Hình ảnh so sánh, tượng trưng:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 54)

5. Cấu trúc luận văn:

1.2.2. Hình ảnh so sánh, tượng trưng:

1.2.2.1. Hình ảnh so sánh :

So sánh là "phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia" (48, tr.190). So sánh tạo nên sức mạnh nhận thức và phát hiện. Trong sáng tác văn học, các nhà văn, nhà thơ dùng thủ pháp nghệ thuật so sánh nhằm khám phá và thể hiện nổi bật đặc điểm, thuộc tính của đối tượng.

Tế Hanh là nhà thơ giàu cảm xúc, thơ ông là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm. Thế giới tâm hồn là lĩnh vực phức tạp rất khó diễn tả trên trang viết. Để cụ thể hóa chúng và đưa vào tác phẩm thơ ca đòi hỏi nhà thơ phải có những liên tưởng độc đáo. Từ sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc một cách nghệ thuật về cuộc sống, Tế Hanh đã sáng tạo nên thế giới hình ảnh so sánh phong phú, đa dạng xuất hiện một cách dày đặc trong thơ. Chính những hình ảnh so sánh ấy làm cho thơ Tế Hanh cụ thể, gần gũi, bình dị hơn. Qua khảo sát 243 bài thơ của Tế Hanh thời chống Mỹ chúng tôi có kết quả sau:

55

Như vậy, hình ảnh so sánh xuất hiện tương đối đều ở các tập thơ của Tế Hanh. Các dạng thức so sánh cũng phong phú nhưng, giống như Huy Cận, phổ biến hơn cả ởlà dạng so sánh A như B. Trong 243 bài thơ của Tế Hanh dạng so sánh này xuất hiện 374 lần chiếm 83,3% tổng số các lần so sánh, Huy Cận chiếm 86,5% tổng số 125 bài thơ được khảo sát.

Nhìn chung, hình ảnh so sánh trong thơ Tế Hanh là cụ thể, gần gũi quen thuộc với người dân, mức độ cụ thể hóa đối tượng rất rõ. Nhờ đó bài thơ thêm dễ hiểu, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhà thơ đã cụ thể hóa ngay cả những điều thầm kín khó nói nhất, những gì thuộc lĩnh vực tinh thần bằng những hình ảnh cụ thể, quen thuộc dễ nhận biết. Đây là dạng so sánh phổ biến nhất trong thơ Tế Hanh.

Bên cạnh những hình ảnh so sánh đã phổ biến từ trước trong thơ ca, hình ảnh so sánh trong thơ Tế Hanh có những nét mới lạ. Nhà thơ không chỉ so sánh những cái trừu tượng với cái cụ thể mà còn sò sánh từ những gì cụ thể đến trừu tượng. Nhờ đó mà hình ảnh so sánh không đơn điệu, kích thích được sự hứng thú của người đọc. Lối so sánh từ cái trừu tượng đến cụ thể rất nhiều trong thơ Tế Hanh nhằm cụ thể được những cái trừu tượng trong cuộc sống. Nhờ đó lời thơ gần gùi dễ hiểu hơn.

56

Đời anh trước mồ côi như bọt nước ...Cái chết anh vang như hồi trông giục.

(Người Đảng viên dự bị)

Một nụ cười trước cái "án" hai mươi năm

Vẫn sáng trưng như ánh trăng rằm.

(Nụ cười Võ Thị Thắng)

Ngoài ra, có nhiều những hình ảnh được nhà thơ so sánh như bộ phận của cơ thể con người: ngực trẻ, cánh vai, cánh tay,... Khảo sát thơ Tế Hanh chúng tôi thây có 13 lần nhà thơ so sánh dưới dạng này trong những bài: Chị Duyên anh Hải, Đến Mộc Châu, Thăm đồi

A1, Chung bến chung lòng, Vì miền Nam ruột thịt, Cây mù như Vĩnh Linh, Bên bờ sông Đa-

nuýp, Món quà xuân tết, Người thủy thủ và con chim én, Ca ngợi.

Đất mở lòng tươi như ngực trẻ .

