Không gian nỗi niềm:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 105)

5. Cấu trúc luận văn:

2.1.2. Không gian nỗi niềm:

Không gian nỗi niềm là một dạng không gian nghệ thuật trong sáng tác thơ ca. Đó là không gian gắn liền với nỗi lòng, tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng như của tác giả. Không gian đó không diễn biến theo thực tại cuộc sống mà chủ yếu là diễn ra theo cảm xúc,

106

tâm trạng của nhân vật. Không gian nỗi niềm trong thơ Tế Hạnh nổi bật lên một số dạng tiêu biểu là:

2.1.2.1. Không gian chia cắt, cách xa:

Bên cạnh không gian cụ thể, trong thơ Tế Hanh giai đoạn chống Mỹ còn nổi bật lên không gian chia cắt, cách xa. Chính sự chia cách ấy đã tạo nên không gian nhớ nhung. Nỗi nhớ như thường trực trong thơ Tế Hanh và được nhà thơ nói ra thành lời. Khảo sát 250 bài thơ của Tế Hanh chúng tôi thấy từ nhớ được nhà thơ vận dụng 89 lần trong 56 bài thơ khác nhau. Điều này chứng tỏ không gian xa cách là một dạng không gian phổ biến trong thơ Tế Hanh. Nỗi nhớ trong thơ Tế Hanh thể hiện ở nhiều cung bậc, khía cạnh khác nhau: nhớ

nhung, mong nhớ, nhớ thương, nhớ làm sao, nhớ mãi, nhớ không nguôi,.. .xin đơn cử vài

dẫn chứng sau:

-Tôi thấy nhớ bạn bè văn nghệ. (Gửi miền Bắc)

-Điệu quê hương tràn đầy mong nhớ. (Điệu quê hương)

-Nhớ thương ai mong đợi bờ Nam.(Nước chảy ngang) -Nhớ quê hương nghĩ đến cảnh phân chia. (Mẹ mãi còn)

Không gian xa cách ấy làm bật lên tình yêu quê hương, đất nước. Đây là tâm trạng xuyên suốt và thường trực của nhà thơ trong sáng tác. Dù cách xa nhưng tình yêu quê hương luôn gắn liền theo năm tháng không một lúc nào vơi:

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển

Vẫn trở về lưu luyến bên sông.

(Nhớ con sông quê hương)

Không gian chia ly trong những ngày "tố cộng", mẹ con phải xa nhau đã làm tăng thêm tội ác của giặc đồng thời thấy được tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm anh dũng, bất khuất của dân tộc ta.

107

Những ngày tố cộng xiềng gông Bỏ nhà đi ở tập trung bên đồn Cuối cùng mẹ phải xa con

Gái theo mặt trận lên vùng chiến khu... (Hai lời rủa và một khúc ca)

Mặt khác, sự xa cách làm cho tình yêu, nỗi nhớ quê hương dâng trào đồng thời nung nấu lòng căm thù giặc quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi quê hương. Xa cách ở Tế Hanh không làm cho con người bi lụy mà luôn vững tâm hành động để đem lại niềm hạnh phúc cho gia đình, độc lập cho quê hương.

Mẹ quê hương miền Nam ruột thịt Đêm hôm nay giữa miền Bắc chúng con Kính dâng mẹ món quà xuân Tết

Bó hoa tươi thắm của tâm hồn. (Món quà xuân Tết)

Sự xa cách ở Tế Hanh đã bộc lộ tình yêu quê hương, tin tưởng ở quê hương. Quê hương như người bạn gắn bó, động viên, thúc giục nhân vật trữ tình hăng hái đánh giặc.

Tôi đi giữa thủ đô, trong những ngày tháng bảy Cả không khí bừng bừng như lửa cháy

Nghe bên tai tha thiết quê hương

Đang nắm tay tôi cùng bước mạnh lên đường. (Quê hương lớn mạnh)

108

Theo dõi chiến sự trên chiến trường chống Mỹ, nhà thơ đã gửi nỗi lòng thiết tha đau xót cho vụ thảm sát trên quê hương. Không gian xa cách ở đây làm tăng sức tố cáo tội ác dã man của giặc cũng như bộc lộ rõ tình yêu quê hương của tác giả.

