Thực trạng quy mô thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 54)

Cho đến năm 2014, các trường THPT huyện Sóc Sơn đã được nhà nước trang bị tương đối đầy đủ TBGD theo danh mục tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu cho công tác dạy và học phát huy được công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo. Ngoài ra TBGD của các trường còn được trang bị bởi công tác xã hội hóa, trang bị từ nguồn ngân sách dùng cho mua sắm hàng năm của nhà trường và sự đóng góp của PHHS, của thầy cô giáo và do học sinh tự làm. 100% các trường có phòng học chức năng như phòng học ngoại ngữ, phòng thực hành hóa-sinh, phòng thắ nghiệm vật lý, phòng tin học có kết nối mạng LAN.

Thiết bị hiện đại như máy chiếu Projector được các trường trang bị khoảng gần 100 máy, có 12 phòng học tin học với số lượng máy tắnh 300 bộ dùng cho học sinh học tập. Thiết bị nghe nhìn được trang bị đầy đủ như loa, đài, TV, máy chiếu Flash. Hệ thống tranh ảnh dùng trong dạy học ngoài trong danh mục tối thiếu qui định của Bộ, các trường còn được trang bị bởi thầy cô giáo và học sinh. Bảng dưới đây được khảo sát thực tế về quy mô TBGD của các trường THPT huyện Sóc sơn:

45

Bảng 2.6. Quy mô TBGD của 06 trường THPT ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội

STT Loại hình TBGD Tỷ lệ số trường có (%)

1 Tranh, ảnh giáo khoa 06 (100%)

2 Bản đồ, lược đồ giáo khoa treo tường 06 (100%) 3 Mô hình giáo khoa, mẫu vật dạy học 06 (100%)

4 Bộ dụng cụ thắ nghiệm 06 (100%)

5 Băng, đĩa ghi âm 06 (100%)

6 Giáo án dạy học có ứng dụng CNTT 06 (100%)

7 Website học tập 06 (100%)

8 Thiết bị dạy học tự làm 06 (100%)

9 Thiết bị kĩ thuật dạy học 06 (100%)

10 Thiết bị âm thanh: loa, đài, tăng âm 06 (100%)

11 Máy chiếu Projector 06 (100%)

12 Thiết bị nghe nhìn: Tivi, đầu video 06 (100%)

13 Máy chiếu Slide 06 (100%)

14 Máy chiếu Over Heard 06 (100%)

15 Đài cassette 06 (100%)

16 Đầu đĩa hình 06 (100%)

17 Máy chiếu vật thể 06 (100%)

18 Máy ảnh kĩ thuật số 06 (100%)

19 Máy vi tắnh + Máy in 06 (100%)

20 Máy chiếu đa năng 06 (100%)

\

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp 06 trường THPT của huyện Sóc Sơn: THPT Đa Phúc, THPT Kim Anh, THPT Sóc Sơn, THPT Trung Giã, THPT Minh Phú

và THPT Xuân Giang). 2.2.2. Thực trạng chất lượng thiết bị giáo dục

Như chúng ta đã biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành danh mục TBGD tối thiểu ở cấp THP, trong đó có quy định về chuẩn chất lượng ở mỗi thiết bị, song qua khảo sát về chất lượng TBGD và trực tiếp trao đổi với 20 CBQL và 300 GV tại 06 trường THPT trong huyện Sóc Sơn, tôi nhận thấy trên thực tế việc đánh giá chất lượng các TBGD có những ý kiến tương đối đồng nhất nhau. Chất lượng được đánh giá qua bảng 2.7 dưới đây:

46

Bảng 2.7. Chất lượng TBGD ở các trường THPT huyện Sóc Sơn hiện nay

Chất lượng Đối tượng khảo sát Tốt Khá Trung bình Kém Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) Cán bộ quản lý 0 0 02 10% 18 90% 0 0 Giáo viên 7 2.3% 36 12 % 252 84% 5 1.7%

(Nguồn: Kết quả khảo sát CBQL, GV các trường THPT huyện Sóc Sơn) Nhận xét bảng 2.7:

