Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 49)

* Đội ngũ giáo viên

Qua điều tra và nắm bắt thực tế, đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Sóc Sơn chiếm đến 85% có độ tuổi dưới 40, đa số có trình độ chuyên môn khá tốt, đảm bảo chuẩn và trên chuẩn về đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. Đội ngũ giáo viên đều có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, năng động, sáng tạo trong công tác dạy học; số lượng cơ bản đủ và đảm bảo theo cơ cấu định biên cho từng môn học. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay, các nhà trường cần phải có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục cho đội ngũ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên phát huy tối đa thế mạnh của mỗi cá nhân và giảm đi mặt hạn chế, yếu kém của mình, có điều kiện thuận lợi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình.

* Về chất lượng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.4. Thống kê về chất lượng đào tạo chuyên môn, đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp đội ngũ giáo viên các trường THPT năm học 2013 Ờ 2014

Số TT Trường THPT Tổng số giáo viên Trình độ đào tạo chuyên môn Đánh giá xếp loại theo chuẩn NN Thạc sỹ ĐH Xuất sắc Khá TB Kém 1 Đa Phúc 85 13 72 62 23 0 0 2 Sóc Sơn 78 14 64 72 6 0 0 3 Xuân Giang 54 9 45 35 19 0 0 4 Kim Anh 74 18 56 60 12 2 0 5 Trung Giã 66 16 50 20 40 6 0 6 Minh Phú 51 15 36 1 44 6 0 Tỉ lệ 408 20,8% 85= 79.2% 323= 61.3% 250= 35.3% 144= 3.4% 14= 0

40

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT huyện Sóc Sơn và đánh gia theo chuẩn nghề nghiêp giáo viên THPT năm học 2013-2014 )

Nhận xét bảng 2.4:

Qua kết quả thống kê cho thấy 100% đội ngũ giáo viên của 6 trường THPT huyện Sóc Sơn đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có tới 20.8 % đạt trình độ trên chuẩn (Thạc sỹ).

Khảo sát xếp loại năng lực trình độ tay nghề của đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy có tới 61.3% giáo viên có trình độ xuất sắc, 35.3% đạt chuẩn nghề nghiệp ở loại khá, tỉ lệ xếp loại trung bình chỉ chiếm 3.4%. Điều đó khẳng định đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Sóc Sơn chuẩn cả về đào tạo và chuẩn cả về chuyên môn, tay nghề và phương pháp giảng dạy. Những trường có tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn xuất sắc nghề nghiệp cao như trường THPT Đa Phúc, Trường THPT Sóc Sơn, Trường THPT Kim Anh.

Với tinh thần không ngừng phấn đấu, đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Sóc Sơn đã tắch cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường sử dụng TBGD đặc biệt là sử dụng tốt các phương tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Tuy nhiên đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội vẫn còn có những mặt hạn chế sau:

Tỷ lệ giáo viên xếp loại tay nghề trung bình vẫn còn 14/408 người chiếm tỷ lệ 3.4% do đó phải tiếp tục bồi dưỡng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Một số giáo viên cao tuổi có tâm lý ngại tiếp cận và sử dụng TBGD hiện đại, còn bị ảnh hưởng bởi những thói quen cố hữu là dạy chay, đọc chép, thuyết trình, chưa tắch cực sử dụng TBGD và chưa phát huy được hết tác dụng của TBGD trong giờ lên lớp từ đó không phát huy được tắnh tắch cực, chủ

41

động sáng tạo trong học tập của học sinh, dẫn đến chất lượng giảng dạy còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa nhiệt tình trong công tác giảng dạy, thiếu mạnh dạn đổi mới phương pháp; ngại sử dụng TBGD; ngại tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng các thiết bị hiện đại do đó chất lượng dạy và học chưa hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên trẻ có nhiệt tình nhưng kinh nghiệm còn thiếu, chưa nhận thức hết vai trò và tầm quan trọng của TBGD trong quá trình giảng dạy dẫn tới việc sử dụng thiếu hiệu quả, không phát huy được hết các tắnh năng của TBGD và công tác bảo quản TBGD còn thiếu khoa học. Để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay thì đội ngũ giáo viên cần phải cố gắng vượt bậc trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng TBGD, ứng dụng thiết bị hiện đại, CNTT vào giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục.

Như vậy, trên thực trạng của đội ngũ giáo viên của các trường THPT huyện Sóc Sơn hiện nay đòi hỏi các nhà QLGD quan tâm đến bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Tăng cường xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên dạy giỏi về chuyên môn, chắc về tay nghề nhằm tạo nguồn lực vững chắc cho sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay.

* Đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đều là những người trưởng thành từ những giáo viên cốt cán có trình độ chuyên môn tốt, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, nhiều đồng chắ đã từng là giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.

