Phương thức tổ chức thời gian:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 142)

5. Cấu trúc luận văn:

2.2.4.Phương thức tổ chức thời gian:

Xuất phát từ tình yêu quê hương đất nước, luôn theo sát bước đi của thời gian trên quê hương cũng như những gì liên quan đến vận mệnh dân tộc, Tế Hanh có nhiều cách thể hiện thời gian chủ quan của mình trong thơ. Với tấm lòng đằm thắm, tinh tế, nhạy cảm, tràn đầy niềm thiết tha yêu cuộc sống, thời gian tâm lý trong thơ Tế Hanh được biểu hiện ở những khía cạnh khác nhau. Thời gian không chỉ được thể hiện là một vòng tuần hoàn khép kín mà còn nổi lên khoảng thời gian liên tiếp, xuyên suốt diễn ra không có khoảng cách. Thời gian này đã góp phần khắc sâu nỗi lòng chịu đựng của nhân vật trữ tình cũng như thể hiện tính chất của sự việc.

Ngày lại ngày mỗi lần thức dậy

Tôi nghe tin tức dội trong đài Bao nhiêu tội ác quân thù đó

143

Mảnh đất miền Nam máu láng lai. (Bài thơ tháng bảy)

Nơi hàng ngày hẹn hò gặp gỡ

Câu chuyện làm ăn chuyện xóm thôn. (Cái giếng đầu làng)

Quanh năm suốt tháng chỉ đọc kinh

Cầu chúa ban cho được phước lành.

(Tiếp tục giấc mơ Nguyễn Công Trứ)

Khảo sát thơ Tế Hanh chúng tôi thấy thời gian liên tiếp, xuyên suốt gắn liền với nhân vật trữ tình còn bộc lộ trong từ suốt. Đó là khoảng thời gian liên tục chứa đựng tâm sự. Khắc họa được thời gian như thế nhà thơ đã thành công trong việc thể hiện nội tâm nhân vật cũng như tính chất của vấn đề. Ở thời gian đó con người nằm trong một trạng thái, hoàn cảnh, căng thẳng suy tư không ngừng. .

Tôi thức suôt đêm, nhìn trăng như người đồng chí

Trăng theo tôi trong ý nghĩ triền miên (Chúng ta đi)

Đời em suốt mấy mùa thu

Thịt da rướm máu sưng vù tay chân. (Đã nghe giọng hát)

Như vậy, thời gian nghệ thuật ở đây giúp Tế Hanh diễn tả được những nét thầm lặng, sâu sắc của vấn đề một cách dễ dàng. Từ đó góp phần thể hiện được nội dung bài thơ.

Một đặc điểm nổi bật trong thơ Tế Hanh là khắc họa những giây phút hiện tại của sự việc, cảm xúc. Những trạng từ chỉ thời gian hiện tại được sử dụng nhiều: hôm nay, bây giờ,

144

nay, sáng nay, chiều nay,... Khảo sát tập thơ tiêu biểu Gửi miền Bắc gồm 26 bài thơ chúng

tôi thấy thời gian hiện tại xuất hiện trong 10 bài khác nhau. Khắc họa thời gian như thế Tế Hanh làm cho thời gian nảy sinh cảm xúc đồng nhất với thời gian kể chuyện và thời gian người nghe câu chuyện. Điều này làm cho cảm xúc trong thơ luôn mới như đang xảy ra.

Kế thừa và phát huy trên nền tảng của thơ Mới, thời gian nghệ thuật trong thơ Tế Hanh cũng đa dạng. Nhà thơ cũng đã thành công trong việc khác họa những khoảnh khắc ngắn ngủi của thời gian cũng như đã diễn tả được những bước đi chậm chạp, đều đặn của chúng. Nếu Huy Cận tinh vi phát hiện ra sự đổi thay của không khí buổi trưa:

Đây là giờ trưa. Những con gà cục tác Nắng âm âm không khí nở nang nhiều. ...Cả trời đất giữa lòng trưa rạo rực Đang trùm ôm, đang thai nghén điều chi.