Qua bảng 2.7, ta thấy rõ đa số CBQL (90 %) và GV (84.2 %) cho rằng

chất lượng các TBGD hiện nay trong các nhà trường là trung bình. Như vậy,

rất nhiều vấn đề đặt ra như về chất lượng: chất liệu của các TBGD vẫn còn được làm bằng vật liệu chưa đảm bảo, mau hỏng hóc, dễ vỡẦ; về tắnh khoa học, tắnh chắnh xác chưa đạt chuẩn đặc biệt là các thiết bị ở các môn khoa học tự nhiên. Hơn nữa, thiết bị trong các phòng học chức năng không đáp ứng hết được thực hành vì trong quá trình sử dụng nhiều năm đã xuống cấp. Ngoài ra

thiết bị xuống cấp còn một phần do khắ hậu thời tiết ở Việt Nam quá nóng ẩm

dễ làm cho hỏng học thiết bị đặc biệt là thiết bị điện tư như máy tắnh, máy in,

máy chiếu, TV, Ầ

2.2.3 Thực trạng cơ cấu thiết bị giáo dục

Qua khảo sát 20 CBQL và 300 giáo viên ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội cho thấy về cơ cấu TBGD ở các trường là không đồng đều, không đồng bộ, cơ bản chỉ ở mức độ tương đối đồng bộ. Và cụ thể qua bảng tổng hợp dưới đây cho thấy :

Bảng 2.8. Tắnh đồng bộ về cơ cấu TBGD ở các trường THPT huyện Sóc Sơn

Tắnh đồng bộ Đối tượng

khảo sát

Đồng bộ Tương đối đồng bộ Không đồng bộ Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) Số lượng Tỉ lệ ( % ) Ý kiến của CBQL 3 15 15 75 02 10

Ý kiến của giáo viên 26 8.7 232 77.3 42 14

47

Biểu đồ 2.2.Tắnh đồng bộ của TBGD ở các trường THPT huyện Sóc Sơn Nhận xét bảng 2.8 :

Qua bảng số liệu trên ta thấy, có 15% CBQL và 8,7% GV nhận xét là

thiết bị đồng bộ, có 75% CBQL và 77,3% GV

Nhận xét TBGD hiện nay trong các trường THPT huyện Sóc Sơn là

tương đối đồng bộ và tỉ lệ này là khá cao và đồng nhất trong các đối tượng khảo sát. Có 10% CBQL và 14% GV đánh giá TBGD hiện nay là không đồng bộ.

TBGD tương đối đồng bộ và không đồng bộ là bởi những nguyên nhân sau: - Các nhà trường không được chủ động mua sắm TBGD mà được tiếp

nhận từ các nguồn cung cấp của nhà nước, của các công ty cung cấp TBGD.

- Nhà sản xuất cung cấp chưa đồng bộ, thiếu tắnh thực tiễn, thiếu thiết

bị thay thế bổ sung sửa chữa.

- Trong quá trình sử dụng các TBGD bị hư hỏng nhưng không có nguồn sửa chữa, thay thế, bổ sung kịp thời dẫn tới thiết bị có cái

thừa, cái thiếu.

Toàn bộ những nguyên nhân nêu trên tạo nên sự không đồng bộ và thiếu đồng bộ của TBGD trong các trường THPT huyện Sóc Sơn. Chắnh những điều đó gây nhiều phiền toái, khó khăn trong công tác quản lý, chỉ đạo của nhà trường và ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng TBGD của GV và HS, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

48

2.2.4.Thực trạng đầu tư kinh phắ mua sắm, tu sửa thiết bị giáo dục

Việc đầu tư mua sắm TBGD của các trường THPT huyện Sóc Sơn chủ yếu là từ nguồn đầu tư của Nhà nước. Các TBGD theo danh mục tối thiểu được đầu tư chủ yếu qua các công ty sản xuất và cung cấp TBGD. Ngoài các thiết bị theo danh mục tối thiếu của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì các nhà trường còn được Nhà nước cung cấp các thiết bị hiện đại như : máy vi tắnh, máy chiếu projector, vô tuyến, máy chiếu đa năng,... tuy nhiên những thiết bị hiện đại được cung cấp với số lượng còn hạn chế.

Ngoài việc được cung cấp bởi nguồn ngân sách của nhà nước các nhà trường còn được đầu tư mua sắm bởi nguồn xã hội hóa như: PHHS, các đơn vị cá nhân hảo tâm quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, qua học sinh cũ các khóa nay trưởng thành về đóng góp một phần cho nhà trường. Hàng năm các trường sử dụng một phần kinh phắ trong ngân sách nhà nước cấp để đầu tư mua sắm TBGD, sửa chữa các thiết bị cũ tuy nhiên là không nhiều. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay ngân sách nhà nước bị thắt chặt do vậy việc dành dụm cho mua sắm, sửa chữa TBGD lại càng gặp nhiều khó khăn.

Hơn nữa hàng năm các trường đều tổ chức thi làm đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh. Qua đó cũng thu được những đồ dung có giá trị sử dụng cả về mỹ quan, tắnh năng tuy nhiên chúng chỉ đáp ứng được trong giảng dạy và học tập của một số tiết học, một số bài dạy, thiết bị không có tắnh bền vững, tuổi thọ kém.