Theo báo cáo tổng kết năm 2013-2014 của các trường THPT và qua khảo sát thực tế các trường THPT trong huyện Sóc Sơn, tác giả thu được thông tin về đội ngũ cán bộ quản lý như sau:

42

Bảng 2.5. Thống kê cán bộ quản lý của các trường THPT huyện Sóc Sơn, Hà Nội

Trường THPT TS Nữ Trình độ quản lý Trình độ chuyên môn Thâm niên quản lý Độ tuổi Cóchứng chỉ QLGD Có chứng chỉ quản lý CSVC Th sỹ ĐH Trên 5 năm Dưới 5năm 30-40 41-50 Trên 50 Đa Phúc 3 2 3 2 3 0 2 1 2 1 0 Xuân Giang 3 0 3 2 2 1 2 1 2 0 1 Sóc Sơn 4 1 4 3 1 3 2 2 2 0 2 Kim Anh 4 2 4 3 4 0 3 1 2 2 0 Trung Giã 3 1 3 2 3 0 1 2 3 0 0 Minh Phú 3 2 3 2 2 1 1 2 2 1 0 Tổng số 20 8 20 14 15 5 11 9 13 4 3

(Nguồn: Báo cáo Quy mô phát triển Giáo dục của Sở GD&ĐT Hà Nội) Nhận xét bảng 2.5:

Qua bảng trên cho thấy 100% cán bộ quản lý của các nhà trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đều qua các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục, tuy nhiên mới chỉ có 14/20 chiếm 70% đã qua các lớp quản lý về CSVS, quản lý thiết bị giáo dục.

Về thâm niên trong công tác quản lý chỉ có 55% trong tổng số đội ngũ cán bộ quản lý có thâm niên nhiều hơn 5 năm.

Hơn nữa, qua bảng liệu ta thấy đội ngũ CBQL tương đối cấn bằng về giới, nữ giới chiếm 40%, nam giới chiếm 60%. Cán bộ quản lý có độ tuổi 30- 40 chiếm 65 %, cán bộ quản lý ở độ tuổi 40-50 chiếm 20%, cán bộ quản lý ở độ tuổi trên 50 chiếm 15%, điều đó cho thấy cán bộ quản lý ở các trường THPT huyện Sóc Sơn đang được trẻ hóa.

Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn khá cao, có tới 85% có trình độ thạc sỹ và 15% có trình độ đại học.

Đánh giá về năng lực độ ngũ CBQL

Đội ngũ CBQL các trường THPT huyện Sóc Sơn có trình độ chuyên môn khá vững vàng bởi 85% có trình độ Thạc sỹ; Đại đa số có thâm niên

43

trong công tác quản lý do vậy họ có đủ năng lực quản lý nhà trường và nắm rõ được vai trò và quyền hạn trong công tác quản lý của mình. Nhìn chung đội ngũ CBQL có tư duy độc lập, biết tập hợp các thành viên của nhà trường và động viên khuyến khắch các cá nhân, tâp thể đoàn kết nhất trắ cao, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong nhà trường, đặc biệt là công tác quản lý các nguồn lực trong nhà trường.

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý và tổ chức điều hành công việc; Việc tổ chức công việc một cách khoa học bài bản còn gặp nhiều lúng túng vì có tới 65% cán bộ quản lý là cán bộ trẻ và có tới 45% CBQL có thâm niên trong quản lý dưới 5 năm, do đó họ còn thiếu kinh nghiệm và sự dày dạn trong chỉ đạo, điều hành công việc. Đặc biệt là trong công tác quản lý CSVC, quản lý TBGD mới chỉ có 70% có chứng chỉ nghiệp vụ đấu thầu và quản lý cơ sở vật chất, do vậy cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý CSVC nói chung và quản lý TBGD nói riêng cho đội ngũ CBQL.

Đánh giá về phẩm chất đội ngũ CBQL

Đội ngũ CBQL ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, Hà Nội nhìn chung có có phẩm chất đạo đực tốt, có tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên qua khảo sát về mức độ tắn nhiệm của quần chúng thì vần còn một vài CBQL có uy tắn không cao, một số chưa thực sự biết việc và làm việc, chưa biết huy động các nguồn lực bên ngoài quan tâm, đầu tư cho nhà trường, cho giáo dục.

Để đánh giá khách quan về phẩm chất đội ngũ CBQL ở các trường THPT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội tác giả xin ý kiến của CBQL Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, CBQL các trường THPT. Sự đánh giá của CBQL các cấp là tương đối đồng nhất do vậy kết quả khảo sát chấp nhận được.

Đánh giá về hiệu quả quản lý của CBQL

Để có cơ sở đánh giá đội ngũ CBQL ở các trường THPT của huyện Sóc Sơn, tác giả đã tham khảo ý kiến của 300 giáo viên thuộc 06 trường THPT, 20

44

cán bộ quản lý cấp trường. Qua kết quả khảo sát và kết quả báo cáo lên Sở Giáo dục và Đào Tạo Hà Nội của các trường THPT thì kết quả khá trùng khớp, và tác giả cho rằng đây là kết quả chấp nhận được. Từ đó cho thấy còn một vài CBQL cần phát huy nhiều hơn nũa, cần được bồi dưỡng, đào tạo để nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường, đáp ứng với yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lý thiết bị giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)