Cảm thức về thời gian trong thơ Tế Hanh:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 132)

5. Cấu trúc luận văn:

2.2.3. Cảm thức về thời gian trong thơ Tế Hanh:

Trong giai đoạn chống Mỹ, con người thường sống trong sự xa vắng nên luôn khắc khoải đợi chờ gặp gỡ từng giây từng phút và lo lắng nhớ thương. Cảm nhận được điều này Tế Hanh luôn ý thức và lo lắng về thời gian, lo cho vận mệnh dân tộc.

Đêm đêm tiếng nhạc gió luồn Đứa con xa nước gửi hồn về thăm Đấu tranh suốt cả trăm năm

133

Những ngày đẹp nhất bốn lăm đến rồi. (Trái tim Sô Panh)

Thời gian đã gợi lên nỗi lòng nhớ thương, lo lắng, trăn trở của đứa con xa với người mẹ nơi quê hương khói lửa.

Mẹ già thế, quân thù hung bạo thế Tám năm rồi chẳng biết mẹ còn không?

(Mẹ mãi còn)

Những lúc được gần nhau Tế Hanh cảm thấy thời gian rất ngắn và trôi nhanh. Nhà thơ cũng lo lắng và đón trước bước đi của thời gian với những gì sắp đến cho nên tìm cách níu giữ lại những khoảnh khắc đó bằng sự lưu luyến của chút ánh nắng nơi góc sân.

Gặp em câu cuối cùng chưa nói Buổi sớm qua rồi, sắp hết trưa

Góc sân ánh nắng như lưu luyến

Dừng lại trên cành hoa báo mưa. (Hoa báo mưa)

Lòng yêu đời, yêu cuộc sống khiến nhà thơ luyến tiếc khi thời gian đến và đi. Dù thời gian đã đi qua nhưng trong cảm thức của mình nhà thơ vẫn còn thấy như vương vấn đâu đó.

Mùa thu đã đi qua còn gửi lại Một chút vàng trong nắng trong cây Một chút buồn trong gió trong mây Một chút vui trên môi người thiếu nữ.

134

Tế Hanh cũng cảm nhận được rằng thời gian luôn vận động biến đổi không ngừng. Thời gian cứ đi mãi một chiều rất nhanh chóng và vô hạn. Con người nằm trong qui luật của thời gian, của đất trời. Đời người là hữu hạn nhưng giá trị tinh thần của con người tồn tại vĩnh viễn.

Bánh xe quay thời gian không đứng lại Vừa sớm mai, trưa gõ cửa ta rồi

Ta sẽ từ giã đời, thơ vẫn ở

Trong mùa xuân vĩnh viễn góp chung vui. (Bên bờ sông Đa Nuýp)

Ý thức được sự chảy trôi của thời gian cũng như lo lắng cho những tác động của thời gian, Tế Hanh thường gạt bỏ thời gian trong cảm nghĩ. Quê hương là mối quan tâm sâu sắc, thường trực. Tình cảm với quê hương ở nhà thơ luôn thắm thiết. Nhà thơ đã dành trọn lòng mình "không tính đến thời gian", không cần biết sớm hay chiều. Thời gian ở đây như bị triệt tiêu, không còn có ý nghĩa. Nhờ đó nỗi lòng nhà thơ đối với quê hương được thể hiện rõ nét.

Ta như người chỉ biết có tình yêu Còn ngoài ra không rõ sớm hay chiều.

( Quê hương lớn mạnh)

Hỡi em rất yêu, em có biết?

Tình chúng ta không tính đến thời gian. (Vì miền Nam ruột thịt)

Tình yêu là đề tài muôn thuở, là mạch máu chảy suốt trong mỗi con người. Trong tình yêu con người thường hay lo sợ về thời gian, sợ sự phai tàn, bào mòn của thời gian. Đồng thời sợ sự vận động của thời gian làm thay đổi mọi thứ trong cuộc sống. Với Tế Hanh nỗi lo sợ đó được thể hiện bằng cảm giác gạt bỏ thời gian, không nghĩ đến thời gian để tình yêu được trọn vẹn. Từ đó góp phần khắc họa tâm trạng nhân vật:

135

Anh yêu em như hoa nở không nghĩ đến ngày tàn Anh yêu em như trăng tròn không nghĩ đến hồi khuyết.

(Không đề)

Em chờ anh không nghĩ đến thời gian ...

Em chờ anh không biết có hoa tàn,

Có trăng khuyết có sương chiều mưa tối Em chỉ biết có nỗi lòng mong đợi

Em chờ anh không ngại kém dung nhan. (Em chờ anh)

Trong thơ Tế Hanh thời gian không chỉ vận động một chiều theo thời gian của hiện thực, thời gian vũ trụ mà khi cảm xúc dâng trào con người cảm thấy "thời gian như chạy

ngược". Bằng sức liên tưởng tuyệt vời, kỳ diệu trước thiên nhiên Liên Xô, nhà thơ nhận

thấy thời gian không còn diễn ra theo bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nữa mà các mùa diễn ra theo cảm xúc thi nhân.

