Thời gian hiện thực:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 119)

5. Cấu trúc luận văn:

2.2.1. Thời gian hiện thực:

Trong tác phẩm văn học, thời gian nghệ thuật không chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà còn là sự cảm thụ, ý thức về thời gian làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm. Sự cảm thụ thời gian gắn liền với ý thức, với thế giới nội tâm cũng như hoạt động của con người. Con người bao giờ cũng có ý thức về thời gian. "Ý thức về thời gian là ý thức về sự tồn tại của con người, phát hiện về thời gian giúp người ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống" (97, tr.191). Với tài năng nghệ thuật của tác giả, thời gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng để thể hiện đời sống, thể hiện nội dung tác phẩm.

Là người có tâm hồn tinh tế, giàu cảm xúc, Tế Hanh có cảm thụ nhạy bén về thời gian. Từ cảm thụ thời gian gắn liền với mối quan tâm hiện thực cuộc sống, đất nước trong chiến tranh cũng như ý thức về sự biến chuyển của đời sống, xã hội, Tế Hanh đã xây dựng hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, giàu tính hiện thực. Thời gian hiện thực trong thơ Tế Hanh mang tính thời sự gắn liền với thời gian sự kiện, thời gian lịch sử xã hội. Thời gian ở đây mang những kích thước khác nhau cả vi mô và vĩ mô.

Thời gian sự kiện đã để lại trong thơ Tế Hanh những điểm thời gian cụ thể của hiện thực đời sống xã hội. Nhờ đó thơ Tế Hanh đã ghi dấu hiện thực đời sống một cách cụ thể đồng thời phản ánh được hiện thực chân thực hơn, thuyết phục hơn. Những ngày, những tháng, năm cụ thể của các biến cố, sự kiện xuất hiện dày đặc trong thơ Tế Hanh thời chống

120

Mỹ và được tính từng giây, từng phút nhằm khắc họa được bản chất của sự việc cũng như thể hiện một cách cụ thể tính chất của nhân vật trữ tình.

9 giờ 59 phút Ngày 15 tháng 10 Anh đi ra sân bắn

Trắng trong quần áo trắng. (9 phút tấn công) Ngày 26 tháng 12 năm 1972 Một ngày sau lễ Nôen.

(Sau lễ Nôen)

Đây là điểm khác của Tế Hanh so với thơ Huy Cận. Thời gian trong thơ Huy Cận chủ yếu là thời gian của những câu chuyện kể, thời gian không cụ thể rõ ràng: chiều hôm ấy, một

đêm trăng mờ, chủ nhật qua, đầu năm nay... như trong các bài! Anh tài Lạc, Gặp một chị

điên, Năm người con gái anh hùng Cẩm Phả,...

Thời gian hiện thực ở Tế Hanh cũng đi những bước lớn. Đó là thời gian 23 năm, 14 năm, 3 năm, mấy nghìn ngày, thậm chí cả trăm năm, hay hàng thế kỷ,... Bước đi lớn của thời gian tạo cho bài thơ sức khái quát cao góp phần thể hiện nội dung, nâng cao giá trị tác phẩm.

Đấu tranh suốt cả trăm năm

Những ngày đẹp nhất bốn lăm đến rồi. (Trái tim Sô panh)

Thể kỷ trước khi Gớt gieo tư tưởng Chính ngày nay chế độ mới thêm mùa.

121

(Một bài thơ về Gớt)

Thời gian cá nhân trong thơ Tế Hanh được thể hiện gắn liền với thời gian lịch sử, xã hội, mang tính lịch sử xã hội. Nhờ đó, nhà thơ đạt được tính chân thực trong việc phản ánh cuộc sống, thể hiện tư tưởng tác phẩm. Thời gian này có mặt trong rất nhiều bài thơ của Tế Hanh: Tiếng sóng, Cái chết của em Ái, Lênin và bản nhạc Béctôven, Thời gian về ta, ...

Cách mạng đến và tiếp liền kháng chiến Đem trọn tuổi thanh xuân tôi hiến Tôi gửi vào xứ sở của tình thương Suốt chín năm ở miền Nam trung Bộ Trong trường kỳ gian khổ tôi lớn lên.

(Gửi miền Bắc) Cuộc đời Bác Hồ ta Cao ngọn cờ chính nghĩa

Xóa nghìn năm nô lệ

Trời dân chủ cộng hòa.

