Thể thơ bốn chữ, năm chữ có những đổi mới:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 78)

5. Cấu trúc luận văn:

1.4.1. Thể thơ bốn chữ, năm chữ có những đổi mới:

Thể thơ bốn chữ là thể thơ ca cổ truyền Việt Nam. Đây là thể loại được dùng phổ biến trong tục ngữ, ca dao, vè,...sử dụng hai loại vần chân và vần lưng đan xen nhau, ngắt nhịp theo nhịp hai. Ở Tế Hanh, thể này mục đích vận dụng đã đổi mới và có mặt rải rác ởmỗi tập thơ: thường mang đậm chất trữ tình, bộc lộ tình cảm ngợi ca, yêu mến đối với những vấn đề của hiện thực đời sống mà nhà thơ nắm bắt được. Bài Muối là nỗi vui mừng, phấn khởi trong lao động. Tình cảm cha con đã giúp nhà thơ có những suy tư khi Gòn tập đánh vần.

Ở Tế Hanh lối gieo vần chủ yếu trong thơ bốn chữ là vần chân, vần gián cách theo cách hiệp vần mới chứ không dùng vần lưng hay vần chân nối đuôi nhau của thể nói lối và bài thơ được chia ra từng khổ. Nhưng thể loại này Tế Hanh sử dụng chưa nhiều chiếm 2,8% so với Huy Cận là 7,2% và chưa có được những bài thơ hay như ở Huy Cận.

So với thể thơ bốn chữ, thể thơ năm chữ thời chống Mỹ của Tế Hanh phổ biến hơn và không cô đúc một cách gò bó như ngũ ngôn Đường luật. Khảo sát 243 bài thơ có 42 bài là thể năm chữ chiếm 17,2%. Nhịp điệu thơ thường dồn dập, thắt lại rất khỏe để chuyển tải

79

tình cảm, xoáy sâu vào một tâm trạng. Điều này thể hiện rõ nhất trong những bài thơ gieo vần theo kiểu vần liên tiếp từng cặp, mỗi cặp được tách ra như một khổ thơ và diễn đạt một ý chắc, mạnh như : Mặt quê hương, Ai,...

Mặt em như tấm gương Anh nhìn thấy quê hương.

Kìa đôi mắt, đôi mắt Dòng sông yêu trong vắt.

(Mặt quê hương)

Đây cũng là điểm khác so với Huy Cận: Thể loại thơ năm chữ ở Huy Cận ít gặp hơn chiếm 12% trong tổng số bài khảo sát. Nhưng Huy Cận còn vận dụng thể thơ sáu chữ tạo nên bài thơ hay như Một buổi chiều thu mà không tìm thấy ở Tế Hanh.

Cách ngắt nhịp ở thể này cũng đổi mới cho phù hợp với giọng điệu của bài thơ. Bên. cạnh những bài ngắt theo nhịp 3/2 có những bài ngắt theo nhịp 2/3. Ngắt theo nhịp 2/3 tạo nên hơi thơ mang tính khẳng định mạnh mẽ, dồn dập làm cho tứ thơ bay bổng, thiết tha.

Hỏi em / em chỉ cười Không nhớ / đánh bao trận Nhớ nhất / trận Ba Gia

( Cô gái miền Nam)

Đặc biệt, trong thơ năm chữ ở Tế Hanh. có xen kẽ vào những câu thơ sáu chữ. Điều này chứng tỏ thể thơ năm chữ ở Tế Hanh cấu trúc câu thơ không gò bó mà mở rộng theo ý tưởng của tác giả. Câu thơ sáu chữ nằm trong bài thơ là để diễn đạt đúng và đầy đủ nội dung cần diễn đạt. Thực tế nó không làm ảnh hưởng đến cấu trúc bài thơ cho lắm.

80

Lau nước mắt, gượng cười;

Em chỉ có một mơ ước (sáu chữ)

Được gặp Bác Hồ thôi.

(Cô gái miền Nam)

Như vậy, thể thơ năm chữ được Tế Hanh vận dụng nhiều hơn thể thơ bốn chữ và có những đổi mới thểhiện những tìm tòi, sáng tạo. Trong đó chẳng những cách ngắt nhịp thay đổi để phù hợp với nội dung mà cấu trúc câu thơ, bài thơ cũng có những cách tân và trở nên dễ hơn:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 78)