Cho tôi gửi từ xứ sở của LêNin yêu quí Lòng thiết tha

Về mảnh đất quê nhà

Sơn Mỹ.

(Sơn Mỹ)

Và không gian tĩnh nơi Lêningrát phù hợp cho việc khắc họa nội tâm nhân vật. Dù đi đâu, ở đâu xa tận hai đầu trái đất, dù xa cách thế nào thì lòng người con quê hương vẫn hướng về quê hương, nghe quê hương và gởi tất cả nỗi yêu thương về.

Đêm trắng tôi nằm thức trắng đêm Nghe tin tàu giặc rụng hai nghìn Hai đầu trái đất xa như thế Mà vẫn đi về nhịp trái tim.

(Đêm trắng ở Lêningrát)

Xa cách không chỉ để lại nỗi nhớ quê hương mà còn lo lắng cho mối thâm tình trên quê hương. Đó là tình cảm của con đối với mẹ, dầu không biết về nhau nhưng tình cảm dành cho mẹ không một lúc phai nhạt. Không gian xa cách thường được nhà thơ khắc họa cùng với khoảng thời gian ban đêm:

Nhiều đêm thức giấc giữa canh khuya Nhớ quê hương, nghĩ đến cảnh phân chia

109

( Mẹ mãi còn)

Mùa thu chia xa ở đây cũng có cái buồn vắng, nhớ thương bởi ly cách. Không gian chia cách ở đây là không gian tĩnh, vũ trụ như ngưng đọng lại trong phút giây chia ly của đôi lứa. Nỗi lòng của nhà thơ như hòa quyện vào vẻ đẹp quyến rũ của mùa thu, mùa thu mang đậm bản sắc dân tộc.

Em đi trăng sắp độ tròn

Mùa thu quá nửa, lá giòn khua cây. Tiễn em trong cảnh thu này

Lòng ta muôn tiếng sao đầy lặng im Ta về. Giữa khoảng trời đêm

Vành trăng như thể mắt em soi đường. (Mùa thu tiễn em)

Xây dựng không gian xa cách, Tế Hanh đã thành công trong việc khẳng định sức mạnh của tinh thần. Sức mạnh đó không có vũ khí, bạo lực nào ngăn cản được. Từ đó thấy được niềm tin tưởng thắng lợi trong công cuộc chống Mỹ cứu nước. Tình yêu, ý chí quyết tâm của con người sẽ xóa tan đêm đen của chiến tranh. Bởi vì thực tế chiến tranh con người thường phải sống xa nhau nhưng niềm tin tưởng ở lòng người là tuyệt đối.

Mặc dù thư không thể nào nói hết

Em nghe tim anh qua từng chữ, từng câu Năm tháng cách lòng anh càng tha thiết Núi sông ngăn tình nghĩa lại càng sâu.

110

Để diễn tả không gian xa cách, Tế Hanh thường sử dụng những từ: hai bờ, ra đi, cách

xa, xa, cách, ngăn, ngăn cách, phân chia, giã từ, từ giã,... hay ngoài này...trong kia, em

đi...ta về,...

Em ở ngoài này cá nhân xuất sắc Anh ở trong kia giết giặc lập công

Tình cảm lớn như lửa nồng không thể tắt Chiếu hai miền hình ảnh Bác soi chung.

(Con đường rợp bóng Hồ Chí Minh)

Và tình yêu giữa em và anh trong xa cách gắn liền với tình yêu nước, tình yêu Hà Nội:

Em ra đi đem Hà Nội đi theo

Anh ở lại thấy em khắp cùng Hà Nội.

(Hà Nội và hai ta)

Những mẹ già, em thơ, người yêu trong cuộc chiến phải xa nhau, Và niềm khao khát được gần nhau đã nung nấu lòng quyết tâm chống giặc. Nên không gian xa cách ở đây có ý nghĩa, cách xa để cho được gần hơn ở ngày mai.