(Đến Mộc Châu)

Sông Trà Khúc như cánh tay khỏe mạnh.

(Chung bến chung lòng)

Cả dòng sông như khúc ruột chia lìa.

(Món quà xuân tết)

Những đơn vị phòng không giữ bầu trời như con ngươi giữa mắt.

(Ca ngợi)

Ngáy cả thế giới tinh thần: tấm lòng, tình cảm tình yêu là lĩnh vực khó giãi bày nhất Tế Hanh cũng cụ thể chúng rõ ràng bằng những hình ảnh so sánh:

Anh yêu em như hoa nở không nghĩ đến giờ tàn Anh yêu em như trăng tròn không nghĩ đến hồi khuyết

57

Anh yêu em như người vào bữa tiệc

Uống cốc rượu đầy không nghĩ đến khi tan. (Không đề)

Yêu quá miền Nam còn máu chảy

Lòng anh như thể tiếng chuông ngân

(Đọc thơ bạn)

Lòng như cuộn chỉ yêu thương

Quấn theo mỗi một đoạn đường ra đi (Dặm liễu)

Có những trường hợp nhà thơ đã đem những cái cụ thể để so sánh với những gì trừu tượng. Đây là hiện tượng ít thấy trong thơ cũ. Nhưng nhờ đó hình ảnh trong thơ Tế Hanh phong phú thêm, cảm xúc được bộc lộ chân tình, sâu sắc. Lối so sánh này đã có ngay từ tập thơ đầu tay Hoa niên và xuyên suốt đến sau này. Ở Hoa niên nhà thơ đã thấy được:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng.

(Quê hương)

Con đường như một mối tơ duyên.

(Có những con đường)

Đến giai đoạn chống Mỹ cứu nước những hình ảnh so sánh ấy càng phổ biến hơn như trong những bài: Cửu Long ơi, Bài thơ tình ở Hoàng Châu, Hoa hồng Bun gari, Ngoài khơi gió lộng, Cảnh 1 , ...

Sông Mê Kông như một dải tình thương.

(Cửu Long ơi)

58

(Ngoài khơi gió lộng)

Lá phong đỏ như mối tình đượm lửa

Hoa cúc vàng như nỗi nhớ day dưa,

(Bài thơ tình ở Hoàng Châu)

Cũng giống như Huy Cận, so sánh là một thủ pháp nghệ thuật rất thường trực, xuyên suốt ở Tế Hanh. Hình ảnh so sánh ỏ Tế Hanh vừa bất ngờ thú vị vừa chân chất, giản dị nhưng cũng mới lạ, giàu sức gợi cảm. Điều này làm nổi bật trí tưởng tượng phong phú, tinh tế của nhà thơ, một hồn thơ giàu cảm xúc. Khai thác sâu vào thế giới hình ảnh nói chung, hình ảnh so sánh nói riêng góp phần hiểu đúng, rõ hơn nội dung của bài thơ, cũng như giá trị tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ đã gởi vào đó. Đồng thời chúng ta cũng có dịp thấy được sự phong phú trong cách thức thể hiện của ngôn từ nghệ thuật. Hình ảnh so sánh làm cho lời thơ thêm đẹp giàu tính hình tượng, gởi cảm dễ đi vào lòng người.

Để ngôn ngữ thơ trong sáng, gợi cảm, dễ nhớ có sức tác động mạnh đến các giác quan cũng như tâm trí của người đọc nhà thơ đã tận dụng tối đa các khả năng so sánh tạo nên những hình ảnh đẹp, mới lạ.

Cá tập đoàn long lanh như bạc rắc.

(Tiếng sóng)

Anh yêu em trong mối tình Tổ quốc

Và anh thấy tình yêu như ngọn đuốc

Anh yêu em trong môi tình nhân dân

Và anh thấy tình yêu như mặt suối trong ngần.

