Hình tượng không gian:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 115)

5. Cấu trúc luận văn:

2.1.3. Hình tượng không gian:

Hình tượng không gian là không gian được nhà thơ xây dựng bằng nghệ thuật độc đáo như một "ký mã thẩm mỹ" chứa đựng một tư tưởng nghệ thuật, biểu đạt một nội dung xã hội, lịch sử, nội dung tư tưởng tình cảm nhất định.

Không gian nghệ thuật trong thơ Tế Hanh phong phú, đa dạng. ở những dạng khác nhau tâm trạng của nhà thơ bộc lộ trong đó với những mức độ, khía cạnh không giống nhau. Đặc biệt dòng sông là không gian đã được nhà thơ nhận thức và thể hiện một cách nghệ thuật trong tác phẩm nhằm gửi gắm tình cảm, bộc lộ tư tưởng tác phẩm. Tế Hanh có đến hàng chục bài thơ viết về con sổng: dòng sông êm đềm kỷ niệm, dòng sông giới tuyến đau nhói nỗi chia cắt, sông Đanuýp biếc xanh tình ca, dòng sông Đáy phù sa dâng chín đỏ mùa vải và óng ả tơ tằm... những dòng sông ấy chảy qua tâm hồn nhớ nhung, da diết, nghiến răng căm hờn,...Nói tới sông là nói tới sự chảy trôi, nhưng con sông trong thơ Tế Hanh ở

116

đây lại nghẹn tắc. Đây là con sông chở nặng tâm trạng của con người: đau xót, uất nghẹn khi đất nước đang trong khói lửa chiến tranh.

Muối xát lòng tôi trên bến cửa Tùng, Nước chảy xuôi dòng bỗng chảy ngang.

(Nước chảy ngang)

Và con sông Hiền Lương trong thơ Tế Hanh bây giờ tiêu điều, xơ xác.

Bến vắng bơ phờ cây rũ bóng

Những con đò tắc lối sang ngang. (Nói chuyện với Hiền Lương)

Đây là những dòng sông mang biểu tượng của một vùng ký ức về tuổi thơ, về quê hương gây cảm giác đau buốt trong lòng người. Và sông Tiền Đường, sông Đa Nuỷp, sông Đáy,...đã chuyển tải những dòng tâm sự của nhà thơ: những suy nghĩ đằm thắm, sâu sắc về nhân thế, những niềm vui hồ hởi với cuộc sống đang đổi mới trên miền Bắc thân yêu:

Trời cao đất rộng sông sâu

Bóng Kiều thăm thẳm với màu xanh xanh. (Sông Tiền Đường)

Đậm nhạt bãi dâu chen bãi mía Gốc nhãn lên hương, vải đỏ màu Từng bãi dâu xanh soi bóng nước Tơ vàng tơ trắng quấn quanh nhau.

(Sông Đáy)

Hình tượng dòng sông trong thơ Tế Hanh có những sáng tạo làm rung động thấm sâu vào lòng người. Con sông quê hương trongthơ Tế Hanh hiện lên với những nét vốn có của

117

quê hương, gắn liền với đời sống của con người, với tuổi thơ và những kỷ niệm khó phai. Con sông ấy tuyệt đẹp, nên thơ, mà có lẽ trong lòng của những người con yêu quê hương đều nhận thấy như thế dù nhà thơ đã khẳng định là con sông của "quê hương tôi". Con sông xanh biếc, nước như gương soi bóng những hàng tre. Nơi đây đã in dấu những kỷ niệm khó phai về tuổi thơ, về làng quê thương nhớ:

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông.

Con sông không chỉ chở nước ngọt phù sa cho làng quê Tế Hanh, gắn với tuổi trẻ vui đùa mà con sông đã được mã hóa, nhà thơ đã gửi vào đó tình cảm. Nó trở thành con sông tình thương, con sông của tâm tình, của nỗi nhớ:

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu.

Con sông như người bạn thân, như con người tràn đầy cảm xúc, gắn bó với tâm hồn nhà thơ:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng... Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nứơc ôm tôi vào dạ.

Để rồi khi xa cách con sông ấy vẫn trở về trong ký ức của nhà thơ:

Hình ảnh con sông quê mát rượi

118

Con sông rõ ràng đã gắn với cuộc đời của con người, của nhà thơ. Tình cảm nơi con sông là tình cảm bất diệt.

Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không ghềnh thác nào ngăn cản được.

(Nhớ con sông quê hương)

Như vậy, con sông trong thơ Tế Hanh không chỉ là một hiện tượng địa lý mà con sông này là sông của tình cảm, nó chở nặng tình người. Con sông quê hương của Tế Hanh đã trở thành hình tượng chung cho con sông của quê hương, đất nước. Từ việc nhỏ con sông quê hương, nhà thơ đã nâng lên thành nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi "nhớ miền Nam": "nhớ

ánh nắng màu vàng, sắc trời xanh biếc, nhớ cả những người không quen biết”. Đây chính là

tấm lòng yêu quê hương, hướng về quê hương trong những ngày xa cách, Nỗi nhớ, tình yêu quê hương ở đây không còn được giới hạn ở tâm trạng của một cá nhân mà nó luôn thường trực, trở thành tiếng nói chung của con người Việt Nam trong chiến tranh. Con sông quê hương ở đây dù nhà thơ miêu tả là con sông Trà Bồng nơi quê hương mình nhưng bằng tài năng nghệ thuật độc đáo, con sông này trở thành con sông quê chung của người dân Việt Nam. Như vậy, con sông ở đây không là con sông của thực tế cuộc sống mà đây là con sông của tâm trạng, của nỗi lòng nhà thơ trở thành hình tượng con sông. Hình tượnng con sông trong thơ Tế Hanh vừa thể hiện tình yêu quê hương gắn bó với quê hương, căm thù giặc sâu sắc vừa ghi dấu một thời kỳ lịch sử của dân tộc.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 115)