Mẹ già ơi! Mười ba năm chia sẻ Cho con lại kề đầu bên gối mẹ Các con ơi! Sơ tán đâu đây

Cha vẫn gửi lòng theo những làn mây Và em yêu, núi non bốn phía

Tình ta lại càng thêm ý nghĩa

111

(Tiếng gọi Đông Xuân)

Có thể nói, không gian xa cách trong thơ Tế Hanh là không gian ở hai vùng trời tổ quốc, không gian đó cách xa là do hoàn cảnh, con người tự giác xa nhau nhiều hơn để đem lại ngày mai, tin tưởng ở ngày mai, tin tưởng trong xa cách. Xa cách ở đây là để phục vụ cho chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tình cảm trong xa cách là tình cảm nhớ thương lo lắng không chỉ là nỗi lo cá nhân mà là nỗi lo cho vận mệnh của quê hương đất nước. Càng xa cách càng thấy yêu nước hơn, gắn bó hơn chứ không phải là cảm giác sợ hãi bi lụy, xa là chia biệt trọn đời như trong thơ Nguyễn Bính.

Mặt khác, không gian xa cách ở đây còn là không gian của dòng sông ngăn cách hai bờ. Từ đó bật lên niềm nhớ nhung, ẩn chứa một niềm đau xót, căm giận, đánh thẳng vào kẻ thù, vào quân xâm lược và thể hiện tinh thần đấu tranh thống nhất đất nước. Trong kháng chiến, con sông Hiền Lương như là giới tuyến ngăn cách hai miền Nam Bắc gây ra biết bao đau thương. Nói chuyện vởi Hiền Lương nhà thơ không khỏi ngậm ngùi, đau xót, lời con sông hay chính là nỗi lòng nhà thơ.

Tôi chảy ngày đêm không nghỉ Hai bờ Nam Bắc nhìn đau

...Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị Tận chân trời mây núi có chia đâu.

Sự chia cách ở đây là vô lý, là nỗi đau xót vì nghịch cảnh, là điều trái với tự nhiên nên gây trong lòng người nỗi đau uất hận, nghẹn ngào.

Sông Hiền Lương bên ấy bên này Chống cửa giơ tay chừng với tới...

Như thế mà miền Nam, miền Bắc!

Trăm thước vì sao rộng quá chừng Con sóng hay là dao kéo cắt

112

Đẳng cay hạt muối lệ rưng rưng. (Nước chảy ngang)

Như vậy, khác với không gian chia cắt trong thơ Mới là không gian của chia ly gắn với những bến tàu, sân ga, và xa cách chỉ toàn là sầu não làm cho con người cảm thấy buồn chứ chưa biểu lộ một ý thức. Không gian xa cách trong thơ Tế Hanh giai đoạn này gắn với cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Nhà thơ đã nhìn thấy sự chia xa là phi lý, là trái đạo. Không gian ấy thể hiện nỗi lòng nhớ thương, yêu mến đất nước, mong muốn đất nước được thống nhất. Không gian bến tàu, sân ga cũng có trong thơ Tế Hanh nhưng dưới mắt nhà thơ đây không phải là nỗi buồn đau chia cắt mà đây là nơi con người bắt đầu một cuộc sống mới đầy niềm tin tưởng ở ngày mai, là nơi:

Những đôi lứa đưa nhau đi kiến thiết... Nơi tập hợp những bình minh phấn khởi Nơi vận chuyển những nguồn sinh lực mới.

(Ga)

Không gian chia ly, xa cách ở đây là không gian của nỗi lòng, tâm trạng, gắn với những tâm sự thầm kín trong lòng nhà thơ. Không gian nghệ thuật này làm nên nét tiêu biểu trong thơ Tế Hanh và cũng gặp trong thơ Huy Cận. Không gian xa cách ở Huy Cận gợi nhớ đến những kỷ niệm, đến những mối thâm tình nung nấu lòng quyết tâm chống giặc của nhân vật trữ tình như trong Tổ quốc, Mẹ sinh con, Chiếc võng tơ em tặng,..

Xa đất nước, vẫn cành xuân phơi phới Quyết đơm hoa góp mùa rộ quê nhà

Ánh dương sớm chân trời ta chiếu rọi

Theo đàn con vững gót nẻo đường xa. (Tổ quốc)

113

Có thể nói suốt những năm tháng đất nước chia cắt, nỗi cách xa càng như khêu gợi nỗi nhớ nhung, da diết. Cảm xúc nhớ thương trong xa cách ấy là thường trực trong tình cảm của Tế Hanh, gặp mỗi hoàn cảnh cụ thể, nỗi đau ấy lại bùng lên với những mức độ khác nhau.