Tóm lại, việc trang bị, đầu tư mua sắm, sửa chữa TBGD của các trường THPT của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp, số lượng còn thiếu, thiếu tắnh đồng bộ, có TBGD hiện đại nhưng số lượng còn ắt. Công tác sửa chữa TBGD không thường xuyên dẫn đến thiết bị nhanh xuống cấp, hỏng hóc. Kinh phắ đầu tư của nhà trường còn khiêm tốn, chủ yếu chi cho đời sống mà rất ắt quan tâm đến TBGD. TBGD tự làm không nhiều, giá trị sử dụng còn ắt do đó chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mơi giao dục trong giai đoạn hiện nay. Bảng dưới đây cho thấy số lượng tiền đầu tư mua săm TBGD của các trường như sau:

49

Bảng 2.9. Số tiền đầu tư mua sắm, sửa chữa TBGD của các trường THPT năm học 2013- 2014

STT Trường THPT

Ngân sách nhà nước giao

Chi mua sắm TBGD mới, sửa chữa TBGD cũ Số tiền Tỉ lệ ( %) 1 Đa Phúc 1.500.000.000 250.000.000 19,2 2 Sóc Sơn 1.500.000.000 130.000.000 8.6 3 Kim Anh 1.500.000.000 170.000.000 11.3 4 Trung Giã 1.400.000.000 97.000.000 6.4 5 Minh Phú 1.200.000.000 53.000.000 4.4 6 Xuân Giang 1.300.000.000 45.000.000 3.4 Tổng 8.400.000.000 745.000.000 8.8

(Nguồn : Báo cáo năm học 2013-2014 của 6 trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội)

Hơn nữa với số lượng và chất lượng TBGD như hiện có chưa thể đáp ứng cao nhu cầu sử dụng của tất cả các giáo viên THPT trong quá trình giảng dạy, dẫn đến tình trạng có những giáo viên muốn soạn bài theo phương pháp dạy học tắch cực có sử dụng TBGD, nhưng thực tế lại không thực hiện được do thiếu hoặc không có TBGD để dùng, nên có môn học vẫn dạy chay, chất lượng của các tiết dạy học thấp. Để đánh giá về mức độ thừa, thiếu và chất lượng của các TBGD ở các trường THPT hiện nay. Xử lý bộ phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhận thấy TBGD ở các trường THPT của huyện Sóc Sơn, Hà Nội so với yêu cầu của chương trình và đáp ứng đổi mới phương pháp dạy học thì không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng chưa đảm bảo. Chất lượng của các TBGD sau mỗi năm sử dụng thường bị giảm nhanh so với chỉ tiêu của nhà sản xuất đề ra, vắ dụ như độ bền của bóng đèn máy chiếu, gương, thấu kắnh bị xước, thiết bị âm thanh giảm độ nhạy, âm lượng giảm, chất lượng âm thành không đảm bảo,...

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là: Có thiết bị mua về chất lượng không đảm bảo. Do giáo viên trong quá trình sử dụng thao tác không đúng quy trình, kỹ thuật sử dụng các TBGD. Chế độ bảo quản TBGD không đúng

50

quy trình của nhà sản xuất đề ra. Hàng năm, trên cơ sở vào nhu cầu sử dụng của giáo viên, một số trường có đầu tư kinh phắ nhỏ để sửa chữa, thay thế, bổ sung, mua sắm mới phương tiện dạy học đã hỏng, không sửa chữa được. 2.3. Thực trạng quản lý thiết bị giáo dục ở các trường Trung học phổ thông, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

2.3.1. Thực trạng việc nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh về vai trò của thiết bị giáo dục

Để có được thông tin về sự nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của TBGD trong quá trình dạy học và trong việc đổi mới phương pháp dạy học, tác giả đã tiến hành khảo sát 20 CBQL, 300 giáo viên, 504 học sinh khối 12 của các trường THPT huyện Sóc Sơn và kết quả được thể hiện trong bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.10. Mức độ nhận thức của CBQL,GV và học sinh về vai trò củaTBGD

Mức độ Đối tượng khảo sát

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

SL TL % SL TL % SL TL %

Cán bộ quản lý 14 70% 6 30% 0 0

Giáo viên 150 50% 126 42% 24 8%

Học sinh 263 52.2% 104 20.6% 137 27.2%

(Nguồn: Kết quả điều tra CBQL, giáo viên, học sinh của 06 trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội )

Nhận xét bảng 2.10:

*Nhận thức của cán bộ quản lý:

Từ số liệu thu được, ta nhận thấy đại đa số CBQL cho rằng TBGD là rất cần thiết trong quá trình dạy học có tới 70 %, tuy nhiên vẫn còn tới 30 % CBQL cho là cần thiết. Qua đây cho ta thấy sự nhận thức ngay trong CBQL các trường không đồng đều dẫn đến công tác quản lý TBGD còn lỏng lẻo, thiếu đi tắnh khoa học và chưa có các biện pháp mạnh ảnh hưởng đến việc sử dụng và bảo quản TBGD của giáo viên và học sinh.

