5. Cấu trúc luận văn:
1.2.3. Hình ảnh đẹp, giàu sáng tạo:
Hình ảnh đã góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật trong thơ Tế Hanh. Qua tìm hiểu những điểm nổi bật về hình ảnh trong thơ Tế Hanh chúng tôi có thể kết luận hình ảnh trong thơ Tế Hanh nói chung là đẹp và giàu sáng tạo. Với sức tưởng tượng, liên tưởng độc đáo từ đời sống hiện thực, Tế Hanh đã tạo nên những nét đẹp bất ngờ, chất phác cho thế giới hình ảnh trong thơ. Vốn có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, đôn hậu ngay từ mới xuất hiện trên thi đàn, giữa lúc thơ Mới đang rên rỉ trong cô đơn lạc lỏng, Tế Hanh vẫn đứng vững ở những bài thơ hấp dẫn, hình ảnh đẹp đầy sáng tạo. Trong khuôn mặt khiêm tốn của cậu học trò "dư một ít lời thơ, dư thương sớm sẵn ngơ ngẩn chiều", hình ảnh thơ vẫn tràn đầy niềm vui cuộc sống. Thơ Tế Hanh bấy giờ không khủng hoảng, tuyệt vọng như một số nhà thơ cùng thời. Dù có lúc thi nhân vẫn "kéo nỗi buồn không" lang thang "dạo khắp làng" nhưng người đọc vẫn gặp được những hình ảnh tươi sáng, trong trẻo, đầy sức sông, chứa chan thi vị.
Người đọc không thể nào không cảm thây thích thú, yêu đời hơn khi được trở về với
Quê hương ngắm cảnh sinh hoạt của người dân vùng biển. Những con người đương trai
khỏe mạnh đầy nhiệt quyết:
64
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang.
Hình ảnh con thuyền đẹp và hết sức chân thực. Nó được tạo nên bởi những hình ảnh so sánh độc đáo dưới cái nhìn đầy sáng tạo của thi nhân. Và khi nhà thơ diễn tả cánh buồm thì hình ảnh thơ càng thêm đẹp, giàu sức sáng tạo hơn. Bởi vì cái làng quê trong lao động sinh hoạt lâu đời đã khẳng định sức sống bền vững từ đất lòng thẳm sâu và hồn hậu cho đến tâm hồn của quê hương. Nhà thơ như thổi linh hồn vào trong cảnh vật.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Cũng ở đó người ta được thấy hình ảnh người dân quê vùng sông nước khỏe đẹp chân chất nhưng không kém phần thi vị:
Dân chài lưới làn da đen rám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Tình yêu quê hương đất nước như một cảm hứng lớn bao trùm thơ Tế Hanh. Và trên nhiều bình diện, nhiều thời điểm nhà thơ đã để lại nhiều bài thơ hay, nhiều hình ảnh đẹp. Nhà thơ không chỉ cảm nhận cuộc sống một cách chân thực mà luôn có ý thức cùng cảm xúc tinh tế để phát hiện ra nét thi vị. Vì thế thơ Tế Hanh trong cái hiện thực, trần trụi vẫn bất ngờ xuất hiện những hình ảnh đẹp thể hiện sự tìm tòi đầy sáng tạo.
Ngay trong cảnh chia tay lặng lẽ trong đêm thu nhà thơ cũng tạo cho người đọc thấy hình ảnh đẹp, gợi cảm:
Tiễn em trong cảnh thu này
Lòng ta muôn tiếng sao đầy lặng im
65
Vành trăng như thể mắt em soi đường. (Mùa thu tiễn em)
Hình ảnh vầng trăng trong thơ Tế Hanh hiện lên rất dày đặc. Trăng thường gắn với cái gì đẹp và thơ mộng. Ở Tế Hanh vầng trăng hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau: Trăng đẹp trong không gian bát ngát tạo nên hình ảnh phóng khoáng.
Nông trường ta rộng mênh mông
Trăng lên trăng lặn vẫn không ra ngoài.
(Nông trường cà phê)
Trăng tràn ngập trong không gian và như có hồn chan hòa với cuộc sống của con người:
Bốn bề bát ngát trăng ngân Câu ca dân tộc nghìn năm lại về Tâm hồn thơ dại đê mê
Đất trời đưa võng tràn trề trăng thu. (Bé hát dưới trăng)
Vầng trăng của đôi trai gái yêu nhau là vầng trăng sáng, tỏa khắp và theo bên mình như một người yêu.
Đêm nay trăng lại với mình
Trăng thơ Bát ngát, trăng tình chơi vơi Suốt đêm trăng sáng em ơi
Tưởng như trăng sáng suốt đời của anh. (Không đề)
66
Từ xưa, các thi nhân vẫn xem trăng, hoa là những hình ảnh đẹp, tinh khiết, thanh cao mà mọi người hằng mơ ước. Đến Tế Hanh hình ảnh trăng và hoa đã hòa quyện vào nhau, cùng nhau đua sắc thắm giữa bầu trời tạo nên hình ảnh thơ đẹp và giàu sức liên tưởng làm xôn xao lòng người:
Trên hoa trăng sáng một vừng
Dưới trăng hoa nở bừng bừng nhụy bông Hoa là trăng đậu cành cong
Trăng là hoa ngự trời trong ngời ngời. (Hoa nở theo trăng)
Hình ảnh trong thơ Tế Hanh đẹp và gợi cảm không chỉ ở những hình ảnh so sánh sáng tạo, độc đáo như trong Mặt quê hương mà còn thể hiện trong những hình ảnh tượng trưng. Ngay những hình ảnh bình thường như cây mù ù trong Câu chuyện quê hương cũng hiện lên rất đẹp. Cây mù u đẹp vì tác giả đã dùng nó làm biểu tượng sức sống của quê hương đang chìm trong lửa đạn, Dù bão đạn mưa bom cây mù u vẫn dồi đào sinh lực: "Bóng ngã
dài che phủ cả cánh đồng", không còn ai biết cây mù u có từ bao giờ nhưng bao thế hệ đi
qua cây "vẫn đứng uy nghi sừng sững một góc trời". Cầy và con người như đã quyện chặt với nhau. Con người vẫn đứng vững trước bom đạn kẻ thù thì cây "gân guốc vững bền như
tâm hồn xứ sở". Hình ảnh cây mù u cứ láy đi láy lại như một điệp khúc trong các cảnh trở
thành hình tượng có ý nghĩa góp phần nâng cao giá trị bài thơ.