(Những cuộc đời ánh sáng)

Cuộc đời của con người gắn với quê hương đất nước, với vận mệnh dân tộc. Đời sống cá nhân nằm trong sự nghiệp của nhân dân, đất nước. Khi đất nước thoát khỏi cảnh tối tăm thì con người cũng được tươi vui, cùng dắt nhau đi giữa trời tự do độc lập. Tế Hanh đem gắn thời gian đời tư vào hệ qui chiếu của Đảng, của thời đại cách mạng mới. Thời điểm đời tư được tính bằng sự kết nạp Đảng, bằng việc gia nhập kháng chiến đi làm cách mạng:

Tôi vào Đảng khi mặt trời rực rỡ

122

Một cuộc đời từ đấy mới trong tôi Hoa lá đổi chín mùa đằng đẳng.

(Như sáng xuân nay)

Cách mạng đến. Con đi kháng chiến Thay đổi tâm hồn thay đổi thơ

Sống trong quần chúng, yêu giai cấp Xưa kia con có hiểu bao giờ.

(Mẹ có nghe thơ con)

Cũng như Huy Cận, thời gian đời sống xã hội trong thơ Tế Hanh gắn với lịch sử của giai cấp, dân tộc.

Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa Trong và thật: sáng hai bờ tư tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.

(Đi trên mảnh đất này- Huy Cận) Đảng chúng ta trong sức tuổi ba lăm Dựng sự nghiệp dời non lấp bể Đưa dân tộc từ đêm đen nô lệ

Đến dưới mặt trời thay đổi cả nghìn năm.

(Giữa mùa xuân dâng Đảng bó hoa tươi)

Thời gian cá nhân là một khâu của thời gian lịch sử làm nổi bật mối quan hệ của thời gian cá nhân và thời gian lịch sử:

123

Đánh cho giặc Mỹ tan tành!

Con đường cách mạnh hoàn thành dài lâu Người trước ngã có người sau

Máu ta muộn thuở một màu đỏ tươi. (Bài ca trở về)

Có thể nói Tế Hanh luôn dành tình cảm sâu sắc về quê hương, luôn lắng nghe từng đổi thay trên quê hương. Cho nên hiện thực cuộc sống đi vào thơ Tế Hanh ngày càng phong phú. Những đổi mới trên quê hương miền Bắc sau cách mạng tháng Tám, cũng như công cuộc chống Mỹ đầy gian lao mà anh dũng của nhân dân miền Nam làm cho thơ Tế Hanh mang đậm cảm hứng ngợi ca, khẳng định cuộc sống mới. Vì vậy, thời gian hiện tại được nhà thơ chú ý nhiều nhất. Khi nói đến hiện tại, Tế Hanh thường liên tưởng đến quá khứ. Đó cũng là mạch liên tưởng phổ biến của thơ Việt Nam 1945- 1975.

Khác với thời Hoa niên, giai đoạn chống Mỹ nhà thơ nhận thấy hiện tại cuộc sống là vui, phân khởi, tràn đầy niềm tin ở ngày mai. Còn quá khứ là những ngày vất vả, đau buồn. Thời gian hiện tại được đặt bên cạnh thời gian quá khứ nhằm làm nổi bật lên ý nghĩa của cuộc sống. Đồng thời thấy rõ hơn nhận thức của tác giả về hiện thực. Nếu trước cách mạng nhà thơ nói đến quá khứ với sự hoài niệm vệ một làng quê dịu ngọt, với những kỷ niệm tuổi thơ: nơi vườn cũ, trường xưa, con sông quê,... thì giờ đây nhà thơ còn nhận thấy quá khứ có nhiều đau buồn, vất vả. Từ đó khẳng định hiện tại và tương lai tươi sáng.

Quan niệm này đưa đến mạch thơ hay những phát biểu cảm nhận thời gian về hiện tại thường mang cấu trúc: xưa- nay, trước đây- bây giờ,.... Đây chính là thay đổi trong cách nhìn, cách cảm của thi nhân đã chi phối nghệ thuật sáng tác và làm tăng giá trị của bài thơ. Từ đó thấy được sự chuyển biến nhận thức theo hướng tích cực cũng như những đổi mới cuộc sống của nhà thơ như ở: Con đường rợp bóng Hồ Chí Minh, Liễu, Ngoài khơi gió lộng, Chung bến chung lòng, Liên Xô anh cả chúng ta mở đường, Một bài thơ về Gớt, Bên bờ

sông Đa Nuýp, ...Điều này cũng giống như ở Huy Cận. Nếu ở Huy Cận sự đổi thay của

Mưa mười năm sau là sự thay đổi trong cách nhìn nhận hiện thực cuộc sống:

124

Mưa nay ríu rít nhân quần tiếng vang...