Sớm từ Mátxcơva

Mùa đông hay tuyết trắng Chiều đã đến Yanta Mùa thu còn hửng nắng ...Sớm: đông Mátxcơva Chiều lại thu Yan ta Thời gian như chạy ngược Trên Liên Xô bao la.

136

Và trong không khí trang nghiêm đầy tôn kính khi đứng trước mộ Lê Nin nhà thơ nhận thấy thời gian bây giờ thật kỳ diệu. Đó là thời gian không hoạt động mà thời gian đứng im, cả trai đất như đứng im.

Diệu kỳ thay những phút giây

Tưởng như trái đất lúc này đứng im. (Trước mộ Lê Nin)

Và từ trong hiện thực nhà thơ có khả năng nhìn thấy tương lai. Thời gian tương lai ấy thể hiện niềm tin ở ngày mai:

Ta thấy trước một mùa đông thắng lợi Ánh quang vinh soi sáng khắp năm châu Mở đường cho những thế kỷ mai sau.

(Mùa thu thắng lớn)

Tế Hanh thường gắn thời gian nghệ thuật với các mùa: xuân, hạ, thu, đông. Các mùa trong thơ Tế Hanh mang đậm dấu ấn cá nhân của nỗi lòng nhà thơ.Cho nên mỗi mùa mang những dáng dấp riêng, rất Tế Hanh. Đó là thời gian khép kín của vòng tuần hoàn:

Thu qua rồi lại đến thu

Chiều xa nhau ấy gió sương mù rặng cây. (Cũng là có nhau)

Giống như ở Huy Cận mùa xuân là thời gian rất phổ biến trong thơ Tế Hanh. Mùa xuân bao giờ cũng tươi vui, mơn mởn, tràn đầy nhựa sống... Tất cả gắn với những chiến công, với niềm vui, tin tưởng, hạnh phúc. Một đêm Trăng Xuân Huy Cận nhận thấy:

Đầu năm gió mát tựa hè

137

Sông là người đẹp khỏa thân

Núi xanh mơn mởn bước gần bước xa.

Mùa xuân rải rác ở khắp các bài thơ của Tế Hanh. Đó không chỉ là xuân của đất trời mà chủ yếu là mùa xuân của tâm trạng, của nỗi lòng nhà thơ. Đến Mộc Châu, để bày tỏ niềm vui đổi mới trên nông trường Mộc Châu, nhà thơ đã đưa vào đây ngọn gió mùa xuân làm cho nông trường bừng thêm sức sống mới.

Thảo nguyên trông ngút tầm con mắt Ngang dọc nhô lên những máy cày Đất mở lòng tươi như ngực trẻ Mầm non hạt mới ấm bàn tay... Đôi hàng rào mận vây sân biếc Đón gió mùa xuân thổi Điện Biên.

Mùa xuân làm hồi sinh vạn vật và khẳng định sức sống bất diệt góp phần bộc lộ niềm tự hào của nhân vật trữ tình.

Cây mù u của quê ta đó

Sau bao phen bị quân thù đốt cháy Mùa xuân này nó lại mọc chồi lên. (Câu chuyện quê hương)

Ngay hè sang sức sống của mùa xuân được nhà thơ nhìn thấy vẫn còn rực rỡ:

Lần đầu tôi đến đất anh hùng Hè mới về còn rực rỡ sắc xuân.

138

Mùa xuân ở Tế Hanh còn là yếu tố tô đậm thêm nét đẹp của quê hương, thể hiện niềm phấn khởi, tin tưởng, yêu đời, yêu cuộc sống .

Thăm con ở trại nhi đồng

Một ngày xuân đẹp nắng hồng thướt tha. (Vườn xuân)

Tôi vào Đảng khi mặt trời rực rỡ Sáng trên đồng hoa nở giữa mùa xuân.

(Như sáng xuân nay)

Bên cạnh mùa xuân biểu hiện sức sống mạnh mẽ thì mùa thu trong thơ Tế Hanh là thời gian vạn vật được thanh thản khoe hương sắc. Giống như ở Huy Cận, mùa thu không phải buồn như trong thơ cổ mà mùa thu ở đây rất đẹp, mùa thu gắn với niềm yêu đời, yêu quê hương trong cuộc sống mới như các bài thơ: Chiều thu, Đưa con đi học, Mùa thu Yan ta, Trung thu,...

Thủy tinh trong suốt từng không khí Rót mật bầy ong trải nắng vàng.

(Thu)

Trời xanh một màu xanh mênh mông Chiều thu lúa gặt phẳhg phiu đồng Phương tây ánh nắng vừa chia biệt Đã thấy trăng chào sáng phía đông.

139

Ở Tế Hanh mùa hè cũng rực rỡ gắn với hiện thực cuộc sống mới nhưng mùa hè ít được nhắc đến hơn, rải rác trong một số bài thơ: Bài thơ tháng bảy, Thăm nhà một nhà thơ Xô Viết, Thăm nhà một người bạn đánh cá,...

