức hấp dẫn riêng đối với độc giả.

Xem xét vai trò của nhân vật đối với hình thức tác phẩm, trong cuốn Văn

chương dẫn luận, G.N. Pospelov nhấn mạnh: “Nhân vật là phƣơng diện có tính thứ

nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [121, tr. 157].

Nhân vật văn học có nhiều chức năng tƣơng ứng với nhiều vai trò khác nhau trong tác phẩm. Trƣớc hết, nhân vật văn học là đơn vị cơ bản, là phƣơng tiện tất yếu và quan trọng nhất giúp nhà văn phản ánh một cách chân thực cuộc sống. Bằng sự suy ngẫm, chiêm nghiệm, bằng những tìm tòi khám phá, nhà văn xây dựng nên nhân vật và hệ thống nhân vật để từ đó khái quát các tính cách xã hội và đời sống gắn liền với nó.

Tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội, lịch sử của con ngƣời qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất, tâm sinh lí của họ. Tính cách của nhân vật mang vai trò hết sức quan trọng đối với cả nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Về nội dung: nhân vật với tính cách của nó là phƣơng tiện để thể hiện tƣ tƣởng của tác phẩm, tức thông qua sự hoạt động và mối liên hệ giữa các tính cách ngƣời đọc sẽ đi đến một sự khái quát hóa về mặt nhận thức tƣ tƣởng. Về hình thức: nhân vật với tính cách của nó quyết định phần lớn các yếu tố hình thức nhƣ kết cấu, những quy luật loại thể, ngôn ngữ (lời nói nghệ thuật), các biện pháp nghệ thuật thể hiện... Về luận điểm này, Heghen cũng đã từng nói: “Tính cách là điểm trọng tâm của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức”. Ta cũng cần lƣu ý rằng tính cách nhân vật mang tính lịch sử, nghĩa là với mỗi thời đại lịch sử các tính cách đƣợc tôn vinh hay coi nhẹ là khác nhau, có thể trong thời kì này tính cách này đƣợc tôn sùng nhƣng ở thời kì sau thì không.

Cùng với việc thể hiện tính cách, nhân vật văn học thực hiện chức năng thể hiện số phận con ngƣời. Bởi tính cách, số phận là kết tinh của môi trƣờng, hoàn cảnh nên nhân vật văn học còn đóng vai trò là ngƣời dẫn dắt bạn đọc vào các thế giới khác nhau của đời sống và trƣớc hết là phƣơng tiện để nhà văn mở ra những cánh cửa vào hiện thực rộng lớn, tiếp cận các đề tài, chủ đề mới mẻ. Qua nhân vật ta hiểu đƣợc bản chất của chế độ xã hội mà nó đang sống.

Bên cạnh đó, nhân vật còn có chức năng thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tƣởng thẩm mĩ của nhà văn về con ngƣời, về cuộc đời. Văn học phản ánh thế giới bằng hình tƣợng song điều đó không có nghĩa là nhà văn sao chụp lại, bê nguyên xi hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm. Nhà văn phải là ngƣời sáng tạo ra trên cơ sở sự trải nghiệm, suy ngẫm theo cách cảm thụ của bản thân.

Tóm lại, nhân vật có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn chƣơng. Nó là hình thức, là phƣơng tiện để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống, thể hiện quan niệm, tƣ tƣởng của mình: “Nhân vật văn học được sáng tạo ra, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời, xót xa cho nhân vật là xót xa cho đời. Do vậy tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu cách hiểu về cuộc đời của tác giả đối với con người”.

Tiểu thuyết là thể loại có sức bao chứa dung lƣợng hiện thực rông lớn, có khả năng phản ánh hiện thực một cách toàn vẹn từ nhiều chiều kích khác nhau. Nhân vật tiểu thuyết vì thế, cũng đƣợc xây dựng theo những cách riêng nhằm đáp ứng đến mức cao nhất yêu cầu của thể loại.

M. Bakhtin – nhà mĩ học, nhà lí luận tiểu thuyết nổi tiếng ngƣời Nga đã dành nhiều công sức trong việc cụ thể hóa những đặc trƣng của tiểu thuyết trên nhiều bình diện, trong đó có nhân vật. Trong công trình Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bakhtin đã đƣa ra những nhận định về đặc trƣng nhân vật tiểu thuyết hết sức sắc bén và có tính thời sự về mặt lí luận. Theo ông, nhân vật tiểu thuyết cần phải đặt trong mối tƣơng quan với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung đại ở những bình diện:

Thứ nhất, nhân vật tiểu thuyết đƣợc thể hiện trong thì hiện tại chƣa hoàn thành, trong quá trình biến đổi, trƣởng thành và chịu mọi tác động của đời sống. Do đó, nhân vật tiểu thuyết là con ngƣời “nếm trải”, “chƣa hoàn kết” [19; tr. 290] và phải tự làm ra chính mình bằng hành động của mình. Trong khi đó nhân vật trong sử thi, kịch... lai đƣợc thể hiện trong thì quá khứ, là những nhân cách đã đƣợc hình thành.