2.1.2.2. Không gian ký ức:

Từ nỗi chia ly, xa cách dẫn đến không gian ký ức trong thơ Tế Hanh. Bên cạnh không gian chia ly, xa cách thì không gian ký ức là một dạng của không gian nỗi niềm trong thơ Tế Hanh. Đó là khoảng không gian gắn với tuổi thơ, với những gì đã qua của nhân vật trữ tình mà có thể từ một phần của không gian chia cắt, cách xa làm sống dậy. Biểu hiện của không gian này trước hết là khoảng không gian hiện về trong quá khứ, trong nỗi nhổ. Nỗi nhớ trong thơ Tế Hanh không chỉ là nỗi nhớ thương trong xa cách mà còn là nỗi nhớ về một thời đã qua, tạo nên không gian ký ức.

Nỗi nhớ gắn liền với một vùng ký ức của tuổi thơ. Đây cũng là nét chung với Huy Cận. Nếu Huy Cận nhớ những khi trốn cha mẹ lên chùa xem Cảnh địangục:

Nhớ những trưa hè tuổi bé thơ Trốn cha theo bạn rủ lên chùa Trèo nhăm quả muỗm chua chua lét Phượng thắm ve sầu, nhịp mõ khua.

thì Tế Hanh tìm về nơi con sông quê hương với nỗi nhớ không chỉ bạn bè tuổi thơ mà còn nhớ tất cả những con người trên quê hương làm cho niềm cảm xúc dâng tràn. Nhớ về tuổi thơ gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng

Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết.

Nỗi lòng yêu quê hương, thương mẹ già trong xa cách khiến nhà thơ quay về với vùng ký ức ngày xưa, khi còn được mẹ dẫn đến trường và khi nhà thơ mười tám, hai mươi tuổi.

114

Nhớ thời xưa đi học Hết nghỉ hè sang thu

Con xa nhà mẹ khóc.

(Nhớ mẹ)

Mẹ công việc cả ngày mệt mỏi

Vẫn thức chờ con bên ánh đèn.

(Mẹ có nghe thơ con)

Và khi quê hương đang chìm trong gót giày quân xâm lược Mỹ, đất nước cỗi cần đi nhà thơ đau xót nhớ về một thời xưa yên ấm, trù phú.

Nhớ quê hương dâu tươi, mía ngọt Mai đường thơm, chiều óng ả tơ vàng.

(Bài thơ tháng bảy)

Trước không gian của buổi họp Chi bộ Đảng khang trang: "Cửa mở thênh thang, điện sáng lòa, quạt máy trên trần bia giải khát", nhà thơ đã xúc động nhớ về thời gian qua; một thời kỳ hoạt động bí mật, gian khổ đầy hy sinh anh dũng.

Những năm đánh Pháp ở trong rừng Chỗ họp lùm cây, gốc tối bưng Chỉ có cơm khô và nước suối Còn lo canh gác giặc đi lùng.

(Bạn ơi hãy nhớ)

Không gian ký ức ở đây thể hiện tấm lòng biết ơn, tri ân của nhà thơ đối vội những người đã cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Đảng, sự nghiệp cách mạng. Đồng thời có ý

115

thức nhắc nhở những thế hệ hôm nay phải sống sao cho xứng đáng với những gì mà thế hệ trước đã vun đắp và khẳng định sự vững mạnh của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Kỷ niệm về Bình Định in sâu vào lòng nhà thơ tạo nên một không gian nghệ thuật thể hiện lòng yêu thương gắn bó với mảnh đất Bình Định, mảnh đất đã bị quân thù giày xéo và sắp được giải phóng.

Quên sao được những mối tình văn nghệ

Các anh Sỹ, Thao, Bổng, Dụng; Hổ, Linh, Long... Một câu chuyện bên gốc dừa cùng kể

Một bài thơ cùng đọc dưới ánh trăng. (Gửi Bình Định)

Không gian nghệ thuật ở đây hiện lên từ vùng ký ức sâu thẳm chất chứa tâm trạng. Không gian này giúp nhà thơ khắc họa được hình ảnh trong quá khứ, làm sống lại một thời xa xưa khi đang đứng ở hiện tại tạo nên sự đối sánh góp phần thể hiên nội dung bài thơ.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)