Ngôn từ giàu sức biểu hiện, mang chất khỏe khoắn và giàu có của ngôn ngữ đờ

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 27)

5. Cấu trúc luận văn:

1.1.2. Ngôn từ giàu sức biểu hiện, mang chất khỏe khoắn và giàu có của ngôn ngữ đờ

đời sống:

Bên cạnh sự tự nhiên, giản dị, ngôn từ thơ Tế Hanh cũng phong phú, khỏe khoắn, giàu sinh lực biểu hiện. Có được như thế trước hết là nhờ hệ thống những từ láy, từ ghép chỉ mức độ, sắc thái một cách rõ rệt làm cho câu thơ thêm mạnh mẽ, mức độ biêu hiện đậm đặc hơn.

Một bên từng từng lớp lớp than dày

Núi lấp lánh như muôn ngàn đợi sóng

Một bên điệp điệp trùng trung chuyển động

Biển mang trong lòng sức sống vô biên. (Giấc mộng diêu huyền)

Kìa đôi mắt, đôi mắt Dòng sông yêu trong vắt.

Kìa vầng trán thanh thanh

28

(Mặt quê hương)

Hoa niên thơ Tế Hanh đầy những từ chỉ trạng thái nội tâm có gì xa vời khó nắm

bắt: bỡ ngỡ, loanh quanh, lưu luyến, buồn tênh, chán chê, ngao ngán, rã rời, hững hờ, bơ vơ, thấm thìa, rưng rức, héo hắt, nao nao, vơ vẩn, bần thần, bực bội, tư lự, nhợt nhạt,... Đến thời chống Mỹ, giống như Huy Cận, thơ Tế Hanh đã trưởng thành hoàn toàn, hiện thực cuộc sống đi vào trong thơ ngày càng phong phú. Cho nên lòng người ởđây không còn mềm yếu, buồn vu vơ nữa, tác giả tập trung tư tưởng vào cuộc chống ngoại xâm. Hệ thống dày đặc những động từ trong thơ Tế Hanh giai đoạn này làm cho lời thơ thêm tràn đầy sinh lực, khỏe khoắn.

Người đọc bắt gặp ở thơ Tế Hanh rất nhiều động từ: quấn, bắn, treo ngược, giơ tay, phá, nhảy, cắn răng, chùi, xô; đập, chửi la, chui, giơ tay ôm, trào, giam cầm, tra tấn, giết, chao động, căm thù, khiếp sợ, thét, gầm, kêu, nhận chìm, rót, băng, vượt, gọi, tiêu diệt, rình

cướp phá, núp, nhìn, chạy, níu lấy, bá cổ, cuốn chạy, cúi nhìn, rẽ, lướt, vây riết, hám giữ,

ngẩn cao, quật, đẩy, nuốt chửng, chụp, bực tức, ghé, rình mò, khoanh tay, chôn, săn sóc, vỡ ra, đè lên, đâm, xô đẩy, bằm, treo buộc, cản ngăn, ... Nhiều câu thơ, bài thơ có động từ xuất hiện dày đặc tạo không khí căm hờn, sôi sục...

Quân giặc đến

bóng đen sầm trên biển sáng quê hương

những chiếc tàu ăn cướp chắn ngang đường muốn vây riết xóm làng trong đối khổ

lưới cháy. Thuyền chìm. Máu đổ.

(Ngoài khơi gió lộng)

Ngôn từ khỏe khoắn, mạnh mẽ trong thơ Tế Hanh còn biểu hiện ở hệ thống những từ đối lập xuất hiện khá nhiều. Đó là: căm thù - yêu thương, tối-sáng, cái bây giờ- cái trước,

hôm nay - ngày qua, dạo công viên - nấp hầm, bắp ngô củ sắn - bữa tiệc ngon lành, mây

đen- vầng dương, cảnh bạo tàn- cảnh yêu thương, nơi văn hóa- nơi bắn giết,...

29

Với giống nòi là tất cả yêu thương.

(Trái tim Nguyễn Thái Bình)

Gớt vậy đó. Thế mà quân phát xít

Đem mây đen toan bôi nhọ vầng dương

Cảnh bạo tàn thay thế cảnh yêu thương Nơi văn hóa biến thành nơi bẳn giết.

(Một bài thơ về Gót)

Nếu ở Huy Cận người đọc nhận thấy ngôn từ đẹp và gợi cảm khi nói về cuộc sống mới như trong Đoàn thuyền đánh cá, Về thăm chùa Keo, Một buổi chiều thu,...

Chiều tháng chín nắng vầng thịnh vượng Ruộng bát ngát lúa xanh màu cốm

Hương lúa cũng xanh đọng ánh sương chiều. Đất mỡ màu ngọn gió cũng phì nhiêu

Như thức gọi trăm nghìn mầm mộng.

(Về thăm chùa Keo)

Tế Hanh cũng yêu đời, tin tưởng ở công cuộc đổi mới của cách mạng. Bởi thế nhà thơ đã đưa người đọc đến với thế giới của những ngôn từ khỏe, đẹp. Lời thơ tươi vui tràn đầy sức sống bởi những so sánh gần gũi, giàu sức liên tưởng.

