Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thiết bị giáo dục trong trường

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 61)

Thực tế cho thấy các trường THPT trong huyện Sóc Sơn đều phân công 01 phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục, công việc tập trung chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sử dụng tuy nhiên tắnh phối hợp trong các bộ phận còn lỏng lẻo thiếu tắnh khoa học, chưa phát huy được hết vai trò của mình trong công tác quản lý chỉ đạo việc quản lý TBGD.

Qua điều tra, quan sát thực tế tại các trường THPT huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 100% các trường có nhân viên phụ trách thiết bị thắ nghiệm. Nhân viên thiết bị thắ nghiệm trong các trường được tuyển dụng để chuyên phụ trách TBGD. Tuy nhiên đại đa số nhân viên thiết bị còn thiếu am hiểu về các thiết bị hiện đại, các thiết bị công nghệ mới mang tắnh đặc trưng, các hóa chất,Ầ, họ chỉ đóng vai trò là phụ giúp và bảo quản TBGD trong các nhà trường.

52

Ngoài nhân viên phụ trách thiết bị, cán bộ quản lý, các trường THPT huyện Sóc Sơn đều phân công các giáo viên bộ môn phụ trách các phòng học bộ môn: phòng tin học, phòng hóa học, phòng vật lý, phòng sinh học, phòng đa năng. Các giáo viên này chịu trách nhiệm cùng với nhân viên thiết bị trong công tác bảo quản, duy tu, theo dõi sử dụng của giáo viên và chất lượng TBGD.

Tóm lại, các trường THPT huyện Sóc Sơn, Hà Nội đều có đội ngũ quản lý TBGD từ Giám hiệu dến nhân viên. Mặc dù số lượng tham gia quản lý đông đảo nhưng chất lượng quản lý còn hạn chế vì thiếu tắnh hợp tác, thiếu sự am hiều về các thiết bị hiện đại, về quy trình sử dụng, về cách thức bảo quản , ..

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 61)