Không gian địa lý:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 91)

5. Cấu trúc luận văn:

2.1.1. Không gian địa lý:

Không gian địa lý trong thơ Tế Hanh gắn liền với những nơi mà nhà thơ từng sống và đến thăm, nơi xảy ra những biến cố, sự kiện trong xã hội, những vùng đất gắn liền với cuộc đời nhà thơ. Sinh ra và lớn lên trên vùng quê Quảng Ngãi, cái làng "vốnlàm nghề chài lưỡi"

92

thương mà anh dũng, làng quê Quảng Ngãi đã xuất hiện trong nhiều bài thơ của Tế Hanh với những nét chân thực tràn đầy cảm xúc.

Ba Gia là một vùng đất của Quảng Ngãi, là khoảng không gian của núi Ấn, sông Trà,

chợ Ba Gia buổi sáng đầy sương tỏa, buổi chiều nắng ngã tà, một miền đất kiên cường đã từng đánh Tây, đuổi Nhật,... Đến đây người đọc không chỉ thấy được địa thế lịch sử của vùng quê Quảng Ngãi mà còn thấy được khung cảnh sinh hoạt của người dân trên miền biển này.

Sớm đi mặt nước sương còn tỏa Chiều lại bên sông nắng ngã tà. ...Cá đi lại thấy trầu cau lại Dưới biển trên non sống cảm hòa.

(Ba Gia)

Vạn Tường là nơi Mỹ đã mở trận đổ bộ lớn nhất với sáu ngàn quân được trang bị hiện đại và đã phải thiệt hại lớn nhất kể từ đại chiến lần hai. Điều đó khiến nhà thơ cất lên lời

Chào Vạn Tường và dựng lên không gian mảnh đất quê hương. Đây là một mảnh đất nhỏ

nằm trên bãi biển từ trước cách mạng vốn nghèo khó:

Lúa không mọc được ruộng chua phèn

Biển đầy tôm cá nghèo không lưới... Sống bên bãi muối mà thiếu muối.

Nhưng cách mạng vùng lên: biển về ta tôm cá đầy thuyền.... Con người nơi đây anh hùng, chiến đấu chống giặc quyết liệt: Núi thành gương dũng sĩ đâm lê. Quê hương Vạn Tường đã ghi vào lòng nhà thơ như cái gì yêu thương, gắn bó:

Vạn Tường! Vạn Tường! Mảnh đất nhỏ Từng tảng đá ong thêm ửng đỏ.

93

...Vạn Tường ôi mảnh đất quê hương Đứng lên sáng ngời Thái Bình Dương.

Quê hương Quảng Ngãi trở thành cái nôi để nhà thơ bộc lộ nỗi lòng thầm kín: "Quảng

Ngãi ơi! Quê mẹ tôi ơi! Cho tôi gởi lòng tôi lần nữa". Không gian Quảng Ngãi còn được

nhà thơ dựng lên với quy mô rộng hơn, đầy đủ hơn. Đó là vùng quê vừa đồng vừa biển

"Đường phổi đường phèn, con cá con cua". Nơi có văn tế cụ Phan, vè chống thuế và đầy

những câu hò tiếng hát, điệu đò đưa, tiếng gà giục giã buổi hừng đông. Mảnh đất này đã chịu nhiều đau thương, nơi giặc tập trung gây tội ác: "Máu chảy Bình Hòa, máu chảy Ba

Làng An, Sơn Mỹ". Nhưng nhà thơ vẫn tự hào với những chiến thắng Ba Gia, chiến thắng

Vạn Tường,... Có thể nói làng quê Quảng Ngãi trở thành hình tượng không gian trong thơ Tế Hanh, chất chứa bao tâm tình của nhà thơ đồng thời ghi dấu ấn của thời đại.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Ba Làng An là một miền quê của Quảng Ngãi đã chịu nhiều đau thương. Nhà thơ đã ghi Mối thù Ba làng An và để lại trong lòng người đọc không gian làng quê hiền hậu. Đó là ba làng nhỏ cùng trong một cái tên rất Việt Nam. Làng An vùng đất quê hương yêu dấu này như bán đảo xinh xinh nằm giữa Bình Sơn, Sơn Tịnh.

