Quản lý thiết bị giáo duc

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 28)

Quản lý TBGD là tác động có mục đắch của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả thiết bị giáo dục phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo.

TBGD càng mở rộng thì tầm quản lý cũng phải rộng và sâu đến đấy. Kinh nghiệm thực tiễn đã cho thấy khi TBGD được quản lý tốt thì nó phát huy được tác dụng tốt trong quá trình dạy học. Chắnh vì vậy việc quản lý TBGD trong nhà trường phải được chú trọng. Vì TBGD là một lĩnh vực vừa mang tắnh kinh tế - giáo dục lại vừa mang tắnh khoa học - giáo dục, do đó việc quản lý một mặt phải tuân theo các yêu cầu chung về quản lý kinh tế. Mặt khác phải tuân thủ theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục.

Có thể nói quản lý TBGD là một trong những công việc của người cán bộ quản lý, chắnh là đối tượng quản lý trong nhà trường.

Quản lý thiết bị giáo dục trong nhà trường phải đảm bảo tắnh nguyên tắc sau đây mới đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục và đào tạo:

Đầu tiên phải đảm bảo nguyên tắc về tắnh mục đắch: Khi sử dụng một

TBGD nào đó phải xác định được nhiệm vụ của nó theo chương trình đang học. Nếu thiết bị giáo dục không có nhiệm vụ rõ ràng đối với chương trình dạy học đang đặt ra trong nhà trường thì không nên sử dụng nó, vì điều đó gây nên các hậu quả tiêu cực về mặt sư phạm.

Thứ hai, quản lý TBGD phải đảm bảo nguyên tắc về tình phù hợp: Mỗi

TBGD có một vị trắ xác định theo nội dung bài học, người dạy phải xác định phương pháp sử dụng thiết bị đó cho phù hợp với tiến trình bài học.

Thứ ba, quản lý TBGD phải đảm bảo nguyên tắc về tắnh kế thừa và phát triển: Do nước ta còn nghèo, không dễ dàng mỗi lúc có ngay các nguồn

tài chắnh dư dật để trang bị đủ các TBGD, lại càng không dễ dàng để hiện đại hóa mỗi thiết bị này. Vì vậy các nhà trường cần có sự tổng rà soát TBGD của nhà trường mình, thanh lý những cái đã quá cũ, nát, lạc hậu, nhưng đồng thời

19

phải biết sửa chữa nâng cấp những cái đang có thể sử dụng được để phát triển nó phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Cùng với quá trình này, các nhà trường cần khai thác các nguồn vốn có thể được để từng bước hiện đại hóa thiết bị dạy học.

Các TBGD phải phục vụ cho mục tiêu phát huy tắnh tắch cực của người học và sự thực hành gắn bó với nhau. TBGD trong nhà trường không chỉ phục vụ cho quá trình đào tạo nội bộ của nhà trường mà còn phải được phát triển để phát huy ảnh hưởng đến các nhà trường trong đời sống cộng đồng.

Cuối cùng, quản lý TBGD phải tuân thủ nguyên tắc của chu trình quản lý: Việc sử dụng TBGD trong các nhà trường không chỉ là công việc của giáo viên. Nó gắn với các khâu cung cấp, bảo quản, với kế hoạch, dự toán thanh lý, nó liên quan đến người quản lý nhà trường, nhà sản xuất, nhà cung cấp.

Sử dụng tốt TBGD trong các nhà trường phải tuân thủ theo các bước: Kế hoạch hóa; Tổ chức thực hiện; Điều hành; Kiểm tra giám sát, điều chỉnh phân tắch, rút kinh nghiệm

Quản lý TBGD phải đảm bảo và phù hợp với điều kiện của của nhà trường, của bậc học, nó phải đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường và cũng phải đảm bảo những quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, CSVC. Hơn nữa quản lý TBGD tròng nhà trường còn phải thúc đẩy được việc thực hiện mục tiêu giáo dục và khắch lệ được giáo viên trong việc sử dụng và bảo quản có hiệu quả.

Tóm lại, Công tác quản lý TBGD trong trường THPT trong giai đoạn hiện nay là công việc trọng tâm của hiệu trưởng, của các nhà quản lý giáo dục để đầu tư, duy trì và sử dụng, bảo quản thiệt bị giáo dục một cách có hiệu quả, qua đó góp phần đổi mới phương dạy học và nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 28)