Hình ảnh thực, khỏe khoắn, dung dị, nồng đượm hơi thở của cuộc sống

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 47)

5. Cấu trúc luận văn:

1.2.1. Hình ảnh thực, khỏe khoắn, dung dị, nồng đượm hơi thở của cuộc sống

Không phải đợi đến thời chống Mỹ thớ Tế Hanh mới có những hình ảnh thực gần gũi với đời sống con người má ngay từ tập thơ đầu tay (Tập Hoa niên, 1944), Tế Hanh đã tạo ấn tượng về thế giới nghệ thuật đầy hình ảnh. Bằng trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng, Tế Hanh đã bộc lộ năng lực tạo hình ảnh thơ sinh động. Đến thời kỳ chống Mỹ cứu nước

48

khi cảm xúc ngày thêm phong phú, đối tượng phản ánh ngày càng mở rộng, hiện thực đời sống ùa vào thơ, thơ Tế Hanh đã có thêm những hình ảnh, màu sắc, đường nét mới của cuộc đời, thế giới hình ảnh thơ Tế Hanh cũng đa dạng hơn.

Trước cách mạng, giữa lúc các nhà thơ Mới đang lạc vào thế giới của mơ mộng, cô đơn, trốn tránh hiện thực thì Tế Hanh đã hướng về hiện thực của đời sống gần gũi với quê hương vùng biển của ông. Ở Quê hương đã hiện lên khung cảnh làng chài lưới trong những sinh hoạt náo nức:

Khỉ trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá... ...Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về... ...Những con cá tươi ngon thân bạc trắng...

Rõ hơn cả là hình ảnh người dân chài: "làn da đen rám nắng, cả thân hình nồng thở vị

xa xăm". Đây là những hình ảnh thực, khỏe khoắn được kết tinh từ cảm xúc chân tình, tinh

tế của nhà thơ, một tâm hồn có khả năng nhìn thấy hồn của sự vật "cánh buồm giương to

như mảnh hồn làng". Hay nhà thơ tìm về hình ảnh của người mẹ lặng lẽ ngồi vá bên Chiếc

rổ may với từng cái kim hư, sợi chỉ rối, hột nút mòn,...

Trong thời chống Mỹ, Tế Hanh đã xác định con đường của mình, thơ Tế Hanh đã trưởng thành, đã đạt độ chín, càng gắn bó hơn với cuộc sống. Cái thực và cái thơ của cuộc sống được tích tụ và bồi đắp nhiều hơn cho thơ ca. Vì vậy, thế giới hình ảnh của Tế Hanh bấy giờ khỏe khoắn, chân thực hơn, mang tiếng nói của cuộc sống thực tế nhiều hơn. Nêu ở Huy Cận cuộc sống mới đi vào thơ tạo nên những hình ảnh tuyệt vời, độc đáo của lối làm ăn tập thể:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm xa dò bụng biển

49

Dàn đan thế trận lưới vây giăng. (Đoàn thuyền đánh cá)

Thì trong thơ Tế Hanh hình ảnh Nông trường Mộc Châu cũng tràn đầy sức sống.

Thảo nguyên trông ngút tầm con mắt Ngang dọc nhô lên những máy cày Đất mở lòng tươi như ngực trẻ Mầm non hạt mới ấm bàn tay.

Hình ảnh khỏe khoắn của cuộc sống đã đem đến cho thơ sức sống mới tràn ngập niềm vui sống yêu đời hơn. Điều này chứng tỏ nhà thơ rất quan tâm đến hiện thực cuộc sống và yêu cuộc sống. Mặt khác, Tế Hanh luôn day dứt trăn trở, đau xót cho cảnh đất nước còn chìm trong biển lửa. Cho nên hình ảnh quê hương miền Nam đang chiến đấu chống kẻ thù phải chịu bao mất mát đau thương cũng đi vào thơ Tế Hanh. Người đọc thơ Tế Hanh không thể nào quên hình ảnh của Người đàn bà Ninh Thuận:

Vai mang gùi đầu quấn khăn tang

Chị đi từ dưới xóm làng

Lên thăm em chị ăn làm chiến khu Thấy mắt chị sưng vu...