(Giờ trưa)

thì Tế Hanh cũng rất độc đáo trong việc ghi lại khoảnh khắc đóa hoa quỳnh nở tạo nên bức tranh lung linh, ấn tượng:

Trước hiên một đóa hoa quỳnh Chờ trăng sắp nở rung rinh búp đầy

Ngoài hiên lấp loáng sau cây

Mảnh trăng mười chín hé mây hiện dần... Bỗng từng cao trăng hiện ra

Cũng là vừa lúc đóa hoa nở bừng. (Hoa nở theo trăng)

Nhà thơ cũng rất tài trong việc diễn tả những sự việc, những vấn đề đang diễn ra làm cho người đọc như chứng kiến được ngay trước mắt.

145

Mùa xuân về những cuộc sống tơ non Đang nẩy nở những cành tơ nụ biếc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Thơ viết cho con từ nước Đức) Đang truy điệu Bác, nghe tin

Giặc vào xâm phạm lễ thiêng của mình Gạt dòng nước mắt long lanh

Đoàn quân xuất trận tan tành lũ gian

(Ở miền Nam)

Ngoài ra, nhà thơ còn vận dụng phương thức kết nối các thời trong thời gian nghệ thuật. Và thời gian của hiện thực khách quan cũng được nhà thơ đưa vào bằng chính cảm xúc, tâm trạng của mình một cách nghệ thuật tạo nên những đặc điểm riêng. Đó là thời gian vận động theo nhiều kiểu khác nhau: quá khứ, hiện tại, tương lai. Thường nhân vật trữ tình trong thơ Tế Hanh đứng ở hiện tại nhớ về quá khứ nhằm đối sánh với hiện tại, khẳng định hiện tại như trong các bài: Còn nóng giữa lòng tôi, Đu đủ và cam, Ga, Bóng anh, Sao ba lại đánh em, ... Và nhiều khi từ hiện tại nhân vật trữ tình nghĩ đến tương lai và đặt vào đó niềm tin, hy vọng: Thăm đồi A1, Chăn con, ...

Đặc biệt nhân vật trữ tình trong thơ Tế Hanh còn đứng ở hiện tại nhớ về quá khứ và nghĩ đến tương lai. Ở Nhớ con sông quê hương nhân vật trữ tình đang đứng ở hiện tại cuộc sống: "Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc" nhớ về quá khứ, về những kỷniệm tuổi thơ gắn bó với con sông :

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

146

Và từ nỗi nhớ dâng trào nhân vật trữ tình nghĩ đến tương lai, khẳng định lòng quyết tâm của mình.

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương.

Tình cảm càng sâu nặng, con người càng như quan tâm đến thời gian. Thời gian là người bạn tri kỷ của tình cảm, cảm xúc. Khi gần nhau họ cảm thấy thời gian trôi nhanh, khi xa nhau họ thấy thời gian trôi chậm, lê thê từng bước. Xây dựng thời gian nghệ thuật này cũng như để diễn tả sâu sắc tâm trạng của nhân vật, Tế Hanh đã vận dụng phương thức kéo giãn thời gian. Việc kéo căng khoảng thời gian trong thơ giúp tác giả diễn đạt được đến mức cao tình cảm của nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

Ta xa nhau bốn năm Mà tưởng chừng thế kỷ.

(Cảnh 3)

Hiền Lương ơi! Lần thứ hai tôi đến Bốn năm qua

Như trải mấy cuộc đời.

(Nói chuyện với Hiền Lương)

Có những giây phút ngắn ngủi, lời nói được phát ra làm nên ý nghĩa mãi nghìn năm sau không mất: thời gian kéo dài vô tận.

Ôi lời Bác những ngày đầu kháng chiến Vang trong lòng dân tộc đến nghìn năm.

