Thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 26)

1.2.4.1. Khái niệm thiết bị giáo dục

Bất kỳ nhà trường, cơ sở giáo dục nào trong hệ thống giáo dục quốc dân khi được nói đến là phải đề cập đến cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục là những hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện học sinh trong nhà trường hoặc cơ sở giáo dục. Đó là những đồ vật, những của cải vật chất và khung cảnh sư phạm tự nhiên xung quanh nhà trường.

TBGD là một bộ phận của cơ sở vật chất của kết cấu nhà trường. Nó phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người.Khi xã hội kém phát triển thì nhà trường ở trạng thái đơn giản, sơ khai và nội hàm của TBGD trong nhà trường nhỏ, thô sơ, giản đơn được sử dụng trong quá trình dạy học. Nhưng khi xã hội phát triển ở trình độ cao, sự tham gia rộng rãi của khoa học, công nghệ, viễn thông, thông tin vào mọi lĩnh vực của xã hội thì bắt buộc nhà trường phải hiện đại hơn về hệ thống CSVC và TBGD.

TBGD hay còn gọi thiết bị dạy học, công cụ dạy học, đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học, học cụ, Ầ là tất cả những phương tiện vật chất có khả năng chứa đựng hay chuyển tải thông tin về nội dung học nhằm hỗ trợ giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình dạy học.

TBGD bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, thực nghiệm, và các thiết bị kỹ thuật (các phương tiện nghe-nhìn). Thiết bị giáo dục các bộ môn được sử dụng thường xuyên, trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới nội dung và phương pháp dạy học.

Theo tác giả Trần Doãn Quái:ỘPhương tiện dạy học là tất cả phương tiện cần thiết giúp đỡ giáo viên hay học sinh tổ chức và tiến hành hợp lý, hiệu quả quá trình giáo dục và giáo dưỡng ở các cấp học, ở các lĩnh vực, các môn học để có thể thực hiện những yêu cầu của chương trình giảng dạyỢ.

17

Như vậy, theo quan điểm của tác giả, khái niệm về TBGD được định nghĩa như sau: ỘThiết bị giáo dục là một phần của cơ sở vật chất nhà trường, gồm toàn bộ những thiết bị, dụng cụ, phương tiện được sử dụng trong dạy và học nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy và họcỢ.

1.2.4.2. Phân loại thiết bị giáo dục

TBGD rất đa dạng và phong phú, việc phân loại chúng khá khó khăn và phức tạp, do đó việc phân loại phải tùy thuộc vào các tiêu chắ dùng để phân loại. Nhiều tác giả đã đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau như: phân loại theo loại hình, phân loại theo chức năng, phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ hay giá trị. Nhưng theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [23], TBGD được phân chia theo các nhóm dưới đây mà tác giả thấy tâm đắc nhất:

(1) Nhóm các thiết bị giảng dạy tham gia vào các bài thắ nghiệm thực hành. Nhóm này gồm:

Nhóm thiết bị các môn Vật lý và Công nghệ Nhóm thiết bị các môn Hóa học và Sinh học Nhóm thiết bị các môn Thể dục và GDQP Nhóm thiết bị dạy học môn Ngoại ngữ Nhóm thiết bị các môn Xã hội

Nhóm thiết bị phục vụ việc dạy học môn toán, môn tin học kết hợp với phòng học đa năng.

(2)Nhóm các thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhóm này gồm: Thiết bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu (máy chiếu vật thể, projector, đầu video, vô tuyến và màn chiếu, bộ âm thanh thiết bị phụ trợ, máy tắnh xách tay,.. )

(3) Nhóm các thiết bị thực hành hướng nghiệp, dạy nghề kỹ thuật cho học sinh. Nhóm này bao gồm công cụ sửa chữa, máy móc gia công cơ khắ, gỗ, kim loại, máy công cụ sản xuất, vật tư, vật liệu tiêu hao.

(4) Nhóm các thiết bị dùng chung toàn trường và phục vụ các hoạt động giáo dục khác như :

Thiết bị văn phòng như máy tắnh, máy in, máy photocopy

Thiết bị cho các hoạt động chung cho học sinh như máy ghi âm, máy ghi hình, máy chụp ảnh, các máy tập thể dục thể thao, ..

18

Thiết bị bảo quản thiết bị như tủ, giá, kệ, ..

(5) Nhóm thiết bị phi vật chất. Thiết bị giáo dục không phải chỉ ở dạng vật chất mà còn ở dạng phi vật chất đó là phần mềm dạy học (mô hình mô phỏng, thắ nghiệm ảo, thắ nghiệm mô phỏngẦ)

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 26)