Nông trường ta rộng mênh mông

Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài. (Nông trường cà phê)

30

Mầm non hạt mới ấm bàn tay. (Đến Mộc Châu)

Mùa thu của cuộc sống mới đi vào thơ Tế Hanh cũng rất đẹp, tràn đầy sức sống bởi những ngôn từ tươi, gợi cảm, màu sắc thắm dịu, ngọt ngào, hài hòa.

Nắng vàng mây lững lờ trôi

Nét xanh sóng lượn lưng đồi uốn cong.

Lúa mùa đang ngậm đòng đòng

Ngâm mình trong suối nước trong đạt dào.

{Mua thu ở nông trường)

Trong chiến tranh đầy mất mát, đau thương nhà thơ vẫn đau xót nhưng nỗi đau ấy đã nung nấu lòng căm thù quyết tâm chống Mỹ chứ không bi quan. Nỗi đau, nước mắt trong thơ Tế Hanh chính là mối quan tâm của nhà thơ với cuộc sống là lời đấu tranh thống nhất đất nước.

Trong thơ tôi có câu đầy nước mắt

Nhưng tôi không chán nản đâu anh! Khi nửa nước còn trong tay lũ giặc Tôi cười vui dễ dãi sao đành.

(Tiếng sóng)

Đối với miền Nam, những câu thơ đánh địch mới đọc tưởng khô khan nhưng rất khỏe và chắc đánh thẳng vào lũ giặc như trong bài: Ai, Lời anh tuyên án, Đâu phải chỉ mình tôi,..

Cũng như Huy Cận, ngôn từ thơ Tế Hanh giai đoạn chống Mỹ là ngôn từ khỏe, giàu sức biểu hiện. Bởi nhà thơ đã có cái nhìn tin tưởng vững chắc hơn vào hiện thực cuộc sống mới. Nếu Huy Cận nhận thấy:

31

Mưa xưa rời rạc tần ngần

Mưa nay ríu rít nhân quần tiếng vang. (Mưa mười năm sau)

Thì Tế Hanh ga không còn là nơi chia ly, đau khổ như trước. Giờ đây ga là nơi cuộc sống mới bắt đầu, chất chứa niềm vui và tin tưởng:

Nơi tập hợp những bình minh phấn khởi Nơi vận chuyển những nguồn sinh lực mới.

(Ga)

Có thể nói cái nhìn yêu đời đã đưa tác giả đến thế giới của những ngôn từ khỏe, giàu sinh lực biểu hiện cuộc sống. Thơ Tế Hanh có hàng loạt những từ ngữ chỉ niềm vui, kỳ vọng ở ngày mai trong không khí hăng say lao động cũng như những cải cách mới. Nếu thời Hoa

niên đầy những: rụt rè, e ấp, buồn cô lẻ, ngơ ngẩn, hững hờ, bơ vơ, mơ màng, lối đi cỏ rậm,

bùi ngùi, run rẩy, nhớ rưng rưng, cỏ cây im lặng, buồn xơ xác, ngậm ngùi, bơ phờ,...thìnay

thơ Tế Hanh có những: kiến thiết, chói ngời sắc biếc, câu ca, chân trời xuân, gỗ thơm niềm nở đón, rừng cây mát, tình yêu ghé bến, nhịp sống trăm phương, bình minh phấn khởi, nguồn sinh lực mới, ga nắng hồng, đồng xanh, nắng tràn, chân trời công nghiệp, ngọt thêm, xanh thêm, đồng ruộng biếc, ánh điện tỏa, kiêu hãnh, tiến mãi, trăng sáng khắp sân,. ..

Niềm tin tưởng, yêu đời ở Tế Hanh không gì có thể lấp đi được. Dù cơn bão biển hung tàn đã nhấn chìm tàu chỉ còn một mình Dương sống sót với thân thể đầy thương tích nhưng bài thơ vẫn loé lên niềm hy vọng, tin tưởng ở ngay mai bởi những ngôn từ chỉ màu sắc tươi sáng, giàu sức gợi cảm.

Trời lại xanh, như một niềm mong đợi

Ánh sáng nhảy trên mái nhà rạ mới

...Chiếc thuyền thơm gỗ mới ánh mặt trời Chờ một ngày từ lộng lại ra khơi.

32

(Ngoài khơi gió lộng)

Lời thơ thật quyết liệt, mạnh mẽ đã làm bật lên sức mạnh của dân tộc cũng như tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam trong chiến tranh. Từ đó bộc lộ niềm lạc quan trong căm thù và tin tưởng ở ngày mai. .

Nơi của hy sinh, bất khuất, kiên cường

Đất nước anh hùng chói sáng Thái Bình Dương Đã đứng dậy dưới ngọn cờ giải phóng.

... Những trái tim như trời rộng biển khơi Máu thắm dâng vì hạnh phúc con người.

