Tăng cường các biện pháp bảo quản thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 91)

3.2.4.1. Mục đắch của biện pháp

Để đảm bảo việc bảo quản TBGD theo đúng yêu cầu kỹ thuật và có chất lượng tốt nhằm đạt hiệu quả cao là việc làm cần thiết, cần chú ý của hiệu trưởng, của cán bộ quản lý thiết bị trong việc sử dụng TBGD của GV. Bảo quản tốt TBGD ngoài ra còn nhằm mục đắch chống thất thoát lãng phắ tài sản của nhà trường. Đây là việc làm quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi đất nước chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về nguồn tài chắnh để đầu cho giáo dục nói chung và đầu tư mua sắm TBGD cho các nhà trường nói riêng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

TBGD rất đa dạng, phong phú và có những yêu cầu rất khác nhau, phức tạp về sử dụng và bảo quản. Cho dù TBGD trong nhà trường có được từ nguồn tài chắnh nào đi chăng nữa từ ngân sách nhà nước hay do nguồn xã hội hóa hay tự làm đều phải được giữ gìn, bảo quản cẩn thận nghiêm chỉnh. Tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường đều có nhiệm vụ giữ gìn và bảo quản TBGD. Việc giữ gìn bảo quản TBGD cần đảm bảo yêu cầu không bị mất mát, không bị hư hỏng do những nguyên nhân chủ quan hay do những nguyên nhân khách quan như thời tiết, môi trường khắc nghiệt tác động đến TBGD thì việc bảo quản, bảo dưỡng vẫn phải được nâng cao để khi cần sử dụng phải sử dụng được ngay.

Để đạt được mục tiêu bảo quản tốt TBGD trong nhà trường, hiệu trưởng trường THPT cần tổ chức việc thực hiện cho thắch hợp, vừa đảm bảo hiệu quả sử dụng, vừa bảo quản được TBGD. Cụ thể:

- Cần phải nâng cao nhận thức của GV và HS trong việc bảo quản các TBGD của nhà trường, giúp họ phải có ý thức giữ gìn các TBGD trong quá trình sử dụng, nắm vững các thao tác kỹ thuật, quy trình vận hành, quy trình bảo quản, các tắnh năng của TBGD để bảo quản tốt hơn các TBGD đó.

- Cần sắp xếp các TBGD tách rời theo từng môn học, ngăn nắp, trật tự, khoa học phù hợp với yêu cầu bảo quản và đảm bảo vệ sinh trong phòng thiết bị. Bố trắ các bàn ghế, tủ, kệ, giá đựng dụng cụẦ để GV có thể quan sát, tìm

82

kiếm dễ dàng các TBGD; sắp xếp giá treo tranh ảnh hợp lắ, khoa học tiện lợi cho người sử dụng khi cần.

- Thường xuyên bảo quản chống ẩm mốc, chống rỉ sét, chống mối mọt, chống chuộtẦ bằng các biện pháp có thể.

- Cần xây dựng hệ thống hồ sơ sổ sách quản lý, tăng cường công tác thanh kiểm tra nhằm đẩy mạnh công tác bảo quản được tốt hơn.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chuyên trách hoặc GV kiêm nhiệm trong công tác này. Cần thanh tra, kiểm tra đánh giá một cách có kế hoạch việc quản lý công tác bảo quản TBGD trong nhà trường.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường phải có đầy đủ kho chứa, đựng thiết bị. Trong các kho phải có đầy đủ tủ, giá, kệ phù hợp cho từng loại thiết bị để công tác bảo quản được khoa học, kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.

Cán bộ quản lý phải xây dựng được kế hoạch hành động cho công tác bảo quản thiết bị hàng năm.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải được bồi dưỡng, tập huấn sử dụng thành thạo TBGD và từ đó họ có ý thức hơn trong công tác bảo quản.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)