Cũng là thức giữa năm canh

Mưa xưa lạnh lẽo, yên lành mưa nay.

Thì Tế Hanh cũng có cái nhìn đổi mới hẳn:

Xưa yêu cảnh, ngày nạy yêu đất nước

Mơ một lưng đèo, nhớ một dòng sông Trái tim cũng khác xa buổi trước Lần đầu tiên gắn bó với công nông.

( Con đường rợp bóng Hồ Chí Minh)

Và hiện thực cuộc sống vươn lên một cách nhanh chóng trong cảm nghĩ của con người.

Ngày tháng đi nhanh

Yên nhìn ra thấy cuộc sống chung quanh Tiến lên mau hơn cả tấm lòng mình:

Xưa bãi vắng nay cửa nhà san sát.

(Chung bến chung lòng)

Thời gian hiện thực trong thơ Tế Hanh cũng nhanh nhạy, năng động. Nhà thơ là người bám sát dòng chảy sôi động của cuộc sống. Nếu ở Xuân Diệu, người được coi là nhà thơ thời sự- thời việc thì Tế Hanh là nhà thơ thời sự- sự kiện, thời sự vấn đề và thời cuộc. Tế Hanh lắng nghe, theo dõi từng sự kiện xảy ra trên quê hương đất nước cũng như trên thế giới và phản ánh, bày tỏ tâm trạng kịp thời trong thơ như: chiến dịch Đông- Xuân 65-66, Hè- Thu 67 đem đến ở nhà thơ Tiếng gọi Đông Xuân. Hay chiến dịch vào Tết Mậu Thân 1968 đã để lại trong nhà thơ niềm phấn chấn, hy vọng ở tương lai:

125

Ôi mùa xuân đã vượt thác băng đèo Như trận gió thổi tràn qua đồng nội ...Xuân 68 là xuân đẹp nhất

Xuân mở đường cho tất cả xuân sau.

(Mùa xuân mới ở các thành thị miền Nam)

Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu vũ trụ lên mặt trăng, Tế Hanh đã ghi nhận thời gian đó bằng cảm xúc vui mừng, tự hào:

Mộng xưa nay hóa thực rồi

Giấc mơ nguyên tử chói ngời trăng sao. ...Mênh mông một cuộc du hanh

Nghìn năm cách trở nay thành bạn quen. (Liên Xô anh cả chúng ta mở đường)

Xuất phát từ cảm quan lịch sử xã hội mạnh mẽ, ở Tế Hanh các biến cố, sự kiện lịch sử xuyên thấm cách nhìn thời gian. Lịch sử trở thành đối tượng cảm xúc, suy tư và chiêm nghiệm. Thời gian nghệ thuật do đó nồng đượm cảm xúc và mang nhiều tầng ý nghĩa. Thời gian như nhân chứng cho lịch sử con người và cộng đồng xã hội.

Thêm một lần tháng bảy bạn ơi Tim tôi cũng trở thành tháng bảy.

(Bài thơ tháng bảy) Ngày đêm bể gầm thét... Xuân 69 nhớ kỷ

126

(Mối thù Ba Làng An)

Người chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong kháng chiến được nhà thơ ghi dấu vào cái đêm cuối cùng:

Cái đêm anh gãy chân Là cái đêm sáng suốt... Đêm cuối cùng đời anh Là cái đêm đẹp nhất.

(Đêm cuối cùng Nguyễn Văn Lịch)

Như vậy, thời gian hiện thực trong thơ Tế Hanh còn là đối chứng để làm nảy sinh vấn đề, sự kiện. Thời gian ấy không chỉ gắn với quá khứ mà còn hướng tới tương lai. Khác với. Tế Hanh, Huy Cận vốn có cảm xúc suy tưởng, triết lý sâu sắc cho nên trong thơ ông hiện thực thường là cơ sở để bộc lộ thế giới của những liên tưởng sâu xa về cuộc đời. Thời gian hiện thực được nhà thơ nói đến nhiều nhưng ít gắn với những biến cố, sự kiện lịch sử và không được nhà thờ chú trọngkhắc họa cụ thể. Thời gian trong thơ Huy Cận gắn với những câu chuyện kể. Tế Hanh rất chú trọng khắc họa những: ngày hôm nay, bây giờ, hay, đêm

nay, ...cùng những ngày tháng cụ thể trong thơ với niềm cảm xúc chân tình, đằm thắm. Cái

hôm nay ấy là khoảng thời gian có ý nghĩa trong đời sống con người và xã hội: ghi dấu sự kiện xảy ra và khẳng định vấn đề. Thời gian đó có mặt trong nhiều bài thơ của Tế Hanh như: Qua những dòng sông hòa bình, Mẹ mãi còn, Chùm thơ dâng Bác, Từ giã, Hoa đừng

quên em, Như sáng xuân nay, Món quà xuân tết,...

