Quản lý đầu tư thiết bị giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 38)

Trong nguồn vốn cố định mà ngành giáo dục quản lý hoặc bộ ngành liên quan đến công tác giáo dục quản lý, nguồn vốn cho nhân tố TBGD có ý nghĩa kinh tế quan trọng. Xét về mặt kinh tế sư phạm trong công tác quản lý giáo duc đối với TBGD, việc đầu tư mua sắm TBGD trong mỗi nhà trường cần tập trung vào các vấn đề sau:

29

Mỗi nhà trường căn cứ váo kế hoạch dạy học phải có phương án đầu tư TBGD, phương án này phải tắnh đến năng lực kinh tế tài chắnh mà nhà trường được cung ứng theo định mức đề ra.

Việc đầu tư mua sắm TBGD phải xem xét về giá thành, chất lượng và hiệu quả sử dụng. Không thể mua về các thiết bị rẻ tiền mà không có hiệu quả sư phạm hoặc có hiệu quả sư phạm mà không tương ứng với dự toán chi tiêu của trường (tức là quá đắt, quá sức với nguồn tài chắnh của nhà trường)

Việc đầu tư mua sắm TBGD phải đồng bộ với trường sở, kho bảo quản để đảm bảo tắnh bền vững và phù hợp với thực tế khách quan.

TBGD còn phải xem xét đến tắnh kỹ thuật, mỹ thuật đặt ra cho quá trình sử dụng sau này.

Phải có kế hoạch xây dựng, trang bị trước mắt và lâu dài cho nhà trường bằng các nguồn lực khác nhau: ngân sách nhà nước, xã hội hóa, giáo viên và học sinh tự làm. Phải giải quyết được tắnh cấp thiết và tắnh kế thừa cho vận hành và phát triển.

Cập nhật thông tin về nội dung, chương trình và kế hoạch dạy học, đồng thời cập nhật các thông tin về TBGD mới để thường xuyên có kế hoạch bổ sung theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 38)