(Nói chuyện với người yêu một ngày đầu năm)

Hình ảnh so sánh trong thơ Tế Hanh nhỏ gọn, gần gũi. Nhà thơ đã đưa vào thơ mình hàng loạt những hình ảnh đơn giản, bình thường của cuộc sống hàng ngày thể hiện những tìm tòi, liên tưởng bất ngờ, mới lạ nhưng cũng không kém vẻ hồn nhiên, chân thực. Cho nên

59

dù hình ảnh so sánh xa lạ, tạo nên những bất ngờ trong cảm nghĩ của người đọc nhưng lại cũng dễ dàng chấp nhận và dễ nhớ.

Mặt em như mặt mùa xuân

(Mặt mùa xuân) Miệng em cười tươi thắm

Như vườn xanh nắng ấm

Giọng nói em chan hòa

Như không khí quê ta

(Mặt quê hương)

Thời gian như sợi chỉ giăng

Không gian như bản nhạc dâng hài hòa

...Hoa là trăng đậu cành cong,

Trăng là hoa ngự trời trong ngời ngời.

(Hoa nở theo trăng)

Điều này khác với Huy Cận, đôi khi người đọc thấy hình ảnh trong thơ Huy Cận mang tính triết lý sâu sắc về cuộc sống chứ không cụ thể như: Gặp một chị điên, Các vị La Hán

chùa Tây Phượng, Về thăm chùa Keo, ...

Hai người gỗ dường như gần tắt thở

Mang sức nặng như mang trời đau khổ

Bắp thịt nổi hai đầu vai, giữa cổ

Như bướu đau thương chẳng có ngày teo...

60

Như chúng sinh đau nhìn vì cứu khổ.

(Hai hình người gỗ)

Cũng như ở Huy Cận, thơ Tế Hanh có sự liên kết nhiều hình ảnh với nhau cùng diễn tả một đối tượng so sánh. Lối so sánh này đem đến cho thơ ca sức mạnh của những liên tưởng góp phần làm rõ hơn nhiều khía cạnh của vấn đề. Nếu ở Huy Cận lối so sánh này có trong:

Tiếng sáo anh Điều mù, Biển rộng sông dài, Tặng Đảng, .. .thì ở Tế Hanh là: Tên quê hương, Giữa mùa xuân dâng Đảng bó hoa xuân, Chị Duyên anh Hải, Bữa cơm sơ tán, Mẹ mãi còn,....

Chúng tôi tiến lên, sắc tựa dao mài

Tựa cây mùa xuân nối chuyền nhựa mới Tựa dãy Trường Sơn núi liền với núi.

(Tặng Đảng)

Lòng anh như mảnh trăng đang mọc Như ngọn đèn khêu bếp lửa nhen.

(Bữa cơm sơ tán) Ôi con chim

Như bàn tay ve vuốt mẹ hiền

Như má vợ thơm tho ngày mới cưới Như đầu con rúc vào lòng mát rượi

(Người thủy thủ và con chim én)

Quả thực, cũng như Huy Cận, thơ Tế Hanh rất giàu những hình ảnh so sánh. Tuy nhiên khác với những hình ảnh mang màu sắc suy tưởng triết lý ở Huy Cận, hình ảnh so sánh trong thơ Tế Hanh nhỏ gọn, cụ thể và phong phú, đa dạng. Nhà thơ đã thể hiện được sự cố gắng tìm tòi và sáng tạo nên hình ảnh mới lạ gây bất ngờ thú vị nhưng cũng rất gần gụi quen

61

thuộc với cuộc sống của người dân. Từ đó chứng tỏ được tài năng nghệ thuật của nhà thơ đối với ngôn từ qua lối so sánh bằng nhiều dạng thức khác nhau. Lối so sánh từ cụ thể đến trừu tượng cũng trở nên quen thuộc trong thơ Tế Hanh. Nhờ đó mà nhà thờ đã nắm bắt và diễn tả được một cách tinh tế những chi tiết thoáng qua trong cuộc sống cũng như những cảm xúc của mình trong thơ. Hình ảnh so sánh đã tạo nên vẻ đẹp cho thơ Tế Hanh đồng thời thể hiện sự cảm nhận tinh tế, giàu sức liên tưởngcủa nhà thơ trước cuộc sống.

