Nhịp điệu đều đều, chậm rãi:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 71)

5. Cấu trúc luận văn:

1.3.1. Nhịp điệu đều đều, chậm rãi:

Khảo sát thơ Tế Hanh chúng tôi thấy lối thơ được ngắt nhịp chẵn chiếm số lượng nhiều. Chính nhịp chẵn trong thơ tạo nên sự nhịp nhàng, uyển chuyển, đằm thắm. Đặc biệt ở thể lục bát đằm thắm, da diết trong ngôn từ thêm cách ngắt nhịp chẵn làm cho bài thơ dịu dàng, thiết tha, uyển chuyển hơn. Cảm xúc trước cảnh Mùa thu ở nông trường nhà thơ đã gởi tâm tình vào đó bằng ngôn từ đẹp và giàu sức sống trong nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, dịu nhẹ, từ tốn:

Mùa thu / đã đến/ nông trường Se se gió trở,/ hơi sương dịu trời Nắng vàng / mây lững lờ trôi

Nét xanh sóng lượn / lưng đồi uốn cong.

Hay ở Con đường xe lửa thanh niên nhịp điệu bài thơ cũng đều đều mà như có sức ngân

vang:

Đồng xanh / sóng lúa / nhịp nhàng Máy khu gang thép / rộn ràng ngày đêm.

Bằng tấm lòng đôn hậu, đằm thắm, từ tốn, thơ Tế Hạnh mang nhịp điệu chậm rãi rõ nét. Bên cạnh nhịp điệu đều đều của thể lục bát những bài thơ ở thể thơ 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ cũng mang nhịp điệu chậm, da diết như nỗi lòng nhà thơ. Bài thơ Ga được sáng tác theo thể

72

thơ 8 chữ, với lối ngắt nhịp 3/3/2 hay 3/5 tạo nên nhịp thơ êm dịu mà sâu lắng phù hợp với việc bày tỏ niềm cảm xúc sâu kín của tâm hồn con người.

Nơi tập hợp/ những nỗi buồn / một thuở

Nơi vận chuyển / những chiều mong / sớm nhớ Nơi con người / như chỉ có /xa nhau

Mấy chiếc toa đầy / nặng khổ đau.

Nhịp điệu thơ Tế Hanh thường chậm rãi thích hợp với giọng điệu tâm tình, giãi bày. Rất hiếm thấy trong thơ ông có cái cuống quýt, vồ vập như ở XuânDiệu: "mau với chứ vội

vàng lên với chứ”, Trái lại cái chậm rãi trong thơ Tế Hanh nhiều lúc đến tha thẩn, dùng

dằng. Bài thơ tình ở Hoàng Châu nhịp điệu không chỉ đều và chậm mà còn có cái gì vương vấn như "còn gửi lại", còn ngập ngừng như chính sự trôi đi chậm chạp của mùa thu trên các cây cỏ, đất trời. Chính cái chậm rãi, đều đặn đó gợi lên cảm giác chan chứa suy tư của tâm trạng luyến tiếc, vương vấn.

Trăng Tây Hồ / vời vợi thâu đêm Trời Hàng Châu / bốn bề êm ái. Mùa thu đã đi qua / còn gửi lại Một ít vàng/ trong nắng/ trong cây Một ít buồn / trong gió / trong mây Một ít vui / trên môi người thiếu nữ.

Gặp xuân ngoại thành là bài thơ thể 7 chữ, diễn tả mùa xuân "từ nội thành ra ngoại

thành". Cách ngắt nhịp 4/3 đều đặn kết hợp với lối gieo vần liên tiếp từng cặp tạo âm. điệu chậm. Mùa xuân từ nội thành ra ngoại thành cũng diễn ra đều từng bước, từng bước trong từng hình ảnh, chi tiết: đôi chim tìm nhau, hoa tươi thơm, rau cải tươi đến chợ, người công nhân đi làm, ô tô với những lá nguy trang từ chiến trường về và bầy em nhỏ bước đều theo nhịp hát. Mùa xuân đã đến trên khắp đất trời hay chính trong lòng nhà thơ. Và cái chậm rãi, từng bước như dồn ở cuối trong cách ngắt nhịp 2/2/3 thay đổi:

73

Xuân từ ngoại thành / vào nội thành Từng bước,/từng bước / từng bước xanh.

Nhịp điệu từ tốn ở đây còn góp phần thể hiện vẻ điềm nhiên, suy tư của nhà thơ khi nhận ra bao đổi thay nơi Vườn xưa.

Mảnh vườn xưa /cây mỗi ngày/mỗi xanh Bà mẹ già/tóc mỗi ngày/ mỗi bạc

Hai ta/ ở hai đầu công tác

Có bao giờ/cùng trở lại vườn xưa?

Có thể nói, cái chậm rãi, từ tốn mà đằm thắm, đôn hậu là xuyên suốt trong thơ Tế Hanh. Hình ảnh người mẹ ngồi khâu bên Chiếc rổ may thời Hoa niên cũng hiện lên trong dáng vẻ điềm nhiên, cử chỉ dịu dàng gợi lên trong lòng người đọc niềm cảm thương sâu lắng. Tất cả được diễn ra trong nhịp thơ đều đặn, khoan thai làm tăng ý nghĩa của hình ảnh, đạt giá tri gợi cảm, gợi hình sâu sắc.

Lặng lẽ/ bàn tay / lặng lẽ đưa Đắp từng miếng vá/ấm con thơ Những mong/ đời mẹ,/ đời con mãi Gần gũi nhau/cùng mối chỉ thưa.

Nhịp điệu chậm rãi, thâm trầm trong thơ Tế Hanh còn được tô đậm thêm bởi những bài thơ sử đụng nhiều vần bằng. Mỗi nhịp ngắt giữa câu, ngắt dòng cũng thường dừng lại ở vần bằng. Chính vì vậy làm cho bài thơ mang giọng điệu buồn, sâu lắng như chính tâm sự khó giãi bày của nhân vật trữ tình.

Trời màu xanh nước cũng xanh màu (B)

Sợi gió đến se cùng sợi liễu Sao ta vẫn một mình lẻ thiếu

74

Em ở đâu rồi em ở đâu? (B)

(Em ở đâu)

Tóm lại, nhịp điệu đều và chậm là thường trực trong thơ Tế Hanh. Nó như góp phần thể hiện những tâm tư thầm kín của tâm hồn thi nhân.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)