Sáng hôm nay đầu xuân năm bảy

Em đến thăm anh phòng nhỏ có thêm trăng. (Như sáng xuân nay)

Đến ngày nay, từ một miền đau khổ

127

Ra miền Bắc sống trong lòng chế độ Đã trưởng thành

người bác sĩ, kỹ sư. (Món quà xuân Tết)

Trong thơ Tế Hanh, thời gian hiện thực là thời gian hành động. Thời gian thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc cá nhân. Chính thời gian này mà hiện thực cuộc sống đi vào thơ Tế Hanh cụ thể, gần gũi, sống động hơn và mang tính thời sự. Từ đó làm cho thơ Tế Hanh chân thực, cụ thể hơn. Thời gian gắn liền với quá khứ và tương lai: quá khứ và hiện tại đi cặp đôi nhau, nhiều khi cả quá khứ, hiện tại và tương lai cũng đồng hiện,

Những ngày qua núi rừng nhắc mãi Tôi thây đời trong biển chói ngày sau.

(Gửi miền Bắc)

Ta quyết xóa những ngày qua chia cắt

Sông Bến Hải ngày mai sẽ nối liền Nam Bắc

Trong khúc hát sum vầy (Đất này, Vĩnh Linh)

Xa em mùa thu trước Thu này bong gặp em... Gặp nhau trong giây lát Rồi công tác hai nơi

Ngày gặp lại sẽ bao nhiêu năm tháng

Bao nhiêu chiến công vang dội cả hai miền... Lần gặp sau ta lại kể nhau nghe.

128

Sự vận động của thời gian trong thơ Tế Hanh là sự vận động của lịch sử xã hội. Sự vận động đó được nhà thơ thể hiện thành cảm giác và bước đi của thời gian. Từ đó làm cho tứ thơ thêm sâu sắc, giàu sức liên tưởng.

Đón một mùa xuân mới tựa tình yêu Ôi mùa xuân đã vượt thác băng đèo Như trận gió thổi tràn qua đồng nội.

(Mùa xuân mới ở các thành thị miền Nam)

Ghi lấy không gian! ghi lấy thời gian Từ An Lão cuối sáu tư kết thúc

Đến Bình Giã đầu sáu lăm sáng rực Đất anh hùng ơi miền Nam, miền Nam!

(Chào An Lão)

Nhịp thời gian trong thơ Tế Hanh không phải lúc nào cũng đều nhau: có khi êm đềm đều đặn, có khi dồn dập tùy theo đặc điểm của thời gian khách quan và dòng cảm xúc của nhà thơ. Thời gian vận động thể hiện hiện rõ trong sự chuyển hóa của quá khứ hiện tại và tương lai. Tương lai như được nắm rõ, được khẳng định:

Thời gian ơi, ta nắm chắc tương lai Bọn xâm lăng bây chẳng có ngày mai.

(Mùa xuân mới ở các thành thị miền Nam)

Giấc chiêm bao đêm trước Soi sáng cả ngày sau.

(Chiêm bao)

129

Nơi ta ở mai đây tràn ánh điện Máy phát thanh báo thời tiết kịp thời Ta biết trước bão dông trên mặt biển Vững con thuyền ta lướt sóng ra khơi.

(Chung bến chung lòng)

Cũng như Huy Cận, thời gian ở Tế Hanh gắn với niềm tin, mơ ước: tin vào Đảng, Bác Hồ, vào chế độ và nhiệt tình yêu nước, yêu cuộc sống. Thời gian vận động chủ yếu theo chiều hướng tương lai, chiều hướng càng ngày càng tốt đẹp hơn. Huy Cận đặt niềm tin chiến thắng vào nỗi lòng của Mẹ sinh con:

Mẹ sẽ đón hai cha con chiến sĩ

Thắng trận trở về xây lại đất cha ông.

Tóm lại, thời gian hiện thực là một dạng thời gian khá phổ biến trong thơ Tế Hanh. Khắc họa được những khoảng thời gian này giúp nhà thơ thể hiện vấn đề cụ thể hơn. Có thể nói, chính thời gian hiện thực này giúp thơ Tế Hanh mang đậm tính thời sự, gắn liền với lịch sử xã hội.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)