Con sóng vỗ trắng ghềnh Trời trong xanh lấp lánh. ...Trồng khoai lúa ngoài đồng Chài cá tôm dưới biển.

Và nhà thơ cũng Gửi Quảng Nam - Đà Nẵng những tình cảm tha thiết như chính quê hương mình, mảnh đất mà phía trước la biển Thái Bình Dương, sau lưng là Dãy Trường Sơn. Từ trong kháng chiến những ngày đầu 47 nhà thơ đã chứng kiến Quảng Nam - Đà Nẵng là không gian của thiên nhiên thắm đượm không khí chống Pháp.

Mây Sơn Trà thắm màu cờ đỏ Dòng Thu Bồn rộn bước hành quân.

94

Pháp rút đi giặc Mỹ đến, đất Quảng Nam - Đà Nẵng thắm máu những người con vô tội. Không gian nơi đây đã ghi dấu tội ác của quân giặc, không gian của miền đất trong chiến tranh đầy đau thương tang tóc.

Chợ Được bãi cồn chưa ráo máu Vĩnh Trinh nước đập rã thây người Bốn lăm em bé Mân Quang học Bom Mỹ ném bừa máu thịt rơi.

Nhưng miền đất anh hùng đã cùng nhân dân tiêu diệt và đánh lui cả một tiểu đoàn giặc với những trận Điện Ngọc, Việt An, Núi Thành và đây:

Sân bay Đà Nẵng xác tơi bời Hai mươi triệu lít xăng Liên Chiểu Trừng phạt loài gian lửa ngút trời.

Chính không gian thắm màu cờ đỏ, thắm máu căm thù đã khơi dậy trong lòng nhà thơ nhiều cảm xúc, ghi dấu một thời kỳ lịch sử. Không gian hiện thực này đã góp phần làm nên tư tưởng của bài thơ.

Ngoài ra, cảnh núi đồi Sa Pa nên thơ đầy hoa tươi cỏ lạ hiện lên như một bức tranh sơn thủy mênh mông tuyệt đẹp: đồi bát ngát núi bao la. Thiên nhiên như có hồn gắn chặt với cuộc sống con người, với cuộc đời của cô gái chăn bò sữa nông trường tạo nên không gian tràn đầy sức sống, tràn ngập niềm vui, gợi lên cảm giác thanh thản, yêu đời. Đây là không gian mang sắc thái riêng của núi đồi Sa Pa.

Hoa đào thắm trước gió xuân Đoá hoa bất tử héo không phai màu Hoa mua chiều xuống tím au

95

Cỏ hương cỏ sữa bạt ngàn

Đường đi con suối lượn ngay chân đèo.

( Cô gái chăn bò sữa Sa Pa)

Không gian nơi Hồ Ba Bể đi vào thơ Tế Hanh thật hùng vĩ chúng không thể lẫn vào đâu được. Không gian này làm bật lên nỗi xúc động tự hào trước vẻ đẹp kỳ vĩ của đất nước đồng thời có dịp ôn lại một thời kỳ chiến đấu oanh liệt, hào hùng của giải phóng quân thời đánh Nhật đuổi Tây. Tất cả gợi lên lòng yêu nước, căm thù giặc quyết bảo vệ những gì vốn có của tổ quốc.

Trời xanh xanh soi nước xanh xanh Hai bên sừng sững núi giăng thành Ba hồ khắng khít tình em chị

Bảy sắc hang Puông đá uốn mình ...Nhà thủy sản lung linh bóng nước.