147

(Bài ca trở về)

Thời gian tâm lý là thời gian của nỗi lòng con người, thời gian của tình cảm. Cho nên trong thơ Tế Hanh có lúc cảm nhận thời gian của con người lại hoàn toàn trái ngược với thực tế. Sự trái ngược này làm tăng ý nghĩa, giá trị cho bài thơ.

Hai năm thì dài, 15 năm lại ngắn! (Thời gian về ta)

Mặt khác dồn nén thời gian là một cách thể hiện nghệ thuật nhằm góp phần làm tăng cảm xúc cho câu thơ. Có những khoảng thời gian dài nhưng tác giả cảm nhận và ghi lại trong giây lát. Dồn nén thời gian như vậy giúp nhà thơ khắc họa được nỗi xúc động dâng trào của nhân vật trữ tình, góp phần thể hiện nội dung tác phẩm.

Tôi cảm thấy tám năm đợi chờ mong nhớ Như dồn lại trong phút giây gặp gỡ.

(Cả ngày mai là một với miền Nam)

Thời gian nghệ thuật trong thơ Tế Hanh không diễn ra đều đặn mà có nhiều khi cũng đi những bước nhảy vọt: năm năm, 8 năm, 13 năm, 16 năm, hàng trăm năm, hàng thế kỷ,...

Năm năm sau

trong thắng lợi hòa bình Ra miền Bắc anh lại về với biển.

(Người thủy thủ và con chim én)

Trong những bước nhảy vọt, những khoảng thời gian dài tiềm ẩn đó chúng ta không thể biết rõ được những gì đã diễn ra. Nhưng đặc biệt theo dõi chuyển biến của bước đi thời gian trong thơ Tế Hanh người đọc sẽ thấy nhà thơ rất tài tình trong việc thể hiên những bước đi bất ngờ, gấp khúc đánh dấu những sự kiện quan trọng trong cuộc sống. Thời gian bất ngờ đó là ngẫu nhiên, là đột biến làm thay đổi mọi sự tự nhiên vốn có trước đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

148

Cũng tương tự như ở Huy Cận, khoảng thời gian gấp khúc trong thơ Tế Hanh thường được thể hiện bằng từ bỗng. Đây là sự xâm nhập của thời gian sự kiện xã hội vào thời gian tâm trạng, thời gian tự nhiên. Từ bỗng cho thấy sự kiện xảy ra là không được định sẵn, không được cố định và sắp xếp trước mà là bất ngờ, đột biến. Khắc họa thời gian này nhà thơ đã cho thấy được sự chuyển biến trong nhận thức tình cảm của con người đồng thời biểu hiện tính ngẫu nhiên của sự kiện. Từ đó góp phần làm rõ tính chân thực, tự nhiên của vấn đề, thấy được sự phức tạp của tâm trạng cũng như cuộc sống của con người. Thời gian này xuất hiện trong thơ Tế Hanh cũng khá phổ biến. Khảo sát 250 bài thơ chúng tôi thấy thời gian gấp khúc xuất hiện với từ bỗng có mặt 37 lần trong 34 bài thơ của Tế Hanh. Nhưng ở Huy Cận thời gian này ít được vận dụng hơn. Trong 125 bài thơ được khảo sát từ bỗng có mặt 11 lần trong 9 bài khác nhau. Từ đó chúng tôi có thể kết luận thời gian gấp khúc là một điểm khá nổi bật trong thời gian nghệ thuật của Tế Hanh giai đoạn chống Mỹ.

Phòng cấp cứu bỗng trở nên rộn rịp...