1.2.2.2. Hình ảnh tượng trưng:

Thơ ca bắt nguồn từ trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo, tuyệt vời của tư duy con người. Trên cơ sở sự liên tưởng, Tế Hanh đã tạo nên những hình ảnh tượng trưng làm cho lời thơ thêm nhẹ nhàng, gợi cảm, tế nhị và sâu sắc hơn.

Tượng trưng là thủ pháp nghệ thuật ngôn từ dùng sự vật cụ thể để tượng trưng cho cái trừu tượng nào đó. Tình yêu là trạng thái tình cảm muôn hình muôn vẻ rất khó bao quát của con người. Mỗi nhà thơ có cách diễn đạt khác nhau nguồn cảm xúc ấy trong tác phẩm của mình. Trong thơ Tế Hanh hình ảnh trăng có lúc là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu của người con gái với mình yêu mặc cho mọi thử thách:

Đêm nay trăng lại với mình

Trăng thơ bát ngát, trăng tình chơi vơi Suốt đềm trăng sáng em ơi

Tưởng như trăng sáng suốt đời của anh. (Không đề)

Hay từ cơn bão của tự nhiên làm cây "gãy cành bay lá" nhà thơ đã liên tưởng và đưa người đọc đến "cơn bão lòng" tượng trưng cho nỗi đau chia cách trong tình yêu. Vì "emđã xa xôi" để lại nỗi mất mát, buồn đau trong lòng âm ỉ như vết thương lòng rên rỉ mãi.

Cơn bão nghiêng đêm Cây gãy cành bay lá...

62

Nhưng em đã xa xôi

Và cơn bão lòng ta thổi mãi. (Bão)

Trong Câu chuyên quê hương hình ảnh cây mù u tượng trưng cho con người và làng quê Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Cây gắn liền với làng, với bao thế hệ nhân dân.

Cây ấy mọc từ thời nào chẳng rõ

Ngọn cao vút như đưa mây đón gió

Bóng ngã dài che phủ cả cánh đồng... ...Gân guốc vững bền như tâm hồn xứ sở ...Đứng uy nghi sừng sững một góc trời.

Rồi khi: "Đồn lũ giặc bị quân ta đốt trụi, Thui tớ thầy bọn Mỹ ra tro” thì cây mù u lại đâm chồi nẩy lộc trở thành cái màu xanh duy nhất nơi đây sau bao phen bị quân thù đốt cháy. Cây mù u đó trở thành:

Cây mù u của quê hương, tuổi nhỏ

Cây mù u của tất cả chúng mình.

Thời kỳ trước cách mạng, cũng như một số nhà thơ cùng thời, thơ Tế Hanh có những hình ảnh tượng trưng cho toàn bài thơ như một phúng dụ. Tiêu biểu như Lời con đường quê của Tế Hanh, Tình tự của Huy Cận, Hy Mã Lạp Sơn của Xuân Điệu. Trong kháng chiến chông Mỹ, hình ảnh mùa xuân tràn về trên quê hương miền Nam là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh trong kháng chiến chống Mỹ dưới lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ. Lời kêu gọi kháng chiến như mùa xuân tràn qua đồng nội đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân.

Ôi mùa xuân đã vượt thác băng đèo Như trận gió thổi tràn qua đồng nội Vào lay động bao tấm lòng mong đợi

63

Cây bên đường thao thức bóng rung rinh.

Cuộc tổng phản công mùa xuân Mậu Thân 1968 trên khắp miền Nam như cơn bão, cơn sóng thể hiện tinh thần, sức mạnh chiến đấu của quân dân miền Nam. Sức mạnh như vũ bão đó sẽ còn tiếp diễn và lan rộng.

Bão đã nổi thì sẽ còn bão tiếp

Sóng dâng rồi sẽ có sóng dâng theo.

(Mùa xuân mới ở các thành thị miền Nam)

Bên cạnh những hình ảnh chân thực, cụ thể phản ánh hiện thực phong phú làm nên vẻ đẹp của thơ Tế Hanh thì những hình ảnh tượng trưng làm cho bài thơ sâu sắc, giàu sức liên tưởng, gợi cảm góp phần làm cho tứ thơ sâu sắc.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 54)