51

*Nhận thực của giáo viên:

Qua bảng liệu cho thấy nhận thức của đội ngũ giáo viên còn rất kém về tầm quan trọng của TBGD. Chỉ có 50% số được hỏi cho rằng là TBGD là rất cần thiết trong công tác giảng dạy, 42% cho là cần thiết và thậm chắ còn tới 8% cho là không cần thiết.

*Nhận thức của học sinh:

Từ số liệu thu được, chúng ta có thể thấy chỉ có 52.2% học sinh cho rằng TBGD rất cần thiết đối với việc đổi mới phương pháp dạy học.Có 20,6% học sinh nhận thức ở mức cần thiết và có tới 27.2% cho là không cần thiết. Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức về tầm quan trọng của TBGD trong học sinh ở các trường THPT huyện Sóc Sơn là chưa cao. Bởi lẽ một phần từ việc quản lý thiết bị, việc tuyên truyền về tầm quan trọng và vai trò của thiết bị giáo dục và cách sử dụng TBGD của giáo viên khi lên lớp là chưa hiệu quả điều đó làm ảnh hưởng đến cả nhận thức của học sinh về TBGD. Một phần nhận thức của chắnh các em học sinh c ̣n thiếu chắnh xác và khách quan, tuy nhiên kết quả của học sinh so sánh với tỉ lệ nhận thức của CBQL và giáo viên th́ có phần tương đồng và có thể chấp nhận được.

2.3.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thiết bị giáo dục trong trường

Thực tế cho thấy các trường THPT trong huyện Sóc Sơn đều phân công 01 phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục, công việc tập trung chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch mua sắm, bảo dưỡng, sử dụng tuy nhiên tắnh phối hợp trong các bộ phận còn lỏng lẻo thiếu tắnh khoa học, chưa phát huy được hết vai trò của mình trong công tác quản lý chỉ đạo việc quản lý TBGD.

Qua điều tra, quan sát thực tế tại các trường THPT huyện Sóc Sơn, Hà Nội, 100% các trường có nhân viên phụ trách thiết bị thắ nghiệm. Nhân viên thiết bị thắ nghiệm trong các trường được tuyển dụng để chuyên phụ trách TBGD. Tuy nhiên đại đa số nhân viên thiết bị còn thiếu am hiểu về các thiết bị hiện đại, các thiết bị công nghệ mới mang tắnh đặc trưng, các hóa chất,Ầ, họ chỉ đóng vai trò là phụ giúp và bảo quản TBGD trong các nhà trường.

52

Ngoài nhân viên phụ trách thiết bị, cán bộ quản lý, các trường THPT huyện Sóc Sơn đều phân công các giáo viên bộ môn phụ trách các phòng học bộ môn: phòng tin học, phòng hóa học, phòng vật lý, phòng sinh học, phòng đa năng. Các giáo viên này chịu trách nhiệm cùng với nhân viên thiết bị trong công tác bảo quản, duy tu, theo dõi sử dụng của giáo viên và chất lượng TBGD.

Tóm lại, các trường THPT huyện Sóc Sơn, Hà Nội đều có đội ngũ quản lý TBGD từ Giám hiệu dến nhân viên. Mặc dù số lượng tham gia quản lý đông đảo nhưng chất lượng quản lý còn hạn chế vì thiếu tắnh hợp tác, thiếu sự am hiều về các thiết bị hiện đại, về quy trình sử dụng, về cách thức bảo quản , ..

2.3.3. Thực trạng về quản lý xây dựng thiết bị giáo dục

Việc xây dựng TBGD trong các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã được quan tâm đầu tư, mua sắm và sửa chữa. Tuy nhiên cơ bản vẫn là từ nguồn nhà nước đầu tư, việc đầu tư mua sắm hàng năm của các trường còn rất ắt do đó dẫn đến tình trạng:Thiết bị sau mỗi năm hỏng hóc, chất lượng xuống cấp.Thiết bị thiếu đồng bộ, vì sau mỗi năm thiết bị cái hỏng, cái không sử dụng được, hết hạn sử dụng, .. . Thiết bị hết niên hạn sử dụng như thiết bị điện tử, máy tắnh, bóng đèn máy chiếu, Ầ . Việc đầu tư mua sắm

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)