Thứ hai, nhân vật tiểu thuyết “không tƣơng hợp với số phận và vị thế của nó” [19; tr. 80]. Chính vì vậy, con ngƣời không thể hóa thân đến cùng vào cái thân xác lịch sử - xã hội hiện hữu. Trong tiểu thuyết tính nhất quán, thống hợp của con ngƣời đã biến mất. Thay vào đó, xuất hiện sự phân lập, thậm chí là mâu thuẫn giữa con ngƣời bên ngoài và con ngƣời bên trong. Nhân vật tiểu thuyết luôn tồn tại “một con ngƣời bên trong con ngƣời”. Tuy nhiên sự phân lập ấy không làm mất đi sức sống và tính chân thực của hình tƣợng nhân vật. Ngƣợc lại, “sự sống đích thực của cái bản ngã diễn ra dƣờng nhƣ ở chính cái điểm con ngƣời không trùng hợp với bản thân mình ấy, ở cái điểm con ngƣời vƣợt ra ngoài giới hạn của toàn bộ cái hiện hữu của nó, nhƣ một vật thể sinh tồn mà ta có thể rình xem, có thể nhận định, tiên đoán ngoài ý muốn của nó, sau lƣng nó” [19; tr. 292].

M. Bakhtin còn khẳng định: nhân vật trong tiểu thuyết chủ yếu đƣợc khám phá từ chiều sâu tâm lí. Tiểu thuyết truyền thống hay hiện đại đều hƣớng tới tìm tòi và thể hiện thế giới bên trong đầy ảo diệu của con ngƣời, cái đƣợc gọi là “sự thật ý thức bản thân” [19; tr. 284], hay “ẩn mật bản ngã”. Nhân vật tiểu thuyết, trong tƣ cách là một quan điểm, một cách nhìn thế giới và bản thân, đƣợc miêu tả thực sự, không hòa lẫn với tác giả, không trở thành cái loa phát ngôn cho tƣ tƣởng của tác giả. Cái đƣợc khám phá và thể hiện ở nhân vật không phải là “hiện thực về nó” mà là “cái kết quả cuối cùng về ý thức và sự tự ý thức của nó”, xét đến cùng là “lời nói cuối cùng của nhân vật về bản thân và thế giới của mình” [19; tr. 267]. Và đó mới là đích đến, là “trọng tâm xây dựng nhân vật” [19; tr. 272].

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều ý kến khác nhau về nhân vật tiểu thuyết nhƣ của Alain Robbe Grillet, Milan Kundera, Sarraute Nathalie, Pierre Boideffe...

Tuy nhiên, quan điểm của các lí luận gia tiểu thuyết trên không có gì đối lập với tƣ tƣởng của M. Bakhtin mà chỉ là sự tiếp nối, kế thừa và phát triển những quan điểm của Bakhtin. Chúng tôi quan tâm đến những ý kiến của Milan Kundera – tiểu thuyết gia, nhà lí luận ngƣời Tiệp gốc Séc. Ông cho rằng: “Nhân vật không phải là sự mô phỏng một con ngƣời sống thật. Đó là một con ngƣời tƣởng tƣợng. Một cái tôi thử nghiệm” [85; tr. 41]. Nhƣ thế không có nghĩa là nhà văn rời xa thực tế mà vẫn phải bám sát thực tế đời sống trong quá trình xây dựng nhân vật. Trên cơ sở một “chủ nghĩa hiện thực toàn vẹn”, “chủ nghĩa hiện thực theo nghĩa cao nhất” [19; tr. 295], nhà văn khám phá và miêu tả toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con ngƣời, nhìn thấy chiều sâu ấy ở ngoài mình, ở tâm hồn con ngƣời, nhìn thấy chiều sâu ấy ở ngoài mình, ở tâm hồn ngƣời khác, thông qua trải nghiệm và qua thử nghiệm. Milan Kundera đặt ra yêu cầu khi xây dựng nhân vật tiểu thuyết “phải đi đến tận cùng cục diện hiện sinh của anh ta” [85; tr. 42].

Những đặc trƣng trên đây của nhân vật tiểu thuyết đƣợc rút ra từ thực tiễn sáng tác tiểu thuyết từ trƣớc đến nay. Những tiền đề lí luận này sẽ có tác dụng là điểm tựa để thấy đƣợc những điểm bất biến và thƣờng biến của nhân vật tiểu thuyết của mỗi thời kì văn học. Qua đó, giúp chúng ta có thể hiểu sâu hơn về những sáng tác tiểu thuyết trong phạm vi đề tài nghiên cứu cũng nhƣ những tiểu thuyết đƣơng đại hôm nay.

Một phần của tài liệu Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong tiểu thuyết tạ duy anh và nguyễn bình phương (LV1235) (Trang 66)