Ánh bạc quanh thuyền cá quẫy đuôi

(Ba bài thơ về Ba Bể)

Giống như ở Tế Hanh , không gian hiện thực trong thơ Huy Cận cũng gắn liền với những CẩmPhả, Hồng Gai, Mai Lĩnh, Chúc Sơn, Đèo Nai,...Nếu Tế Hanh thấy tự hào yêu mến với Hồ Ba Bể, Sapa,... thì Huy Cận cũng tràn đầy niềm vui trên vùng quê Đức Ân:

Về thăm quê xã Đức Ân

Êm êm đất cát bước lần bãi sông Ngô non lá mượt màu nhung

Mía ken san sát, khoai vồng rậm dây. (Về thăm quê xã Đức Ân)

96

Bên cạnh đó, thơ Tế Hanh còn nổi bật lên không gian của những con sông: sông Đáy, sông Cửu Long, sông Trà Bồng,... với niềm yêu mến, thiết tha. Con sông Đáy nằm giữa hai vùng Sơn Tây, Hà Đông phù sa bồi đắp "Sơn Tây đất rắn, Hà Đông mịn". Tắm nước của dòng sông, trên bờ những đám ngô chen bãi mía, những gốc nhãn lên hương, những cây vải đỏ màu. Con sông mang những nét riêng rất thực gắn liền với cuộc sống của những người dân ở đây, trong khói lửa vẫn giữ được sức sống. Sông Đáy trở thành đối tượng để nhà thơ gửi gắm niềm tin, hy vọng với quê hương, đất nước.

Từng bãi dâu xanh soi nước biếc Tơ vàng tơ trắng quấn quanh nhau.

(Sông Đáy)

Sông Cửu Long hiện lên trong thơ Tế Hanh như một huyền thoại. "Sông Mê Kông như

một dải tình thương" ôm ấp ba dân tộc vào nhịp sống. Con sông trở thành không gian chung

của những con người yêu nước bảo vệ hòa bình. Khi giặcMỹ đã gieo rắc căm hờn, nhà thơ cảm thấy “lòng như máu ứa”

Mê Kông đó! Bắt nguồn từ Tây Tạng

Nơi Hy Mã Lạp Sơn tuyết phơi trắng xóa Sông tràn qua dào dạt đất đai Lào

Nghe thác khôn nước rẻo sóng xôn xao

Sông đổ xuống nước Ăngco cánh đồng màu mỡ Gặp Tông lê Sáp nối Biển Ho rộng mở

Chảy về ôm dải đất miền Nam

Trong hai cánh tay Tiền Giang, Hậu Giang Rồi ra bể chào Thái Bình Dương bằng chín cửa.

97

Không gian địa lý trong thơ Tế Hanh còn nổi bật lên không gian làng quê gắn bó với cuộc sống của con người. Đó là ngôi làng, mảnh vườn, ngôi trường, lũy tre, ngôi nhà, góc sân, căn phòng, cái tủ, cái giếng nơi đầu làng,... Đặc biệt con đường, con sông là nơi chứa đựng biết bao kỷ niệm, gắn với cuộc sống hàng ngày của nhà thơ, của người dân làng quê. Con đường ở đây là đường làng đến trường: Đưa con đi học, con đường rợp bóng Hồ Chí

Minh; con đường quê: Trạm máy kéo; con đường ra mặt trận: Tình chiến đấu; con đường

cách mạng: Thời gian về ta,...Không gian ở đây không rộng lắm, ít biến đổi gắn với đời sống người làng quê. Đó là nơi để nhà thơ gửi gắm tình cảm của mình với quê hương đất nước. Nói chung đây là không gian của một làng quê thương nhớ.

Mảnh vườn là không gian quen thuộc xuất hiện nhiều trong thơ Tế Hanh. Mảnh vườn ấy gắn với bao kỷ niệm, với cuộc sống con người, với nỗi lòng của nhân vật trữ tình. Trước đây, mảnh vườn ở Tế Hanh là Vườn cũ chứa đầy kỷ niệm buồn, nhớ thương, héo hắt:

Ngôi nhà mái cũ rêu in lớp Hè bức rèm đơn đỡ nắng mưa Cỏ cây im lặng như từ thuở Đôi lứa xa nhau vẫn đợi chờ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Vườn xưa là nơi in dấu tuổi trẻ, nơi chất chứa bao kỷ niệm, nuôi lớn những tình cảm của con người. Mảnh vườn gắn với cảm xúc của nhà thơ, thời gian trôi qua nhà thơ cảm nhận được:

Mảnh vườn xưa cây mỗi ngày mỗi xanh Bà mẹ già tóc mỗi ngày mỗi bạc.