Luống rau muống kề bên vại nước Nắng chói chang lá vẫn tươi xanh... Nắng nghiêng xế bông hoa tý ngọ Đã khép môi bé nhỏ hồng hồng

(Thăm nhà một người bạn đánh cá)

Khác với Huy Cận, buổi chiều là thời gian phổ biến và thường là những buổi chiều đẹp, hiện thực cuộc sống sinh sôi nẩy nở: Chiều xanh tiếng sáo, Chiều xuân bên đường, Hoa sầu bầy ong,Về thăm chùa Keo...

Chiều xuân nắng mịn lá khoai lang

Hoa bí bò leo nở cánh vàng. (Chiều xuân bên đường)

Chiều nay mây tạnh nắng lên

Đàn ong quen, lại đến tìm lùm hoa. (Hoa sầu bầy ong)

ThơTế Hanh nổi bật lên thời gian ban đêm. Đây là thời gian gắn với tâm trạng của nhân vật. Cũng như các nhà thơ Mới, ban đêm là khoảng thời gian yên lặng, nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc. Lúc đó con người có dịp quay về với thực tại lòng mình, sống với những cảm xúc vốn có của mình. Và thường đây là thời gian của nỗi nhớ làm bật lên tâm trạng của nhân vật.

Mười năm tập kết ra miền Bắc

140

Tên đất, tên người không kể hết Hơn một lần nhắc đến Ba Gia.

(Ba Gia)

Đêm đêm tiếng nhạc gió luồn Đứa con xa nước gởi hồn về thăm.

(Trái tim Sô Panh)

Nhất là những đêm trăng Tế Hanh thường thức để nhìn đời, nhìn vào nỗi lòng mình. Cho nên ánh trăng hiện lên trong nhiều bài thơ: Điệu quê hương, Tùy bút về một trạm thủy

điện, Bài thơ tình ở Hàng Châu, Chúng ta đi, Bé hát dưới trăng, Mùa thu tiễn em, ... Ánh

trăng trong đêm như gợi lên tất cả nỗi lòng suy tư của nhà thơ.

Đêm nay trăng sáng Bắc Kinh

Nhớ trăng Hà Nội thắm tình quê hương , Lòng như cuộn chỉ yêu thương

Quấn theo mỗi một đoạn đường ra đi

(Dặm liễu)

Những đêm trăng nhìn hàng cây gió thổi

Anh nhớ rặng dừa xưa sóng bước tóc em xòa. (Hà Nội và hai ta)

Đêm trăng trong thơ Tế Hanh không hoàn toàn là buồn xa vắng mà khi lòng nhà thơ cảm thấy rạo rực một niềm vui thì ánh trăng trong đêm trở nên êm đềm, gợi bao điều tốt lành, làm cho lòng nhà thơ tràn trề hạnh phúc.

Đêm nay anh ở xa em

141

Tưởng mình vẫn ở bên nhau

Song song bay với hai tàu Phương Đông.

(Song song bay với hai tàu Phương Đông) Đêm nay trăng lại với mình

Trăng thơ bát ngát trăng tình chơi vơi.

Suốt đêm trăng sáng em ơi

Tưởng như trăng sáng suốt đời của anh. (Không đề)

Bên cạnh những đêm trăng thì khoảng thời gian đêm tối trong thơ Tế Hanh thường là thời gian của đau khổ, tan thương, tai họa đối với con người.

Cơn bão nghiêng đêm Cây gãy cành thay lá.

(Bão)

Những năm giặc chiếm càng cơ cực Bóng tối tràn lan chẳng ánh đèn.

(Tiếp tục giấc mơ Nguyễn Công Trứ)

Cũng như Huy Cận, thời gian trong thơ Tế Hanh không chỉ được miêu tả, cảm nhận mà nhà thơ còn nhìn thấy, lắng nghe một cách rõ ràng bước đi của thời gian. Điều. này giúp người đọc thấy được sự tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả đồng thời góp phần bộc lộ tư tưởng của tác phẩm. Nếu trong Trò chuyện vớiKim Tự Tháp Huy Cận cảm nhận: "Tôi thấy thời gian rúng lạnh dưới chân tôi" thì trong nhiều bài thợ Tế Hanh cũng nhận thấy bước đi, sắc thái của thời gian: thời gian đi từng bước từ ngoại thành vào nội thành, thời gian trong vắt, thời gian bước những bước mới trong tâm hồn mà thi nhân nghe được.

142

Xuân từ ngoại thành vào nội thành Từng bước, từng bước, từng bước xanh.

(Gặp xuân ngoại thành) Chúng ta cùng xứ sở lớn lên Chân trời rộng thời gian trong vắt.

(Buồn riêng, vui chung, vui riêng) Tôi ngồi đây dưới mái trường của Đảng Nghe bước xuân mới mẻ trong tâm hồn.

(Giữa mùa xuân dâng Đảng bó hoa xuân)

Đây chính là thời gian của nỗi lòng nhà thơ, những cảm nhận của nhà thơ về thời gian gắn với những tâm tư thầm kín của con người. Khắc họa được thời gian nghệ thuật này làm cho ý thơ thêm sâu sắc giàu súc liên tưởng, gợi cảm.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)