Cũng có những bà mẹ vượt giới tuyến để thăm con bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm như trong Mẹ còn. Và làng quê giặc phá tan tành, cửa nhà ra bụi, thuyền mành ra tro. Trong cảnh bạo tàn đó nhà thơ đã nhìn thấy hình ảnh của Bà mẹ già canh biển mắt lòa chân yếu nuôi giấu bộ đội đánh Mỹ.

Giặc lên mẹ chạy đi kêu

Đồng bào nghe giặc thảy đều lảnh xa

50

Mẹ theo sát địch dò la tình hình.

Hình ảnh em Ái chết trên biển vì em bảo vệ làng quê, giết chết giặc Mỹ gây hoang mang cho chúng.

Tấm thân trẻ nổi bập bềnh trên sóng Những sợi tóc như sợi rong nước mọng Mặt còn tươi tựa mảnh san hô

Máu láng lai đỏ thắm ven bờ.

( Cái chết của em Ái)

Tế Hanh đã ghi dấu phần lớn hiện thực vào trong thơ mình. Bằng tâm hồn yêu quê hương cùng sự liên tưởng độc đáo, những hình ảnh thực được Tế Hanh dựng lên gây ấn tượng rõ trong lòng người đọc. Bắt nguồn trên nền tảng của hiện thực cùng cái nhìn, cái cảm của tác giả, các hình ảnh đi vào trong thơ Tế Hanh thường giữ nguyên dạng thức vốn có của cuộc sống. "Dường như nhà thơ bứng nó từ cuộc đời, đem trồng nó vào nghệ thuật vào thơ ca" (68, tr.264).

Nhớ con sông quê hương nhà thơ vẫn nhớ bằng chính cái hiện thực của cuộc sống

làng quê ngày nào chứ không chút gì là ảo cả, Hình ảnh này trở thành hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam trong lòng những người con yêu nước.

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông. (Nhớ con sông quê hương)

Vào Mùa thu ở nông trường nhà thơ đã nhìn thấy hình ảnh đàn bò no cỏ đang trở về

51

Đàn bò ăn cỏ no nê

Theo con đường nhỏ qua khe về chuồng.

Đọc đoạn thơ miêu tả hình ảnh mọi người Trong bệnh viện thiếu nhi, chúng ta tưởng chừng như mình đang chứng kiến cái giờ phút gay go, chiến đấu từng giây giữa sống và chết nơi bệnh viện cũng như nỗi lòng của nhân vật trữ tình. Nhà thơ nói rất tỉ mỉ, chân thực nên ghi vào lồng người đọc hình ảnh khó phai:

Một căn phòng điện vẫn sáng trưng

Những cặp mắt lo âu, những tiếng nói ngập ngừng Phòng cấp cứu - con tôi nằm thoi thóp

Cặp mắt đờ dần, đôi môi tái nhợt Lạnh chân tay chỉ còn nóng quanh tim Mùi ê te ngập không khí im lìm

Người bác sĩ già nếp nhăn hằn trán Mở quyển sách như tìm bài toán

Cô y sĩ trực ban không rời máy nghe tim Cô y tá trên tay chờ sẵn ống tiêm

Vợ tôi gục đầu thút thít

Con ơi! Cha tưởng chừng như chính cha sắp chết!