Đặc biệt hình ảnh cái làng quê với con sông quen thuộc luôn xuất hiện xuyên suốt trong thơ Tế Hanh. Trong thời chống Mỹ cách xa, con sông ấy vẫn hiện về rất đẹp ở Tế Hanh. Bởi vậy, Nhờ con sông quê hương nhà thơ đã nhớ bằng những hình ảnh đẹp, gợi cảm:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre.
67
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông.
(Nhớ con sông quê hương )
Hình ảnh con người Hà Nội trong Gặp xuân ngoại thành cũng là hình ảnh của sự sống mới náo nhiệt, tươi vui. Mùa xuân về được nhà thơ cảm nhận rất cụ thể, từng bước. Hình ảnh càng đẹp và thơ mộng hơn khi nhà thơ đã bắt gặp mùa xuân ấy đến trong buổi ban mai:
Trong bó hoa thơm hái rạng đông
Mơn mởn hồng, đào, lan, thược dược Trong gánh rau tươi đến chợ mai Bắp cải su hào còn mọng nước.
Tế Hanh rất tinh tế trong việc nắm bắt những hình ảnh đẹp, nên thơ tràn đầy cảm xúc, nơi mà chúng ta tưởng chừng như bộn bề và chẳng có gì thơ mộng. Trên Nông trường cà
phê, mọi người đang làm những công việc của mình, nhưng tác giả cũng khéo bắt được
hình ảnh rất thi vị:
Hai ta trong bóng cây che Xa xa gió núi nước khe rì rào Em đang ương giống anh chào Bóng anh lái máy ngả vào tay em.
Còn Đến Mộc Châu nhà thơ đã cảm nhận được niềm vui ở vùng đất được gieo trồng tạo
68
Đất mở lòng tươi như ngực trẻ Mầm non hạt mới ấm bàn tay.
Nét đẹp trong hình ảnh thơ Tế Hanh còn thể hiện ở những hình ảnh gợi mở, giàu liên tưởng:
Đêm nay sẽ có văn công múa Trời rộng chiều xanh sắp mở màn.
(Đến Mộc Châu)
Hình ảnh đẹp trong thơ Tế Hanh thường gắn với những gì gần gũi, bình thường. Nhưng bằng sự tinh tế, nhạy cảm trong tư duy nhà thơ đã đưa người đọc đến với những hình ảnh hết sức dễ thương, sinh tươi và rất chân thực. Còn gì đẹp và dễ cảm cho bằng một em bé nằm dưới trăng, tự ru lấy mình;
Bé nằm ngửa mặt tròn xinh
Ngủ trong tiếng hát của mình dưới trăng. (Bé hát dưới trăng)
Trong chiến tranh người đọc cũng bắt gặp hình ảnh trang nhã, hào hùng làm đọng lại trong lòng mối cảm tình đối với một cô thợ dệt Việt Nam :
Thoăn thoắt con thoi, bông vải trắng ngần Bay quanh chị như rào rào mưa tuyết Còi báo động chị đứng lên lẫm liệt Súng trên vai ra canh gác chiến hào Mặt trăng tròn lấp lánh giữa trời cao.
( Chúng ta đi)
Ngay sau năm 1975 hình ảnh thơ Tế Hanh vẫn phong phú và gợi cảm. Tình cảm của nhà thơ về Hà Nội đã được dồn về thành nỗi nhớ. Nỗi nhớ đã hòa quyện trong vẻ đẹp của
69
thiên nhiên. Hình ảnh Hà Nội giờ hiện lên với vẻ đẹp của chùa Một Cột, hồ Thuyền Quang, hồ Hoàn Kiếm, những cây sấu xanh lá, hoa sữa ngát hương,...Tất cả nỗi nhớ đã dựng lên bức tranh Hà Nội tuyệt đẹp:
Cuối thu trăng vẫn sáng trưng
Hoàng lan, hoa sữa thơm lừng không gian Hồ Tây, Hoàn Kiếm, Thuyền Quang Nước thu sóng sánh soi hàng mây bay.
(Nhớ về Hà Nội hôm nay)
Tóm lại, thế giới hình ảnh trong thơ Tế Hanh rất phong phú, giàu sức sáng tạo. Tất cả được dựng lên bằng tư duy nghệ thuật độc đáo, bằng thi pháp mang dấu ấn tài hoa và tinh tế của nhà thơ. Chính thế giới hình ảnh này đã tạo nên vẻ đẹp và sức truyền cảm của thơ đồng thời góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của Tế Hanh. Nhờ đó, thơ Tế Hanh có thể nói được những điều hết sức thầm kín, lắng đọng kết tinh trong cuộc sống.