Thời gian hồi tưởng, thời gian hoài niệm:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 129)

5. Cấu trúc luận văn:

2.2.2. Thời gian hồi tưởng, thời gian hoài niệm:

Văn học là nghệ thuật ngôn từ, là sản phẩm của ý thức cá nhân về đời sống. Cuộc sống của con người bao giờ cũng được diễn ra trong một khoảng không gian và thời gian nhất định. Nhưng dưới cảm nhận của nhà thơ, cuộc sống đi vào tác phẩm không chỉ mang nét hiện thực khách quan mà bao giờ cũng thấm đẫm ý tưởng chủ quan. Bên cạnh thời gian hiện thực, thời gian tâm lý là yếu tố quan trọng tạo nên tư tưởng tác phẩm. Thời gian tâm lý là thời gian gắn liền với cảm xúc, tâm trạng của tác giả: thể hiện sự cảm nghiệm, cách nhìn của tác giả về con người, về thế giới, thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Đó là thời gian chan chứa tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc, thái độ của tác giả góp phần bộc lộ tư tưởng của tác phẩm. Tế Hanh thường hướng về quá khứ, hồi tưởng về những gì đã xảy ra với con người, quê hương đất nước.

130

Hoài niệm về quá khứ là một trong những đặc điểm của thơ ca phương Đông. Trong tiềm thức con người, những gì của ngày xưa cũng thường đẹp: vua hiền, tôi trung, anh hùng, mỹ nhân,. . chỉ có trong thời xưa. Vì vậy, con người thường ngoái nhìn về quá khứ. Nói về cuộc sống yên vui, ấm no, hạnh phúc người ta thường nhắc đến thời Nghiêu Thuấn. Ở Tế Hanh hoài niệm không chỉ là một đặc điểm tâm lý chung của con người mà còn do: trong cuộc chiến tranh chống Mỹ đầy gian khổ, đau thương mất mát nhưng cũng rất anh hùng, oanh liệt thì hoài niêm về quá khứ còn là động lực để đứng vững ở hiện tại và vươn tới tương lai. Từ đó góp phần phản ánh hiện thực đời sống rõ nét, cụ thể hơn. Khác với thơ Mới (32-45) hoài niệm là do con người không tìm thấy lối thoát, muốn quay về quá khứ, bấu víu quá khứ. Tế Hanh hoài niệm về quá khứ là để đối sánh với hiện tại nhằm nổi bật lên hiện tại, khẳng định hiện tại, hướng tới tương lai. Đồng thời thấy được niềm cảm xúc phấn khởi, yêu đời trước hiện thực cuộc sống đã đổi mới: con người đi vào sản xuất và chiến đấu, không còn chịu cảnh bế tắc, quanh quẩn.

Dưới ánh sáng của Đảng, từ hiện thực cuộc sống nhà thơ nhìn về quá khứ để khẳng định cuộc sống hiện tại. Quá khứ ở Tế Hanh bấy giờ không phải chỉ là quá khứ êm đềm tươi đẹp mà còn là quá khứ tối tăm, quá khứ của mơ ước tuỳ theo hiện thực được phản ánh. Con người trong thơ Tế Hanh đứng ở hiện tại luôn liên tưởng đến những thời điểm: ngày xưa,

ngày hôm ấy, hôm qua, thuở xưa,... nói chung là liên tưởng đến những gì đã qua. Khảo sát

250 bài thơ của Tế Hanh thời gian quá khứ có trong 43 bài khác nhau.

Nơi xưa máu đọng xương phơi tuyết Nay chén trà thơm đón khách vui.

(Vạn lý trường thành)

Ngoài việc góp phần đối lập với thực tại, làm sáng rõ hiện tại, thời gian hoài niệm ở Tế Hanh còn làm cho con người hướng tới tương lai. Quá khứ trước đây không chỉ toàn là khổ đau, đen tối mà cũng có lúc quá khứ ấy là khoảng trời yên lặng với cuộc sống tốt đẹp. Nhà thơ hoài niệm về quá khứ không phải chỉ để đối lập với thực tại mà để thể hiện tính quá trình của vấn đề. Tính quá trình đó thể hiện ở: đêm qua- sáng hôm nay, năm qua- năm nay, mới ngày nào-nay, đêm qua-sáng nay,...

131

Sáng hôm nay trong không khí ngọt ngào Con cảm thấy dạt dào thêm sức mạnh Mẹ đã chắp cho con thêm cánh.

(Mẹ mãi còn)

Năm qua dâng Bác những chiến thắng Khe Sanh

Một trăm bảy mươi ngày đêm vây hãm giặc...

Năm nay, lại dâng Bác chiến thắng Khe Sanh

Bốn mươi ngày đêm uy hiếp giặc.

(Dâng Bác những chiến thắng Khe Sanh)

Với mục đích khẳng định thực tại, dự cảm tương lai thời gian quá khứ trong thơ Tế Hanh đi những bước dài được tính bằng thế kỷ, bằng hàng chục năm chứ không phải chỉ là đêm qua, năm qua,... Thời gian quá khứ được nhà thơ nhắc đến góp phần thể hiện nội dung bài thơ cũng như bộc lộ cảm xúc của tác giả:

30 năm trước

Cha đi đến trường Nắng hè vừa tắt Bắt đầu thu sương

(Con tập đánh vần)

10 năm về trước chửa sinh con

Khắp cả vùng đây đất xói mòn Đá sỏi đồi hoang cây chẳng mọc Xuân về không hé chút mầm non.

132

(Cây Bác Hồ)

Khác với Tế Hanh, Huy Cận thường khẳng định hiện tại bằng quá khứ tối tăm, đau khổ như trong: Mưa mười năm sau, Đến Tây Hồ nhớ Bạch Cư Dị, Nửa mùa xuân, Thơ tặng Béctôn Bresơ, Các vị La Hán chùa Tây Phương, ...

Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la Sờ soạng cha ông tìm lối ra Có phải thế mà trên gương mặt Nửa như khói ám, nửa sương tà.

( Các vị La Hán chùa Tây Phương)

Ở Tế Hanh hoài niệm về quá khứ là một biểu hiện tích cực của cá nhân đứng ở vị trí hiện tại biết nhớ về quá khứ và nghĩ đến tương lai, tin tưởng ở tương lai. Thời gian đó góp phần thể hiện nỗi lòng, tình cảm của nhà thơ. Thời gian là một nhân tố tích cực làm cho lòng người phấn chấn tin tưởng ở cuộc sống mới, tin tưởng ở tương lai. Hiện tại ở Tế Hanh thường là hiện tại tốt đẹp, dù có lúc đầy thương đau nhưng nỗi đau thương chỉ làm cho người ta thấy rõ hơn sức mạnh, lòng căm thù giặc, yêu mến cuộc sống chứ không phải là hiện tại đau buồn như mọt số nhà thơ trước đây trong phong trào thơ Mới. Và cũng không phải là hiện tại u ám, lòng người hoài cổ về kỷ niệm như chính Tế Hanh những ngày Hoa niên.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)