Thơ lục bát với những cách tân hiện đại:

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 84)

5. Cấu trúc luận văn:

1.4.3. Thơ lục bát với những cách tân hiện đại:

Lục bát là thể thơ truyền thống. Trong thời kỳ hiện đại, lục bát vẫn duy trì được sức sống của mình. Ở Tế Hanh, lục bát tồn tại dưới hai dạng cơ bản:

Lục bát nguyên thể là bài thơ mà trong đó các đòng thơ dắt nối nhau từ đầu đến cuối

tạo thành bài lục bát trọn vẹn. Bên cạnh những bài lục bát tuân thủ theo cách hiệp vần, phối thanh truyền thống còn có những bài lục bát có những cách tân theo lối hiện đại.

Các dòng lục bát dùng phối hợp và xen kẽ với các thể thơ khác như thể 5 chữ, thể 7 chữ, thể tự do,...để làm thành bài thơ. Đó là lục bát phối xen. Cũng như Huy Cận ở Tế Hanh lục bát phối xen này thường ít gặp hơn. Nếu Huy Cận là Trò chuyện với Kim Tự Tháp, ...thì ở Tế Hanh là Người đàn bà Ninh Thuận, Liên Xô anh cả chúng ta mở đường, Hai lời rủa và một khúc ca,...

Mặc đù đạt được sự hoàn chỉnh của cách luật nhưng lục bát ở Tế Hanh vẫn không gây ra sự gò bó cứng nhất, nhàm chán. Trái lại, lục bát ẩn chứa nhiều khả năng khơi gợi những cách xử lý mềm mỏng, uyển chuyển. Các bài thơ lục bát ở Tế Hanh thường ngắn gọn mềm

85

mại chứa đựng những tình cảm đằm thắm thiết tha. Trong bài thơ Nông trường cà phê,

những câu lục bát mềm mại cùng sức liên tưởng tuyệt vời đã tạo nên hình ảnh đẹp, gợi cảm. Hay bằng những dòng lục bát uyển chuyển giàu tình cảm nhà thơ đã gởi vào Mùa thu

ở nông trường niềm xúc cảm chân thành trước hiện thực cuộc sống mới:

Tôi đi để mặc cỏ may

Hai bên bờ biếc gim dày quần tôi Dừng chân dưới một quả đồi Gỡ từng sợi cỏ, tôi ngồi nhìn thu.

Lục bát ở Tế Hanh cũng có những biến đổi mang tính thi pháp, diễn ra trên các dòng thơ nhằm đưa lại một hiệu quả nghệ thuật nhất định. Đó là hiện tượng vắt dòng, chấm câu giữa dòng, tách dòng,

Vắt dòng là hiện tượng dòng lục và dòng bát không còn là hai vế tách bạch của câu hiểu theo nghĩa là đơn vị cú pháp hoàn chỉnh mà giữa các dòng có mối quan hệ cú pháp với nhau; dòng lục chứa hơn một đơn vị cú pháp thường thì 3 hay 4 tiếng đầu của dòng lục là một đơn vị cú pháp hoàn chỉnh còn 2 hay 3 tiếng cuối đứng độc lập, thuộc về đơn vị cú pháp của dòng bát. Vắt dòng ở thể lục bát hướng tới một mỹ cảm cửa sự phá bỏ đối xứng đều đặn, cố làm cho dòng thơ diễn ra tự nhiên theo lối nói thường. Từ ngữ và câu văn xuất hiện theo trật tự tuyến tính vốn có của câu văn xuôi. Dòng thơ lục bát bắt đầu gần gũi với câu thơ tự do như trong các bài: Bàica trở về, Ba-tơ giải phóng, Những đoạn thơ tình,...

Nghìn năm sau chỗ hai ta

Gặp nhau đời lại nở hoa tưng bừng. (Những đoạn thơ tình) Ba-tơ giải phóng - Vui nay

Nhân lên cùng với những ngày vui xưa (Ba- tơ giải phóng)

86

Chấm câu giữa dòng cũng là một hiện tượng khá phổ biến trong thơ Tế Hanh. Trong một dòng thơ chứa hai đơn vị cú pháp ngữ nghĩa gần như độc lập với nhau. Đây là hiện tượng mới trong các dòng thơ lục bát góp phần hiện đại hóa thể thơ.

Nắng lên. Trời đã đẹp rồi

Áo xuân con mặc chói ngời màu hoa

(Vườn xuân)

Ta về. Giữa khoảng trời đêm

Vành trăng như thể mắt em soi đường. (Mùa thu tiễn em)

Nhiều khi ở Tế Hanh chỉ một câu lục bát lại chứa đến hai ba đơn vị cú pháp. Đó là những câu đặc biệt góp phần hiện đại hóa thể lục bát như trong các bài; Đã nghe giọng hát, Trước mộ LêNin, Hai lời rủa và một khúc ca, ...