Hai ta ở hai đầu công tác

Biết bao giờ cùng trở lại vườn xưa.

Mảnh vườn còn là không gian đẹp, rộn ràng tươi thắm của những ngày đẹp trời nơi trại nhi đồng. Đó là Vườn xuân gắn liền với thế hệ tuổi thơ, yêu đời và hướng tới cuộc sống tốt đẹp. Hay vườn hoa Thống Nhất vào những ngày chủ nhật bầu trời trong dưới bóng cây

98

xanh, có hoa thơm, bướm lượn bên bờ hồ và những thảm cỏ xanh mát. Đây là không gian của những ngày hạnh phúc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng rộng mở:

Con ơi mai mốt con khôn lớn Bước trẻ tha hồ dạo đó đây. Vườn hoa thế giới trăm hương sắc Con tàu vũ trụ vút từng mây.

(Chăn con)

Cái nhìn mới về cuộc sống giúp nhà thơ đã thấy được niềm tin tưởng yêu đời hơn. Mảnh vườn xưa là "một mảnh đất cằn cỗi, bỏ hoang ở cuối thôn" dưới bàn tay của ông lão người Se Đéc nay thành một khối xanh um với các loại cây miền Nam chen loại cây miền Bắc. Mảnh vườn hiện lên tràn trề sức sống đem lại hạnh phúc cho con người.

Cây thay nhau bốn mùa Thơm hương và ngọt quả. Ông lão nhìn tháng ngày Qua một trời hoa lá.

(Ông lão trồng cây)

Như vậy, mảnh vườn là không gian gần gũi, gắn bó trực tiếp với con người, nuôi con người lớn lên không chỉ bằng những vật chất nơi đó mà còn nuôi lớn cả niềm tin, hy vọng. Dù thời gian trôi đi, con người già đi nhưng mảnh vườn càng ngày càng xanh tạo nên không gian quen thuộc đầy ý nghĩa. Đó là nơi để nhà thơ gửi gắm tâm sự, nơi chất chứa những gì bình yên và những ước mơ trong cuộc sống. Đây không chỉ là không gian sinh hoạt của con người mà còn là không gian của tình cảm, mơ ước, của chính nỗi lòng thi nhân. Nếu không gian làng quê ở Tế Hanh gắn với mảnh vườn thì trong thơ Huy Cận những cánh đồng bao la, bát ngát mang đậm hương vị của đất hiện lên xuyên suốt gắn với nỗi lòng của nhà thơ như trong Đồng bát ngát, Gặt lúa đêm trăng, Xong buổi cày, Giờ trưa, Bài ca thủy lợi, Gà gáy trên cánh đồng Ba Vì được mùa,...

99

Trời đất siêng năng chẳng trễ tràng Cỏ cây chờ sẵn lối xuân sang

Ngô non dát ngọc bờ sông tạnh Ruộng lót phù sa lúa mỡ màng.

(Ngày sáng dần lên)

Bên cạnh đó, không gian ngôi nhà cũng thường thấy trong thơ Tế Hanh như trong:

Thăm nhà một người đánh cá, Thăm nhà một nhà thơ Xô Viết, Túp lều cỏ,... mỗi ngôi nhà

hiện lên với những dáng vẻ khác nhau, chứa đựng cảm xúc, tình cảm của tác giả đồng thời góp phần thể hiện tư tưởng tác phẩm. Thăm nhà một người đánh cá nhà thơ đã dựng lên không gian ngôi nhà tiêu biểu cho cuộc sống lao động làm ăn tập thể, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp: nhà vắng vẻ, đơn sơ nằm trên bãi biển vắng vào buổi xế hè nắng chói chang. Nhưng không gian đó đã gợi lên trong nhà thờ niềm tự hào, vui tươi, tin tưởng ởcuộc sống mới.