(Cả ngày mai là một với miền Nam)

Nhà thơ đã tin hơn vào sức mạnh kỳ điệu của quê hương. Lời thơ thật sắc, đầy ấn tượng:

Ôi miền Nam! Vững mạnh bức thành đồng

Sức triệu người trỗi dậy đất trời rung. (Quê hương lớn mạnh)

Với ý thức thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tác giả đã hạn chế cách diễn đạt mềm mại của loại thơ thuần cảm xúc. Đặc biệt từ Khúc ca mới, Đi suốt bài ca nhà thơ tìm đến cách nói trực tiếp hơn, nhiều khi trần trụi nhưng khỏe khoắn để biểu thị được tất cả sự phong phú, đa dạng của hiện thực vĩ đại của nhân dân ta trong chiến đấu. Ở Đất này Vĩnh

Linh nhà thơ viết:

Trong nỗi nhớ thương có nỗi nhớ ánh sáng mặt trời ...chỉ hố bom, hố bom...

33

Hố đại bác từ 105 ly đến 406

Một dân số 7 vạn người, người nào cũng có nợ thù, nợ máu Đất nàỵ suốt bốn năm vẫn thức

Con đường sống càng đi sâu xuống đất

Hầm chữ A địa đạo khắp nơi nơi.

Chất khỏe khoắn, giàu sức sống trong ngôn từ thơ Tế Hanh còn biểu hiện ở việc nhà thơ dùng chất liệu ít, tiết kiệm ngôn ngữ cho sát với đối tượng: Mộ Bectôn Bơrếch, Chị câm, Những con số, ...

Dưới ánh sáng của Đảng, thơ Tế Hanh giai đoạn này đã xa lìa cái cô đơn của ngày trước cách mạng. Ngôn từ thơ bấy giờ tràn ngập ánh sáng, màu tươi, hoa trái. Các loại hoa đường như tập trung vào thơ Tế Hanh cùng đua sắc, khoe màu làm cho câu thơ, bức tranh thơ thêm hương vị đầy sức sống. Hoa phượng như bó đuốc sáng soi hồng mặt đất; hoa cúc vàng, hoa thiên trúc, hoàng mai, quế hương bay man mác; hoa táo; hoa sen; hoa cà phê nở trắng cành, hương hoa bát ngát; hoa hồng, đào, thược dược; hoa ban; hoa cỏ may; hoa tý ngọ; hoa râm bụt; hoa báo mưa; hoa tuyết; hoa nhãn; hoa phia bióc; hoa cẩm chướng; hoa quỳnh... Thơ Huy Cận cũng đầy ắp hiện thực màu sắc tươi sáng đầy hoa trái:hoa mướp, hoa bí, hoa sấu,... nhưng phổ biến là lối thơ kể chuyện, nhà thơ nặng về sự việc, triết lý cuộc sống. Xuân Diệu rạo rực bởi đón nhận những trái hồng lẫn trái xanh, Huy Cận lắng nghe chất nhựa trên cành, tìm hương của đất thì chỉ màu xanh của lá cũng làm Tế Hanh hạnh phúc.

Cũng giống Huy Cận, ngôn ngữ thơ Tế Hanh phong phú, sôi động, giàu sức sống. bởi có hàng loạt các loài sinh vật như: chim, cá, bướm, ong, mèo, bò, ve, tôm, ngao, hến,... gắn bó tạo nên hình ảnh đẹp, tràn đầy sức sống.

Những đàn cá rẽ mây lướt tới

Như cánh chim bay giữa từng không Cá chuồn, cá thụ, cá nục, cá hồng...

34

Những con cá đuối vàng vây bạc vẫy. (Ngoài khơi gió lộng)

Và người đọc cũng bắt gặp hàng loạt ngôn từ chỉ các loại rau quả như: rau muống, bắp cải, su hào, cà, khoai, ngô, đào, táo, đậu tương, đu đủ, cam, mít, mận, nho, chuối,...Tất cả đều hiện ra tươi thắm làm cho lời thơ phong phú giàu sức sống. Nếu ở Huy Cận người đọc bắt gặp:

Chiều xuân nắng mịn lá khoai lang Hoa bí bò leo nở cánh vàng.

(Chiều xuân bên đường)

Thì ở Tế Hanh:

Trong gánh rau tươi đến chợ mai Bắp cải su hào còn mọng nước.

(Gặp xuân ngoại thành)

Cơm thơm canh ngọt bay hơi nóng Rau nhắm the the cà cắn giòn.

(Bữa cơm sơ tán)

Trong thơ Tế Hanh có một lớp ngôn từ chỉ tên sông, tên đất, tên người,...giúp lời thơ thêm sinh động. Những ngôn ngữ định danh như vậy đem lại cho thơ cái cụ thể, khỏe khoắn, chân thực của cuộc sống.

Tóm lại, ngôn từ thơ Tế Hanh rất phong phú, đa dạng. Nhà thơ đã khéo đưa vào thơ mình khá đầy đủ tiếng nói của đời sống làm cho lời thơ gần gũi, chân thật. Và từ hiện thực cuộc sống cũng như tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, Tế Hanh đem đến cho thơ mình chất khỏe khoắn, mạnh mẽ. Tất cả góp phần thể hiện hồn thơ Tế Hanh.

35

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)