Bỗng dưng cơn nước cuộn dòng Pháp đi. Mỹ đến. Bão dông bốn bề.

(Hai lời rủa và một khúc ca) Đây không gian. Đây thời gian Đây là dòng máu nhịp nhàng về tìm

(Trước mộ Lênin)

Thể lục bát ở Tế Hanh cũng có hiện tượng tách dòng. Dòng thơ được tách ra thành bậc thang có tác dụng gợi cách đọc sao cho thích hợp và tạo hứng thú thẩm mỹ trong hình thức thơ ca .

Hai đầu Nam Bắc cùng ghi: Trên bao đổ nát có gì mênh mông

87

Mang theo bóng tối cuối cùng

Giặc rút đi -

Sáng khắp vùng quê ta. (29-3-1973)

Từ những cách tân dòng thơ lục bát hiện đại như vậy nẩy sinh ra cách xử lý mối quan hệ giữa cấu trúc âmđiệu của dòng thơvới cấu trúc cú pháp nghĩacủa câu thơ. Đây là những biến đổi quan trọng diễn ra trên dòng thơ mà Tế Hanh đã có công thể hiện trong nền thơ lục bát hiện đại.

Phối điệu là một yếu tố khá quan trọng trong cơ cấu âm luật của thể thơ lục bát. Ở Tế Hanh, các bài lục bắt không phối hợp hoàn toàn theo hình mẫu cổ điển. Trừ một vài lục bát bốn dòng nhừ: Lá bàng non, Trên thế giới,... còn lại các bài lục bát ở Tế Hanh đã chứng tỏ nhà thơ cũng tỏ ra triệt để sử dụng quyền tự do lựa chọn của mình đối với những tiếng nằm ở vị trí lẻ, và cố gắng đặt vào đó những tiếng bằng hay trắc sao cho phù hợp với hình ảnh và cấu trúc của câu thơ. Đặc biệt, người đọc bắt gặp một số trường hợp "vi phạm" luật bằng trắc (so với hình mẫu cổ điển) phổ biến là:

Thanh bằng (B) ở tiếng thứ hai đổi thành thanh trắc (T). Trong thơ Tế Hanh có 3 trường hợp này.

-Người trước ngã có người sau. (BTTTBB)

(Bài ca trở về)

Có khi tiếng thứ hai đổi từ thanh bằng thành trắc và tiếng thứ tư đổi từ trắc thành bằng:

-Đồng Hới gọi Qui Nhơn thưa (BTTBBB)

(Bài ca trở về)

-Tôi đến thăm tim Sô Panh (BTBBBB)

88

Hay thanh trắc ở tiếng thứ tư đổi thành bằng. Trường hợp này cũng phổ biến trong thơ Tế Hanh: khảo sát các bài lục bát ở Tế Hanh có tới 7 trường hợp. Đây là những thay đổi cũng có ở Huy Cận nhưng trong Tuyển tập Huy Cận 1 trường hợp này có 4 lần.

- Chị lên bốn, em lên ba (TBTBBB)

(Cha ngồi ở giữa)

-Bây giờ có hai ngôi sao (BBTBBB)

(Song song bay với hai tàu phương Đông)

Ở Tế Hanh có những trường hợp dòng thơ lục bát không trùng khít với "kích thước" thông thường. Dòng bát dãn ra thành 9 tiếng. Ở đây nhà thơ đã tiếp cận với cách xử lý của dân gian. Nhờ đó làm câu thơ rõ nghĩa, mang dáng dấp khẩu ngữ, cái âm điệu tự nhiên toát ra từ không khí thân mật của những lời trò chuyện.

Thu qua rồi lại đến thu

Chiều xa nhau ấy gió sương mù rặng cây (chín tiếng) ( Cũng là có nhau)

Đây là những cách tân mới trong lục bát hiện đại mà Tế Hanh đã có công đóng góp. Cũng như Huy Cận thơ lục bát của Tế Hanh có những trường hợp ngắt nhịp lẻ. Ngắt nhịp lẻ ở Tế Hanh là do tiểu đối:

Miệng em cười / cánh hoa lay

(Mặt mùa xuân)

Hay do lối dùng hô ngữ:

Miền Nam ơi!/ mười một năm ...Các anh ơi/ tám năm xa

89

Như vậy, thể lục bát ở Tế Hanh vừa mang âm hưởng của lục bát cổ điển, vừa có dáng dấp của lục bát dân gian, lại vừa mang hơi thở và màu sắc của thơ hiện đại.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật thơ tế hanh thời kỳ chống mỹ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)