(Trong bệnh viện thiếu nhì)

Bỗng dưng cơn nước cuộn dòng

Pháp đi. Mỹ đến bão dông bốn bề. (Hai lời rủa và một khúc ca)

Thời gian gấp khúc như thế trong thơ Tế Hanh tạo nên ranh giới trong đời sống của con người: ranh giới cho khoảng thời gian trước và sau đó. Đây là hai khoảng thời gian khác nhau, hai giai đoạn chứa những sự kiện không xuôi chảy mà gấp khúc, nhất là sự chuyển đổi rõ trong tâm hồn con người. Thời gian gấp khúc giống như thời gian bản lề cho sự đổi thay của sự kiện, vấn đề trong cuộc sống cũng như trong chính thế giới nội tâm của con người. Nhờ những khoảnh khắc này mà tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ rõ hơn, vấn đề diễn đạt mang đậm nét tự nhiên, chân thực không gò ép, gượng gạo. Người đọc như được chứng kiến được con người đang đi trong những bước thời gian bằng phẳng chợt gặp những biến đổi bất ngờ.

Tế Hanh ít gắn thời gian với không gian. Tuy nhiên với cảm hứng phấn chấn nhà thơ cũng nói lên được sự quyện hòa:

149

Thời gian như sợi chỉ giăng

Không gian như bản nhạc dâng hài hòa. (Hoa nở theo trăng)

Có thể nói Tế Hanh đã vận dụng phong phú nhiều phương thức tổ chức thời gian trong tác phẩm tạo nên thời gian nghệ thuật độc đáo, đa dạng.Từ đó góp phần thể hiện tư tưởng bài thơ cũng như khắc họa được những khía cạnh thầm kín sâu xa trong thế giới nội tâm của con người.

Nhìn chung, về nghệ thuật biểu hiện Tế Hanh không biểu lộ rõ sự sắc sảo tài hoa. Nhưng sự phát triển tự nhiên trong nghệ thuật sáng tạo mà nhiều khi đạt độ chín và tinh tế. Những bài thơ hay của Tế Hanh thường được cấu tạo chặt chẽ, triển khai rất sáng tạo và thi vị từ hệ thống hình ảnh, ngôn từ đến việc xây dựng thế giới hình tượng.

150

KẾT LUẬN

Tế Hanh là một trong vài ba nhà thơ của phong trào thơ Mới còn lại đến ngày nay. Cuộc hành trình sáng tạo không mệt mỏi của ông hơn 50 năm, không gây ấn tượng mạnh mẽ, ồ ạt như nhiều nhà thơ cùng thời. Nhưng thơ ông nổi lên những nét trung thực, tinh tế, giàu cảm xúc có khả năng thấm dần vào người đọc.

Nói đến thơ ca hiện đại Việt Nam không thể không nói đến Tế Hanh. Điều này chứng tỏ Tế Hanh đã có một phong cách riêng trong nền thơ hiện đại. Để tạo được phong cách riêng đứng vững trong hàng ngũ những cây đại thụ thơ ca trong hàng mấy mươi năm nay tất nhiên nhà thơ đã có những tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Thơ Tế Hanh trải qua nhiều chặng đường sáng tác khác nhau nổi lên những nét riêng góp mặt cùng thơ ca đương đại. Nhưng có thể nói, trước cách mạng thơ Tế Hanh chỉ mới ánh lên những tía sáng đầu tiên hứa hẹn ở tài năng sau này bởi linh hồn tinh tế, phong phú, rung động sâu sắc "Chờ thời gian để có thể gặp được nhiều cảnh và viết thêm được nhiều bài hay" (68, tr.284).

Qua 15 năm cách mạng, dưới ánh sáng của Đảng thơ Tế Hanh đã trưởng thành một cách vững chắc. Nhà thơ đã bám sát hiện thực với những vấn đề nóng bỏng của thời sự xã hội. Có thể nói đỉnh cao trong sáng tạo nghệ thuật của Tế Hanh là giai đoạn sáng tác từ í954 đến 1975. Ở đó người đọc sẽ tìm thấy Tế Hanh tế nhị, ngọt ngào hơn, thực và khỏe hơn. Thơ Tế Hanh giai đoạn này đã góp tiếng nói quan trọng trong nền thơ Việt Nam hiện đại, làm nên gương mặt thơ Tế Hanh. Nhìn chung, thơ Tế Hanh là một hồn thơ đôn hậu, đằm thắm, chân thật. Hiện thực cuộc sống đi vào thơ ông rất phong phú, đa dạng tạo nên một thế giới cuộc sống sinh động tràn đầy sức sống.