Hình ảnh chân thực không làm cho thơ Tế Hanh khô cằn mà nhờ đó tâm trạng, cảm xúc của tác giả bộc lộ sâu sắc, chân thành, thắm thiết hơn. Chính hình ảnh chân thực ấy giúp Tế Hanh thành công trong việc thể hiện nội dung, góp phần tạo nên phong cách thơ. Từ những hình ảnh được cảm nhận, tinh lọc một cách sắc bén, độc đáo từ cuộc sống, thơ Tế Hanh đã gợi lên ở người đọc niềm say mê và xúc động về cái đẹp gần gũi, giản dị của con người, quê hương, đất nước cũng như những thử thách, gian khổ của dân tộc trong thời kỳ

52

kháng chiến chống Mỹ. Sau khi đất nước được thông nhất thơ Tế Hanh cũng gắn với hiện thực như khi nhà thơ bất ngờ đưa vào thơ hình ảnh đun ấm nước vối và bầy trẻ ngủ lăn nơi thềm nhà:

Thềm nhà bầy trẻ ngủ lăn

Nằm như cá xếp thẳng băng một hàng. (Cây vối)

Tuy nhiên, với khả năng liên tưởng phong phú, sáng tạo cùng cái mạch huyền diệu của cuộc sống, Tế Hanh đã đem lại cho thế giới hình ảnh thơ mình chất ảo. Nhờ đó làm bật lên vẻ đẹp lôi cuốn, mở ra những liên tưởng sâu rộng cho người đọc. Dư âm của mùa thu đã để lại nơi cây cỏ, đất trời được nhà thơ cảm nhận là hình ảnh "vàng trong nắng trong cây", "buồn trong gió trong mây". Hình ảnh này không thể nắm bắt vì nó không thể hiện ra để chúng ta thấy được.

Mùa thu đã đi qua còn gửi lại Một ít vàng trong nắng trong cây Một ít buồn trong gió trong mây Một ít vui trên môi người thiếu nữ.

(Bài thơ tình ở Hàng Châu)

Và trong Giấc mộng diệu huyền để miêu tả cái huyền diệu của vịnh Hạ Long tác giả đã sử dụng hình ảnh nửa thực nửa ảo mang những liên tưởng bất ngờ. Những hình ảnh ấy quyện vào nhau tạo nên bức tranh thiên nhiên huyền diệu, ẩn hiện làm say đắm lòng người.

Khi nắng lóe hàng mi qua cửa động Khi sóng trào tóc quấn đảo chon von

Khi mây chập chờn ẩn hiện đầu non

53

Tế Hanh cũng có những tưởng tượng độc đáo tạo nên những hình ảnh bất ngờ. Con người và thiên nhiên ở đây như hòa quyện vào nhau tạo nên một hình ảnh thống nhất. Tình cảm, tâm hồn con người được nhà thơ ví như "bốn phía mưa rơi" nhưng khi có được em thì cuộc đời "hửng nắng":

Anh như người bốn phía mưa rơi Em bỗng đến và cuộc đời hửng nắng.

(Giữa anh và em)

Bên cạnh những điều đã đạt được trong việc tạo dựng hình ảnh, thơ Tế Hanh còn có những một số hình ảnh chưa nhuần nhị bởi cảm xúc chưa đủ độ chín. Đó là những hình ảnh chỉ mang ý nghĩa về một sự miêu tả đơn thuần. Như ở Trung thu, Ngợi ca, Ông lão trồng cây,...

Đàn ong bay rộn ràng Trên cành chim ríu rít Sáng mở mắt trông ra Rập rình bầy con nít.

(Ông lão trồng cây)

Tóm lại, thơ Tế Hanh trong giai đoạn chống Mỹ tràn ngập những hình ảnh thực, khỏe, nồng đượm hơi thở của cuộc sống. Những hình ảnh đó đem đến cho thơ sức sống mới rất chân thực và bình dị góp phần làm nên hơi thơ Tế Hanh. Hình ảnh thực trở nên thơ mộng và giàu sức tưởng tương hơn bởi những hình ảnh mang tính chất ảo. Chất ảo chen vào trong những hình ảnh thực như vậy làm cho thơ Tế Hanh bớt đi tính khô khan, nông cạn.

54

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 47)