Nhà vắng vẻ nhưng vui hơn trước

Hai bằng khen nằm bên cạnh bức tranh. Luống rau muống kề bên vại nước Nắng chói chang lá vẫn tươi xanh.

Còn ngôi nhà của An-tô-kôn-xki, một nhà thơ Xô Viết mà Tế Hanh có dịp đến thăm viếng hiện lên với lòng kính yêu, cảm phục. Ngôi nhà An-tô-kôn-xki hiện ra với những gì vốn đã được đi vào trong thơ ca: con mèo, ảnh đứa bé chết trong chiến tranh, ảnh các bạn, chiếc nón trắng, chiếc đèn cá chép. Không gian ở đây không chỉ ghi dấu kỷ niệm về một chuyến đi, gợi lên niềm tôn kính nhà thơ cộng sản mà còn làm bật lên ở nhà thơ một bài học về kinh nghiệm sống và làm việc. Ngôi nhà hiện ra trong một buổi chiều dưới cái nắng hạ còn gay gắt:

Vừng dương nắng hạ còn gay gắt

100

Ngôi nhà nằm giữa khu rừng lá biếc Khóm hoa cuối mùa chưa nở hết Cỏ mọc chen đầy những lối đi.

(Thăm nhà một nhà thơ Xô Viết)

Đến thăm ngôi nhà của LêNin nhà thơ không khỏi bùi ngùi xúc động trước Túp lều cỏ

đơn sơ.Đây là một túp lều nhỏ ở Ra-dơ-lip, được lợp bằng cỏ bốn bề bao kín, lối đi vào chỉ lọt một người chui. Túp lều thật đơn giản nhưng nơi đó con người vĩ đại LêNin đã chuẩn bị và kêu gọi giai cấp công nhân nổi dậy quét sạch bọn Sa Hoàng. Túp lều vừa kỳ lạ vừa giản dị nhất trên đời. Túp lều tưởng như tổ chim ẩn chứa bầy chim diệu kỳ của tư tưởng LêNin đã "Gieo mầm xanh của cách mạng tháng Mười". Không gian ngôi nhà ở đây vừa giúp người đọc hình dung được ngôi nhà của LêNin vừa thấy được tư tưởng của bài thơ: tư tưởng tiến bộ, độc đáo của con người không phải chỉ được cất lên từ những gì cao sang mà đôi lúc chính nơi giản dị, bình thường nhất lại ẩn chứa những suy nghĩ cao sâu nhất. Đồng thời thấy được lòng kính phục của nhà thơ với LêNin.

Tìm trong thơ Tế Hanh người đọc còn có dịp chứng kiến không gian hẹp của căn phòng cấp cứu Trong bệnh viện thiếu nhi với một ca bệnh trong cơn nguy hiểm. Căn phòng cấp cứu điện sáng trưng ngập mùi ête trong không khí im lìm với một em bé đang nằm thoi thóp, cặp mắt đờ dần, đôi môi tái nhợt, lạnh tay chân chỉ còn nóng quanh tim. Người bác sĩ già mở sách tìm phương pháp chữa trị, cô y sĩ trực ban không rời máy nghe tim, cô y tá trên tay chờ sẵn ống tiêm, một bà mẹ đang gục đầu thút thít. Rồi bỗng căn phòng trở nên rộn rip, sau khi người bác sĩ già cho tiêm thuốc đẩy lùi được cái chết, cô y tá vội vàng gọi bác sĩ như reo, cô y sĩ trực ban suốt đêm không ngủ giờ trên khuôn mặt nở nụ cười rạng rỡ. Dựng lên căn phòng cấp cứu như thế nhà thơ vừa lột tả được những vất vả, tận tâm của các bác sĩ, y tá,... những người trong ngành y với lòng biết ơn thông cảm đồng thời thấy được tấm lòng yêu thương con hết mực của những bậc làm cha mẹ. Căn phòng cấp cứu là nơi chứng kiến những giây phút kinh hoàng của biết bao tấm chân tình đối với người bệnh.

Không gian nơi Cái giếng đầu làng cũng đi vào thơ Tế Hanh với tràn ngập kỷ niệm,

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)