Thơ Tế Hanh nở rộ trong giai đoạn chống Mỹ đã để lại dấu ấn trong cuộc đời sáng tác của chính bản thân nhà thơ trước hết là do sự cố gắng tìm tòi và phát huy năng lực sáng tạo của mình. Sự cố gắng đó đã thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả trong cách vận dụng ngôn từ, thể thơ cũng như việc tạo dựng thế giới hình tượng.

Nói đến ngôn từ thơ Tế Hanh thời chống Mỹ là nói đến ngôn từ giản dị, chân thực, khỏe khoắn gần với ngôn ngữ trong đời sống hàng ngày của người dân. Tất cả được nhà thơ thổi vào đó hơi thở của tâm hồn, tình người một cách tinh tế, độc đáo làm cho ngôn từ ấy trở

151

nên giàu sức gợi và đẹp. Nhờ đó lời thơ Tế Hanh không chỉ mộc mạc, dễ hiểu như trong ca dao mà còn trong sáng, thi vị. Thơ Tế Hanh giai đoạn này rất thiết thực, có sức tác động mạnh mẽ vào nhiều tầng lớp nhân dân trong chiến tranh. Nhờ đó nhà thơ chuyển tải một cách hiệu quả nội dung bài thơ đến công chúng. Cho nên thơ Tế Hanh đã góp tiếng nói quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhất là trong việc đấu tranh giành lại sự thống nhất, độc lập cho đất nước.

Mặt khác, với cách nói giản dị, truyền cảm cùng những liên tưởng bất ngờ thú vị, nhà thơ đã đưa vào thơ mình thế giới hình ảnh phong phú, sinh động, tươi đẹp thấm đẫm tình cảm. Đọc thơ Tế Hanh người ta có thể ngắm được những bức tranh thiên nhiên làng quê nên thơ cũng như hình ảnh những con người Việt Nam anh hùng "đem máu đào giữ miếng đất thiêng liêng" bấy giờ.

Có thể nói, thơ Tế Hanh giai đoạn chống Mỹ là tiếng nói thẳng thắn, khỏe khoắn, bộc trực mà chan chứa cảm xúc của một tâm hồn thơ chân thực, yêu đời, yêu cuộc sống gắn liền sự nghiệp thơ ca với sự nghiệp cách mạng. Tiếng nói ấy đã tạo nên những hình ảnh nên thơ trữ tình, sâu lắng của thiên nhiên và con người Việt Nam trong những năm chiến tranh đầy đau thương mà anh dũng.

Thế giới nghệ thuật thơ Tế Hanh luôn gắn với hiện thực cuộc sống một cách chân thực, tràn đầy cảm xúc. Không gian trong thơ Tế Hanh thường không trực tiếp là những bức tranh xã hội, những môi trường rộng rãi của dân tộc, thời đại mà đó là những khoảng không gian nhỏ, hẹp gắn với cuộc sống của người dân nơi thôn xóm. Không gian ấy cụ thể là không gian làng quê với mảnh vườn, ngôi nhà, con đường, cánh đồng,... Đây là không gian sinh hoạt của con người. Không gian ấy ít biến động mà mỗi bài thơ thường được nhà thơ cố định trong một không gian địa lý nào đó như: Ba Gia, Quảng Ngãi, Vạn Tường,... Tất cả đều được gợi lên bởi hiện thực cuộc sống, mang tính sự kiện rõ rệt.

Tuy nhiên điều quan trọng là không gian nằm sau lớp ngôn từ, không gian tâm tưởng, không gian gắn với nỗi lòng của nhà thơ. Ở Tế Hanh nổi bật lên đó là không gian chia cắt,

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 142)